M c ph t tin v cách th np tin ph t ềạ
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HÌNH
PHẠT TIỀN TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH PHÚ THỌ.
Qua việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật hình sự Việt Nam, đặc biệt trong BLHS 1999. Đồng thời trên cơ sở phân tích tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền trong BLHS năm 1999 trên phạm vi
cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sau hơn 6 năm áp dụng. Em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
Một là: Hoàn thiện các quy định về hình phạt tiền trong pháp luật thực định.
Để khắc phục tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau về hình phạt tiền nên bổ sung vào khoản 1 Điều 30 BLHS 1999 khái niệm pháp lí về hình phạt tiền “Phạt tiền là hình phạt buộc người bị kết án phải nộp một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước theo quy định của bộ luật này”.
Mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với các tội nghiêm trọng thay thế chế tài tù có thời hạn song vẫn đảm bảo mục đích của hình phạt. Sửa đổi quy định tại khoản1 Điều 30 để tạo sự thống nhất giữa phần chung và phần riêng của Bộ luật hình sự.
Xây dựng một số cấu thành tội phạm trong đó hình phạt tiền (có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc bổ sung) là chế tài bắt buộc nhằm mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt tiền.
Điều chỉnh lại mức tiền phạt trong một số điều luật phần các tội phạm cụ thể sao cho việc quy định hình phạt phải thể hiện được sự cá thể hoá hình phạt giữa các tội có tính chất nguy hiểm cho xã hội khác nhau, giữa hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính với hình phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung
Thu hẹp khoảng cách giữa mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật hoặc phân hoá chúng trong các khung hình phạt khác nhau như đối với hình phạt tù có thời hạn, tạo điều kiện cho việc quyết định một hình phạt nghiêm khắc, công bằng.
Quy định số lần tối đa (thời hạn cuối cùng) cho việc thi hành các bản án tránh tình trạng dây dưa kéo dài cố tình không thi hành án.
Hoàn thiện pháp luật hình sự cũng như pháp luật có liên quan (pháp luật tố tụng, pháp luật thi hành án…) về hình phạt tiền. Xây dựng những quy định xác minh tài sản của người phạm tội, quy định chế tài cụ thể áp dụng đối với người bị kết án khi cố tình không thi hành án. Xem xét khả năng chuyển
đổi từ hình phạt tiền sang hình phạt tù có thời hạn nhằm đảm bảo khả năng thi hành án, nâng cao hiệu quả áp dụng của hình phạt.
Hai là: Giữa các cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật cần có những văn bản hướng dẫn thi hành cụ thể về hình phạt tiền, đồng thời trong công tác tổng kết đánh giá thực tiễn hình phạt cần quan tâm chú ý hơn nữa đến việc đánh giá tổng kết việc áp dụng hình phạt tiền nhằm giảm thiểu những thiếu sót, sai lầm trong thực tiễn áp dụng.
Ba là: Các cơ quan tiến hành tố tụng như Tòa án, Viện kiểm sát…, những người tiến hành tố tụng trên điạ bàn cần có những nhận thức đúng đắn những quy định của pháp luật về hình phạt tiền trong BLHS năm 1999 và các văn bản pháp luật hình sự khác về nội dung, phạm vi, điều kiện, mức phạt … Từ đó tạo cơ sở cho việc áp dụng chính xác các quy định đó trong thực tiễn đảm bảo thực hiện đúng chính sách hình sự của nhà nước ta.
Bốn là: Cần nâng cao hiểu biết pháp luật thông qua việc tích cực tìm hiểu qua sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng … Mỗi cá nhân hãy góp tiếng nói, những thắc mắc của mình tới các cơ quan có thẩm quyền hay qua các cách thức khác tuyên truyền phổ biến rộng rãi về pháp luật nói chung, các quy định về hình phạt tiền nói riêng góp phần đưa pháp luật vào thực tiễn áp dụng, phát huy vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Nghiên cứu thực tiễn áp dụng hình phạt tiền cho thấy đây là loại hình phạt được áp dụng rất ít, gần như không đáng kể, điều đó đã làm giảm đi vai trò cũng như hiệu quả của hình phạt tiền. Trong khi đó Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định hình phạt tiền một cách đầy đủ hơn hoàn thiện hơn so với những quy định về hình phạt này trong BLHS năm 1985. Điều đó đã thể hiện đường lối đổi mới trong việc xây dựng và áp dụng hình phạt tiền ở nước ta trước tình hình mới. Các cơ quan bảo vệ pháp luật, cần có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về hình phạt này, để việc quyết định và áp dụng hình phạt tiền được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và chính xác, nhằm trả lại cho hình phạt tiền vị trí và vai trò đích thực của mình.
