THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Một phần của tài liệu Khóa luận hình phạt tiền trong bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng hình phạt này trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 43 - 50)

M c ph t tin v cách th np tin ph t ềạ

3.1THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CỦA HÌNH PHẠT NÀY

3.1 THỰC TIỄN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHPHÚ THỌ PHÚ THỌ

Trong những năm vừa qua, số bị cáo bị Toà án áp dụng hình phạt tiền trong cả nước chiếm tỉ lệ không lớn. Theo báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Toà án nhân dân tối cao cho thấy số bị cáo bị áp dụng hình phạt này tuy có tăng song chỉ ở mức dưới 10%. Cụ thể tỉ lệ số bị cáo bị xử phạt tiền so với số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm trong 5 năm từ năm 2002 đến năm 2006 trong phạm vi toàn quốc như sau:

Năm 2002: 4,3%; năm 2003: 2,78%; năm 2004: 2,77%; năm 2005: 6,2%; năm 2006: 8,74%.

Thực trạng áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước. Đánh giá thực trạng áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ của các TAND trong tỉnh là một công việc cần thiết giúp chúng ta có thể thấy được hiệu quả của việc áp dụng hình phạt này trong thực tế ở địa phương, đồng thời thấy được nguyên nhân của những tồn tại đó và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tiền trong BLHS năm 1999.

Tỉnh Phú Thọ - một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ của nước ta. Diện tích tự nhiên là 3519,6 km2. Dân số 1.314.500 người, mật độ dân số là 373 người/km2, thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp, diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ lớn, trình độ dân trí chưa cao. Tỉnh Phú Thọ gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 10 đơn vị cấp huyện.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong 5 năm gần đây (2002 - 2006).

Nhìn chung việc quyết định hình phạt của các Tòa án trên địa bàn tỉnh là có căn cứ, phù hợp với các quy định, nguyên tắc của luật hình sự. Song việc áp dụng hình phạt nói chung, việc áp dụng hình phạt tiền nói riêng vẫn còn những thiếu sót, hạn chế cần phải khắc phục để nâng cao hiệu quả áp dụng hình phạt tiền trong thực tế.

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, hình phạt tiền được nghiên cứu với hai vai trò là hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính và hình phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt bổ sung. Chính vì vậy việc khảo sát thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng được chúng tôi tiến hành dưới hai nội dung đó.

Từ báo cáo thống kê của phòng tổng hợp Tòa án nhân dân tỉnh Phú Thọ trong 5 năm gần đây (2002 - 2006) ta có thể biểu thị việc áp dụng hình phạt tiền của các TAND trên điạ bàn tỉnh Phú Thọ trong thực tiễn xét xử theo 3 bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3 Năm Tổng số vụ bị xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị xét xử sơ thẩm Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính Tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung 2002 704 1034 907 14 11 3 2003 704 1004 831 47 6 41 2004 775 1105 896 100 11 89 2005 862 1291 1066 156 17 139 2006 904 1519 1309 126 34 92

Nhìn vảo bảng số liệu trên cho thấy: Nếu năm 2002 tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm là 1034 bị cáo trong đó tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn là 907 bị cáo, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính là 11 bị cáo, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung là 3 bị cáo; thì đến năm 2003 và các năm tiếp theo các con số này thứ tự là 1004, 831, 6 và 41; năm 2004: 1105, 896, 11 và 89; năm 2005:

1291, 1066, 17 và 139; năm 2006: 1519, 1309, 34 và 92. Điều đó cho thấy số bị cáo áp dụng hình phạt tiền tuy có tăng song vẫn ở mức thấp thường là dưới 10% tổng số bị cáo bị đưa ra xét xử sơ thẩm (năm 2002: 1.35%; năm 2003: 4.68%; năm 2004: 9.05%; năm 2005: 12.08%; năm 2006: 8.29%), trong khi hình phạt tù có thời hạn lại được áp dụng ở tỉ lệ rất cao thường trên 80% (năm 2002: 87.71%; năm 2003: 80.97%; năm 2004: 81.08%; năm 2005: 82.57%; năm 2006: 86.17%). Và hình phạt tiền chủ yếu được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung, hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính chiếm một tỉ lệ thấp.

Bảng 4 Năm Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính Các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng

Các tội xâm phạm trật tự quản lí hành chính Các tội khác do BLHS năm 1999 quy định Đ158 Đ175 Đ202 Đ248 Đ249 Đ250 Đ267 Đ138* Đ142 2002 1 10 2003 1 2 3 2004 1 1 5 2 1 1 2005 1 1 4 10 1 2006 2 1 1 1 25 4 Tổng 4 52 4 2

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy hình phạt tiền được áp dụng là với tư cách là hình phạt chính nhìn chung áp dụng đúng các nhóm tội quy định tại khoản 1 Điều 30 BLHS năm 1999. Cá biệt có một bị cáo áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính với tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) trong năm 2004. Trong khi đó Điều 138 BLHS năm 1999 chỉ cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung mà không quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính. Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính chủ yếu với nhóm tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đặc biệt là Tội đánh bạc (Điều 248), Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249). Ngoài ra cũng được áp dụng với các tội thuộc nhóm tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, xâm phạm trật tự quản lí hành chính…xong còn ít. Số tội áp dụng hình phạt

tiền là hình phạt chính trong một năm là không nhiều và chỉ tập trung ở một số tội (khoảng từ 5 đến 6 tội), trong khi đó số tội có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính trong BLHS là 68 tội.

