Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP KINH tế NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH và hạn CHẾ rủi RO TRONG KINH DOANH ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa phòng giao (Trang 62)

VI. TỰ PHÂN TÍCH VÀ ĐƯA Ý KIẾN CÁ NHÂN VỀ CÁC MẶT ĐÃ TÌM

3.2 Kiến nghị đối với chính quyền địa phương

Các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp tích cực với Ngân hàng trong công tác cho vay, kiểm tra, đôn đốc thu nợ.

Để hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất ngày càng được mở rộng và đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương từ tỉnh, thành phố đến quận huyện, thị xã. Các hộ sản xuất phần lớn là các hộ gia đình, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của họ có mối quan hệ chặt chẽ với địa phương. Chính quyền địa phương là cấp chính quyền vừa đưa ra quyết định lại vừa thực hiện quyết định, vừa phải theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vừa phải phù hợp với tình hình kinh tế địa phương. Do đó chính quyền địa phương hiểu rất rõ tình hình của các hộ sản xuất. Vậy để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất thì chính quyền địa phương phải nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của mình để có các biện pháp tích cực kết hợp với Ngân hàng để chủ động thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác đầu tư tín dụng cho Hộ sản xuất.

Các ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa phương cần phối hợp tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong việc phát mại tài sản thể chấp đối với các khoản vay không có khả năng hoàn trả. Hiện nay công tác phát mại tài sản thể chấp gặp rất nhiều khó khăn, thủ tục phát mại phức tạp, chi phí lớn, thời gian phát mại thường bị kéo dài do khách hàng khiếu nại. Do đó để công tác phát mại diễn ra nhanh chóng một mình NHNN sẽ không làm được mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ của các ngành có liên quan và các cấp chính quyền địa phương.

Các ngành pháp luật và chính quyền địa phương cần có biện pháp cụ thể để ngăn chặn và xóa bỏ các tổ chức và các cá nhân kinh doanh tiền tệ tín dụng trái phép dưới mọi hình thức. Các tổ chức tín dụng trái phép thường chỉ quan tâm đên lợi ích bản thân mà bỏ qua lợi ích của người vay vốn nên hiệu quả kinh tế xã hội trong công tác đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất thường không cao. Do đó để nâng cao hiệu quả công tác tín dụng đối với hộ sản xuất, các ngành các cấp có thẩm quyền cần xử lý nghiêm minh các hình thức huy động vốn và cho vay không được nhà nước cấp giấy phép kinh doanh để tránh thiệt hại cho người gửi tiền và đảm bảo quyền lợi cho người vay tiền.

3.3 Đối với NHNN&PTNT Tỉnh Thanh Hóa

Để nâng cao chất lượng tín dụng trước hết cần quan tâm tới con người vì yếu tố con ngươì là trung tâm của mọi vấn đề. Lãnh đạo Ngân hàng nên triển khai đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực thấp, đào tạo và giúp đỡ cán bộ tín dụng có kiến thức về cơ chế thị trường, những kiến về khoa học kỹ thuật liên quan đến hoạt động Ngân hàng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, có như vậy cán bộ tín dụng mới có đủ khả năng đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư đạt kết quả. Đặc biệt nâng cao trình độ vi tính và ngoại ngữ để hướng tới việc "giao dịch một cửa".

Phối hợp với ban ngành kinh tế trong tỉnh phổ biến và triển khai mạnh mẽ chủ trương cho vay của Chính phủ theo quyết định 67/ QĐ- CP về chính sách tín dụng đối với việc phát triển nông nghiệp nông thôn.

Tăng cường cơ sở vật chất: Máy tính, các phương tiện làm việc cho các chi nhánh, từng bước hiện đại hoá Ngân hàng, góp phần nâng cao vị thế Ngân hàng trên thị trường.

Phối hợp với ngành liên quan để xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật của từng loại cây con chủ yếu trên địa bàn, qua đó chỉ đạo các NHNN trực thuộc xây dựng định suất đầu tư phù hợp với thực tế trên địa bàn, chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng trực thuộc phối hợp với UBND phường (huyện), xã thực hiện việc lập "Hồ sơ kinh tế địa phương ", xây dựng đề án chiến lược kinh doanh theo sự chỉ đạo của NHNN & PTNT Việt Nam, để giúp cho cán bộ tín dụng xác định chính xác nhu cầu của hộ.

Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng cáo hoạt động của NH trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động khách hàng mở tài khoản tiền gửi tư nhân.

Đề nghị NHNN & PTNT Việt Nam nghiên cứu chế độ ưu đãi cho đội ngũ cán bộ tín dụng ở địa bàn nông thôn các chế độ về công tác phí thoả đáng, để khuyến khích cán bộ tín dụng bám sát địa bàn, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.