KẾT LUẬN
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam nghiên cứu về hình phạt nói chung, nghiên cứu về hình phạt tiền trong hệ thống hình phạt nói riêng luôn có ý nghĩa to lớn về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
Trong khoá luận tốt nghiệp của mình tôi đã cố gắng làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về hình phạt tiền trong BLHS năm 1999. Đồng thời cũng chỉ ra những thiếu sót hạn chế của BLHS hiện hành thông qua việc nghiên cứu những quy định của luật thực định, thông qua đánh giá thực tiễn áp dụng hình phạt này trên thực tế. Tuy địa bàn khảo sát chỉ trong một lãnh thổ hành chính nhất định - tỉnh Phú Thọ. Song những bất cập trong những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền nói riêng trong pháp luật nói chung đều bộc lộ trong thực tiễn áp dụng hình phạt này của các TAND trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nguyên nhân có từ rất do nhiều khía cạnh khác nhau, do khách quan, do ý thức chủ quan, do luật định… Song ở góc độ nghiên cứu lí luận luật thực định chúng tôi chủ yếu đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện luật thực định trong xu hướng sửa đổi BLHS 1999 tới đây nhằm tạo cơ sở pháp lí cho việc áp dụng hình phạt tiền trong thực tế có hiệu quả hơn. Khoá luận cũng mong muốn giảm thiểu những nhận thức sai lầm dưới góc độ chủ quan của nhân dân, thậm chí của những người có thẩm quyền trong việc áp dụng pháp luật để pháp luật được hiểu, thực thi nghiêm chỉnh đúng đắn trong thực tế tạo niềm tin cho nhân dân, ổn định xã hội phù hợp với xu hướng đấu tranh phòng chống tội phạm trong bối cảnh toàn cầu hoá của thế giới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2002 - Phòng Tổng hợp TANDTC 2. Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2003 - Phòng Tổng hợp TANDTC 3. Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2004 - Phòng Tổng hợp TANDTC 4. Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2005 - Phòng Tổng hợp TANDTC 5. Báo cáo thống kê của TANDTC năm 2006 - Phòng Tổng hợp TANDTC 6. Bộ luật Hình sự năm 1985 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 1997
7. Bộ luật Hình sự năm 1999 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 2000 8. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 - Nxb Tư pháp - Năm 2004
9. Chính sách hình sự và hình phạt - GS.TS Đào TRí Úc - Nxb Chính trị quốc gia -Năm 1995
10. Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung - Đại học Tổng hợp Hà Nội - Năm 1995.
11. Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung - Đại học quốc Gia Hà Nội - Năm 2001
12. Giáo trình luật Hình sự Việt Nam - Phần Chung - Đại học Luật Hà Nội - Năm 2006
13. Hình phạt tiền - Những vấn đề lí luận và thực tiễn - PTS Nguyễn Đức Tuấn - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học pháp lí Bộ Tư pháp - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 1995
14. Hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam - Uông Chu Lưu, Nguyễn Đức Tuấn Nxb Chính trị quốc gia - Năm1995
15. Hình phạt tiền, điều kiện và thực tiễn áp dụng thi hành hình phạt tiền là hình phạt chính trong luật Hình sự Việt Nam - Nguyễn Sơn Tạp chí TAND Số 11/1998
16. Hình phạt tiền trong BLHS năm 1999 - TS Trương Quang Vinh Tạp chí Luật học số 4/2002
17. Khái niệm hình phạt và hệ thống hình phạt - Võ Khánh Vinh - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 1994
18. Một số căn cứ lí luận và thực tiễn nâng cao hiệu quả hình phạt trong luật Hình Sự Việt Nam - Uông Chu Lưu - NXB Chính trị quốc gia - Năm 1995. 19. Một số vấn đề mới về hình phạt tiền quy định tại khoản 1- Điều 30 -
20. Những vấn đề cơ bản của pháp luật Hình sự thời nhà Lê trong Quốc triều hình luật - Lê Thị Sơn - Nxb Chính trị quốc Gia - Năm 2005
21. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2001 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 2004
22. Pháp lệnh Thi hành án dân sự - Năm 2004 - Nxb Chính trị quốc gia - Năm 2006
23. Sự mâu thuẫn giữa hình phạt tiền quy định tại khoản 1 – Điều 30 với một số tội phạm cụ thể và những bất cập của hình phạt này -Dương Tuyết Miên - Tạp chí TAND Số 15/2006
24. Từ điển pháp luật Hình Sự - Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn - Nxb Tư pháp – Năm 2006
25. Trách nhiệm Hình sự và hình phạt - Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Sơn - Nxb Công An Nhân Dân - Năm 2001