Qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện tại phân viện Dệt may tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định được khi thay đổi độ mảnh sợi ngang của vải đũi có kiểu dệt vân điểm sẽ ảnh hưởng nhiều đến các tính chất cơ lý của vải như sau:
- Khối lượng vải đũi tăng tỷ lệ thuận với mức độ tăng độ mảnh sợi ngang. - Độ bền kéo đứt vải đũi theo hướng dọc và hướng ngang đều tăng khi độ mảnh sợi ngang tăng, mức độ tăng độ bền kéo đứt vải đũi theo hướng ngang lớn hơn mức độ tăng độ bền kéo đứt vải đũi theo hướng dọc.
- Độ bền xé vải đũi theo hướng dọc tăng tỷ lệ thuận với mức độ tăng độ mảnh sợi ngang.
- Khi tăng độ mảnh sợi ngang thì độ co dọc của vải đũi sau giặt tăng. Độ co ngang của vải đũi sau giặt cũng tăng khi độ mảnh sợi ngang tăng, nếu tiếp tục tăng độ mảnh sợi ngang thì độ co ngang sau giặt của vải đũi lại có xu hướng giảm
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học nhằm lựa chọn độ mảnh sợi ngang phù hợp để sản xuất vải đũi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
Trần Thị Tuyết Hương Khóa 2014B
-70-
KẾT LUẬN
Sau quá trình nghiên cứu đề tài, tìm hiểu mẫu vải đũi của công ty TNHH Xe tơ dệt lụa Hà Bảo và thử nghiệm mẫu tại phân viện Dệt may thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đưa ra một số nhận xét sau:
Độ mảnh sợi ngang của vải đũi ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải đũi như sau:
- Khối lượng vải tăng khi độ mảnh sợi ngang tăng, vải đũi sẽ dầy và nặng hơn, vì vậy lựa chọn độ mảnh sợi đũi phù hợp để dệt vải đũi theo yêu cầu của từng loại sản phẩm may áo quần thời trang, chăn ga rèm cửa hay các sản phẩm thông dụng khác.
- Độ bền kéo đứt của vải đũi theo hướng dọc và độ bền kéo đứt theo hướng ngang đều tăng khi độ mảnh sợi ngang tăng, mức độ tăng độ bền kéo đứt theo hướng ngang lớn hơn mức độ tăng độ bền kéo đứt vải đũi theo hướng dọc. Từ đó khi lựa chọn vải đũi cho mục đích sử dụng may rèm cửa, đăng ten, chăn ga nên lựa chọn độ mảnh sợi ngang lớn hơn, còn khi sử dụng trong may mặc quần áo thời trang, khăn nên lựa chọn độ mảnh nhỏ hơn.
- Khi độ mảnh sợi ngang tăng, độ bền xé của vải đũi theo hướng dọc tăng do xé vải theo hướng dọc thì sợi ngang đứt, vì sợi ngang thô hơn nên vải đũi có độ bền lớn hơn. Độ mảnh sợi ngang ít ảnh hưởng đến độ bền xé của vải đũi theo hướng ngang nhưng ảnh hưởng nhiều đến độ bền xé của vải đũi theo hướng dọc.
- Độ mảnh sợi ngang tăng thì độ giãn đứt của vải đũi theo hướng dọc tăng, độ giãn ngang của vải tăng ít. Đây là điểm cần lưu ý khi sử dụng vải đũi cho may mặc thời trang cần tăng độ cử động cho sản phẩm.
- Độ mảnh sợi ngang của vải đũi tăng thì độ co dọc của vải sau giặt tăng. Độ co ngang của vải sau giặt có xu hướng tăng đến một giá trị nào đó, nếu tiếp tục tăng độ mảnh sợi ngang đến thì độ co do giặt của vải giảm. Vì thế đây cũng là điểm cần được lưu ý khi lựa chọn độ mảnh sợi để dệt vải đũi tùy theo từng mục đích sử dụng.
- Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học từ đó có thể lựa chọn độ mảnh sợi ngang phù hợp để sản xuất vải đũi đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của các lại sản phẩm thông dụng.
Trần Thị Tuyết Hương Khóa 2014B
-71-
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1. Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của vải đũi trước và sau khi chuội nhuộm. 2. Nghiên cứu sự thay đổi tính chất cơ lý của vải đũi khi thay đổi kiểu dệt.
Trần Thị Tuyết Hương Khóa 2014B
-72-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Nguyễn Văn Lân (2004), Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM.
[2] Nguyễn Văn Lân (2003), Xử lý thống kê số liệu thực nghiệm và những ví dụ ứng dụng trong ngành dệt may, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP HCM.
[3] Nguyễn Văn Lân (2003), Cấu tạo và thiết kế vải, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ
thuật Quốc gia bộ công nghiệp hàng dân dụng Liên Xô, Bản dịch tiếng Nga. [4] Nguyễn Văn Lân (2005), Thiết kế công nghệ dệt thoi, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP HCM
[5] Nguyễn Trung Thu (1990), Vật liệu dệt, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
[6] Lê Hồng Tâm (2011), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu - Nghiên cứu thiết
kế công nghệ dệt nhuộm hoàn tất vải hai thành phần tơ tằm (sợi dọc Filament) và cotton (sợi ngang) dùng trong may mặc, Phân viện dệt may tại TP. HCM.
[7] Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Hữu Khoa (1966), Kỹ thuật ươm tơ, Nhà xuất bản
Lao Động.
[8] Wikipedia bách khoa toàn thư mở.
[9] Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS –
EXCEL, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội
Tiếng Anh
[10] K. Murugesh Babu(2013), Silk processing, properties and applications.
Woodhead Publishing limited.
[11] Selected By K.X (2003), Literature of silk processing. HCM City
[12] Arindam Basu, Textile Institude (2015), Advances in Silk Science and
Technology.
[13] ISO 7211-6-84, Textiles – Woven fabrics – Construction – Methods of
analysis – Part 6: Determination of the mass of warp and weft per unit area of faric.
Trần Thị Tuyết Hương Khóa 2014B
-73-
[14] ISO 7211-2-84, Textiles – Woven fabrics – Construction – Methods of analysis
– Part 2: Determination of number of threads per unit length.
[15] ISO 13934-1-2013, Textiles – Tensile properties of fabrics – Part 1:
Determination of maximum force and elongation at maximum force using the strip method.
[16] ISO 13937-1-00, Textiles – Tear properties of fabrics – Part 1:
Determination of tear force using ballistic pendulum method (Elmendorf).
[17] ISO 6330-12, Textiles – Domestic washing and drying procedures for textile testing
[18] Helena Gabrijeleie, Emil Cernosa, Krste Dimitrovski (2008), Influence of
Weave and Weft
[19] Japan International Cooperation Agency Tokyo (1981), Silk Reeling Techinics