Đề nghị với chính phủ cho phép cho vay theo quyết định 67/ QĐ- CP đối với nhu cầu vay vốn phục vụ tiêu thụ hàng nông sản tại nông thôn, những hộ kinh doanh nhỏ ở thành thị để tạo điều kiện cho khách hàng được vay vốn thuận tiện.

Tóm lại, đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các loại hoạt động kinh doanh của NHNN. Để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất, cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ của các cấp, các cơ quan, ban ngành liên quan và sự nỗ lực của bản thân Ngân hàng thì mới đạt được hiệu quả

3.4 Kiến nghị đối với NHNN&PTNT Chi nhánh Tĩnh Gia- Phòng giao dịch Hải Ninh.

Để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất, NHNN & PTNT Chi nhánh Tĩnh Gia-Phòng giao dịch Hải Ninh cần phải tăng cường quảng bá trên

mọi phương tiện thông tin để thu hút tiền gửi dân cư và các tổ chức xã hội, nên phân loại khách hàng gửi tiền để động viên khuyến khích thêm về lợi ích vật chất đối với những khách hàng truyền thống gửi tiền với số lượng lớn và tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng với Ngân hàng.

Cần thay đổi và bố trí cán bộ trẻ có chyên môn, năng lực tiếp thị giỏi, nhanh nhạy trong việc sử dung công nghệ, giao tiếp tốt để thu hút khách hàng đến với Ngân hàng.

Mạnh dạn đầu tư vốn vào vùng trọng điểm có tính chiến lược lâu dài, những phương án dự án lớn có tính khả thi cao, mở rộng đầu tư cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời nâng tỷ trọng đàu tư vốn trung hạn cho hộ sản xuất để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của địa phương.

Cần phải kết hợp chặt chẽ hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh... để truyền tải vốn cho vay theo tổ nhóm tín chấp với món vay nhỏ giảm bớt khối lượng khách hàng, khối lượng tín dụng cho cán bộ tín dụng, giúp cán bộ tín dụng tập trung vào khâu quản lý tín dụng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tránh rủi ro ở mức thấp nhất.

Nên quan tâm hơn nữa đối với đội ngũ cán bộ tín dụng để họ yên tâm công tác làm việc có chất lượng, hiệu quả, đồng thời phải có biện pháp xử lý kịp thời đối với những cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, yếu nghiệp vụ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp làm mất uy tín của ngành.

Đề xuất với Ngân hàng cấp trên cần có chính sách tuyển dụng cán bộ trẻ để thay thế cho đội ngũ công nhân viên chức đã đủ năm công tác nhưng chưa đủ tuổi về hưu làm việc kém hiệu quả để trẻ hóa đội ngũ cán bộ phù hợp vơi yêu cầu đổi mới của ngành.

Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đổi, mới tư duy thực hiện văn hóa doanh nghiệp thay đổi nề lối làm việc... có như vậy mới nâng cao uy tín, vị thế của ngành trên địa bàn huyện đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng trước sự đổi mới không ngừng của nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra đã tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình. Trong quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, các NHTM đóng vai trò rất quan trọng với và họ thực sự đã góp phần lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước. Với phương châm “Đi vay để cho vay”, vốn tín dụng thực sự thúc đẩy được sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, đã và đang từng bước xoá đói giảm nghèo ở nông thôn và phát triển kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước.

Với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, đồng thời là một công cụ hữu hiệu của Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích phát triển kinh tế xã hội, các NHTM nói chung và NHNN & PTNT huyện Tĩnh Gia nói riêng đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tín dụng của mình hướng tới mở rộng quan hệ tín dụng với mọi thành phần kinh tế để khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Tĩnh Gia, đặc biệt là thành phần kinh tế hộ sản xuất có tiềm năng to lớn, thu hút nguồn vốn lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế, là nhân tố chủ yếu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

Qua quá trình học tập tại trường cộng với quá trình thực tập hơn 1 tháng tại NHNN & PTNT huyện Tĩnh Gia, em đã tiếp thu được những kiến thức lý luận cơ bản và những kinh nghiệm làm việc thực tế nhất định. Mặc dù đã được sự giúp đỡ tận tình các cô, các chú trong NHNN & PTNT huyện Tĩnh Gia song chuyên đề mới chỉ đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị chưa thật cụ thể. Tuy vậy, em cũng hy vọng rằng những ý kiến của em sẽ được Ngân hàng tiếp thu, trên cơ sở đó Ngân hàng sẽ nghiên cứu thêm để có thể ứng dụng trong thực tế, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP KINH tế NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH và hạn CHẾ rủi RO TRONG KINH DOANH ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa phòng giao (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w