Bảng 5

Năm

Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung Các tội tham

nhũng Các tội về matúy Các tội khác do Bộ luật hình sự năm 1999quy định

Đ278 Đ194 Đ201 Đ138 Đ180 Đ248 Đ249 Đ254 Đ255 2002 2 1 2003 6 2 21 12 2004 50 1 30 7 1 2005 64 2 7 52 13 1 2006 8 40 41 2 1 Tổng 8 163 193

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy: Hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung chủ yếu với các nhóm tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công cộng. Mặc dù tại khoản 2 Điều 30 BLHS năm 1999 có quy định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung với các tội tham nhũng nhưng thực tế lại rất ít áp dụng (chỉ có năm 2006 có 8 bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung với tội tham ô tài sản thuộc nhóm tội tham nhũng)

*** Qua phân tích số liệu trong 5 năm gần đây (2002 - 2006) về thực tiễn áp dụng hình phạt tiền trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

* Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền tuy có tăng qua các năm xong vẫn ở tỉ lệ thấp so với số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn. Điều đó phản ánh một thực trạng chung đó là sự áp dụng tràn lan hình phạt tù có thời hạn, trong khi hình phạt tiền lại chưa được áp dụng đúng với pham vi và vai trò của nó theo tinh thần của BLHS năm 1999.

* Hình phạt tiền chủ yếu được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung, còn với tư cách là hình phạt chính hình phạt tiền rất ít được áp dụng. Thậm

chí có trường hợp hình phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với tội danh mà điều luật chỉ cho phép áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung. Điều đó cho thấy có tòa án trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn chưa nắm rõ được phạm vi, điều kiện áp dụng của hình phạt tiền trong BLHS năm 1999.

* Theo số liệu thi hành án dân sự của tỉnh Phú Thọ cho thấy phần lớn các bản án phạt tiền trên thực tế không thi hành được đặc biệt với các tội về tham nhũng, đánh bạc.. do đối tượng không có tài sản để thi hành án, tổ chức thi hành án chưa tổ chức cưỡng chế được, cho thấy việc quyết định hình phạt chưa đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 30 nên các bản án chưa có tính khả thi.

Sở dĩ thực trạng áp dụng hình phạt tiền của TAND tỉnh Phú Thọ nói riêng, cả nước nói chung trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế như đã trình bày ở trên do một số nguyên nhân chính sau:

Một là: Do hình phạt tiền chủ yếu được quy định trong chế tài lựa chọn với các hình phạt chính khác như cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn…, nên loại hình phạt này ít được lựa chọn để áp dụng. Vai trò của hình phạt tiền thường bị xem nhẹ do trong nhận thức của đại đa số nhân dân, thậm chí cả những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật … vẫn còn cho rằng hình phạt tiền không thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, người có nhiều tiền nộp tiền xong là thoát tội … Tất nhiên những nhận thức sai lầm đó không phải là không có lí do. Đó là do việc áp dụng pháp luật bị sai phạm, do những quy định của pháp luật về hình phạt tiền còn chưa rõ ràng hợp lí … Chính vì vậy chúng ta phải nhìn nhận một cách khách quan công bằng để có những giải pháp hoàn thiện hoàn thiện bản chất của vấn đề.

Hai là: Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực, giữa các cơ quan xây dựng, áp dụng pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an… chưa có các văn bản triển khai, hướng dẫn áp dụng hình phạt tiền. Mặt khác hàng năm trong công tác tổng kết, báo cáo tổng kết đánh giá thực tiễn các hình phạt hình phạt tiền rất ít được quan tâm đánh giá. Chính vì vậy các cơ quan áp dụng pháp luật ở các địa phương nói chung và ở địa bàn tỉnh Phú Thọ nói (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

riêng còn có những nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, mục đích của hình phạt tiền thậm chí trên thực tế có những quy định trong luật hình sự hiện hành còn được hiểu một cách không chính xác đã kéo theo những sai phạm trong việc quyết định, áp dụng hình phạt.

Ba là: Công tác tuyên tryền phổ biến pháp luật tại tỉnh Phú Thọ còn chưa thực sự có hiệu quả . Pháp luật đến với người dân chủ yếu thông qua các chương trình tìm hiểu pháp luật trên các sách báo, phương tiện thông tin đại chúng… Nội dung của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa thực sự bám sát với những kiến thức pháp luật thông thường. Hiện tại, Phú Thọ đã có những hoạt động tuyên truyền pháp luật tại cơ sở nhưng chất lượng còn chưa cao. Đặc biệt sự giải thích từ phía các cơ quan áp dụng pháp luật, những người áp dụng pháp luật còn chưa có. Đôi khi thái độ hách dịch cửa quyền của các cán bộ bảo vệ pháp luật trong các cơ quan này đã tạo tâm lí ngại ngùng, lo sợ cho người dân khi muốn tìm hiểu những quy định của pháp luật.

