2.3.3.1 Tiêu chuẩn xác định
- Độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải được xác định theo tiêu chuẩn ISO 13934-1-13, Strip method [15].
- Thử nghiệm này xác định lực lớn nhất mà mẫu vải chịu được khi bị kéo đứt (độ bền kéo đứt) và phần chiều dài của mẫu vải tăng lên thêm tại thời điểm đứt (độ giãn đứt).
2.3.3.2 Chuẩn bị mẫu thử nghiệm Thiết bị và dụng cụ thử nghiệm.
- Kéo cắt mẫu.
- Thước đo mẫu khắc vạch đến 1mm.
- Thử nghiệm được thực hiện trên máy thử độ bền đứt và giãn đứt Titan 4 Universal Strength Tester.
Đặc tính và thông số kỹ thuật của máy Titan 4 Universal Strength Tester
-Ký hiệu máy: 105
-Xuất xứ: James Heal (Anh)
-Nguồn điện: 220 – 240 VAC
-Tốc độ máy: 1000 mm / phút
Trần Thị Tuyết Hương Khóa 2014B
-48-
Hình 2.4. Máy đo độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải.
Chuẩn bị mẫu thử
- Cắt 5 mẫu theo chiều dọc, 5 mẫu theo chiều ngang cách biên ít nhất 150mm, và không được trùng canh sợi vải.
- Mẫu trước khi được xác định độ bền kéo đứt và giãn đứt phải được thuần hóa trong môi trường tiêu chuẩn theo ISO 139-2005, thuần hóa mẫu ít nhất 24h trước khi làm thử nghiệm.
- Kích thước của mẫu thử nghiệm theo tiêu chuẩn này thường có chiều rộng là 50 0,5mm, chiều dài mẫu sau khi kẹp cố định vào máy thử là 200mm đối với vải thông thường, đối với vải có độ giãn tương đối > 75% thì chiều dài mẫu là 100mm. Mẫu thử nghiệm được cắt từ vải mẫu nguyên khổ theo hình 2.4.
15cm B iên vả i, chi ều dà i vải m ẫu Chiều rộng khổ vải 15cm
Trần Thị Tuyết Hương Khóa 2014B
-49-
2.3.3.3 Thực hiện thử nghiệm:
Bước 1: Khởi động máy sẵn sàng hoạt động, đặt tốc độ kéo của máy thử đạt
100mm/ phút. Đưa thang đo lực và độ giãn về vị trí ban đầu “0.0”.
Bước 2: Điều chỉnh khoảng cách giữa hai thanh kẹp mẫu của máy thử bằng
200mm 1mm.
Bước 3: Kẹp hai đầu mẫu thử vào hai miệng kẹp phía trên và phía dưới, mẫu
thử phải đảm bảo thẳng, phẳng, đủ độ dài và nằm chính giữa miệng kẹp. Định vị mẫu thử đảm bảo chắc chắn trên miệng kẹp
Có thể dùng miếng đệm trùng với mép vải nếu khi kẹp băng vải thử bị trượt. Khi làm thử nghiệm bền kéo đứt, nếu vị trí đứt của băng vải mẫu cách mép 5mm thì kết quả đó bị loại bỏ và và mẫu thử sẽ được chuẩn bị lại và thực hiện lại các bước thử nghiệm từ đầu. Mẫu thử lại cũng phải đạt tiêu chuẩn và cắt ra từ vải chính như mẫu thử ban đầu.
Bước 4: Ghi nhận lại kết quả thử nghiệm trên máy tính.
Thử nghiệm được tiến hành trong điều kiện khí hậu quy định: R= 65 4%, T= 20 2 C.
2.3.3.4 Kết quả thử nghiệm:
- Các kết quả thử nghiệm về độ bền đứt Pd và độ giãn đứt tuyệt đối của
mẫu được ghi lại trên máy tính. Từ đó độ giãn tương đối đ được xác định theo công
thức sau:
100(%) (2.2)
= - (mm) (2.3)
Trong đó:
đ- Độ giãn đứt tương đối của mẫu thử (%).
L0- Chiều dài mẫu ban đầu (mm).
Trần Thị Tuyết Hương Khóa 2014B
-50-
- Kết quả xác định độ bền kéo đứt và độ giãn của mẫu vải là số trung bình cộng các kết quả sau khi làm thử nghiệm tại các vị trí mẫu khác nhau trên mẫu vải ban đầu. Số liệu lấy chính xác đến 0,1N. Kết quả cuối cùng được làm tròn đến 1N.