Bốn là: nguyên nhân do pháp luật thực định.

Những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tiền vẫn còn những thiếu sót, hạn chế dẫn đến những bất cập trong quá trình áp dụng trong thực tiễn. Cụ thể là:

* BLHS 1999 chưa đưa ra được khái niệm pháp lí về hình phạt tiền nên vẫn tồn tại nhiều cách hiểu không thống nhất về hình phạt này.

* Giữa quy định về hình phạt tiền tại phần chung của BLHS năm 1999 (Điều 30 BLHS năm 1999 ) và quy định về hình phạt tiền trong phần các tội phạm có sự mâu thuẫn khi trong phần các tội phạm hình phạt tiền được quy định áp dụng cho cả các tội nghiêm trọng thậm chí rất nghiêm trọng còn phần chung thì lại chỉ quy định áp dụng hình phạt tiền với tội ít nghiêm trọng.

* Phạt tiền được áp dụng khi thì với tư cách là hình phạt chính khi thì với tư cách là hình phạt bổ sung. Ở cả hai tư cách này thì hình phạt tiền đều được quy định trong phần chế tài lựa chọn cùng với các hình phạt chính khác

như: tù có thời hạn, cảnh cáo… (khi áp dụng là hình phạt chính). Hoặc các hình phạt bổ sung khác như: tịch thu tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ quyền hạn …(khi được áp dụng là hình phạt bổ sung). Điều đó khiến cho phạm vi áp dụng của hình phạt tiền bị thu hẹp rất nhiều.

* Mức phạt tiền trong một số điều luật không thể hiện được sự phân hóa trách nhiệm hình sự, cá thể hóa hình phạt. Có những tội có tính nguy hiểm cao hơn thì mức phạt tiền quy định lại thấp hơn. Ví dụ: Tội buôn lậu quy định tại Điều 153 BLHS năm 1999 có tính nguy hiểm cao hơn tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 154 BLHS năm 1999 nhưng hình phạt quy định tại Điều 153 BLHS có mức tối thiểu 3 triệu đồng trong khi ở Điều 154 BLHS lại là 5 triệu đồng. Ngay cả khi hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính, thì phải quy định mức phạt cao hơn hình phạt tiền khi áp dụng là hình phạt bổ sung khi không áp dụng là hình phạt chính trong cùng một điều luật. Nhưng trong phần các tội phạm cụ thể của BLHS năm 1999 vẫn còn những quy định không đảm bảo nguyên tắc đó. Ví dụ Điều 267 BLHS năm 1999 hình phạt tiền áp dụng là hình phạt chính có mức từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hình phạt tiền áp dụng là hình phạt bổ sung cũng quy định mức tối thiểu và tối đa như vậy) [23 - tr9]

* BLHS 1999 quy định khoảng cách mức tối thiểu và mức tối đa trong một số điều luật còn quá rộng dễ dẫn đến việc áp dụng tùy tiện hình phạt này trên thực tế (Điều 249: khoảng cách 30 lần; Điều 193, Điều 194 : khoảng cách 100 lần).

* Cách thức thi hành hình phạt tiền cho phép nộp thành nhiều lần nhưng không quy định số lần tối đa khiến cho người kết án đôi khi trây ỳ cố tình không chịu thi hành án mặc dù có khả năng thi hành.

Hiệu quả thi hành hình phạt tiền trên thực tế rất thấp mặc dù hình phạt này được quy định trong rất nhiều điều luật của BLHS hiện hành. Một phần là do pháp luật tố tụng chưa có những quy định cụ thể về điều tra, xác minh tài sản riêng của người phạm tội khiến cho việc quyết định hình phạt đôi khi còn chưa phù hợp với tình hình tài sản của họ, bản án vì thế sẽ thiếu tính khả thi.

Đồng thời trong pháp luật hình sự, pháp luật thi hành án dân sự… cũng chưa quy định những biện pháp cưỡng chế thích đáng khi người bị kết án cố tình không thi hành án, hoặc nếu có quy định các biện pháp cưỡng chế nhưng lại thiếu tính khả thi vì những quy định đó rất chung chung, chưa có cơ chế thực thi rõ ràng, nghiêm khắc đủ sức để các đối tượng tự giác thực thi hình phạt. Các đối tượng bị áp dụng hình phạt tiền thường là các đối tượng ma túy, mại dâm, hay cờ bạc là những đối tượng không có tài sản… nên việc cưỡng chế gặp rất nhiều khó khăn. Tuy BLHS có quy định tại Điều 304 tội không chấp hành án nhưng đối tượng áp dụng tội này lại rất rộng, tội này cũng ít được áp dụng trên thực tế do cơ chế áp dụng còn nhiều vướng mắc.

Một phần của tài liệu Khóa luận hình phạt tiền trong bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng hình phạt này trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 43 - 50)