Đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP KINH tế NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH và hạn CHẾ rủi RO TRONG KINH DOANH ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa phòng giao (Trang 32)

Các TCTD được thành lập và thực hiện nhiệm vụ cho vay theo quy định của Luật các TCTD.

Khách hàng vay tại TCTD bao gồm:

+ Các pháp nhân là: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự.

+ Cá nhân + Hộ gia đình + Tổ hợp tác

+ Doanh nghiệp tư nhân + Công ty hợp danh

1.3Danh mục cho vay và phương thức quản lý danh mục cho vay

Danh mục cho vay: cho vay kinh doanh, vay tiểu thương chợ, vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, vay tốc phát, vay mua nhà, vay mua xe ô tô, vay tiêu dùng-bảo toàn, vay tiêu dùng-bảo tín, vay tiêu dùng cán bộ nhân viên, vay du học, vay chứng minh năng lực tài chính, vay bảo đảm bằng thẻ tiền gửi.

Agribank quản lý danh mục cấp tín dụng theo: đối tượng khách hàng, sản phẩm kỳ hạn, loại tiền, các giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng và các chỉ tiêu khác nhau

theo định hướng chiến lược của Agribank trong đó có tính đến đặc thù của từng khu vực ngành nghề .

1.4 Điều kiện cấp tín dụng đối với từng sản phẩm tín dụng

Điều kiện chung đối với các hình thức cấp tín dụng

Agribank xem xét và quyết định cấp tín dụng khi khách hàng có đủ điều kiện sau:

a. Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự,năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

• Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân Việt Nam Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự

Cá nhân,chủ doanh nghiệp tư nhân,đại diện của hộ gia đình,đại diện của tổ hợp tác và thành viên hợp danh phải có đầy đủ năng lực pháp luật và nawg lực hành vi dân sự

• Đối với khách hàng là tổ chức và cá nhân nước ngoài

Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân,nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ ngĩa Việt Nam,các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định

• Đối với tổ chức khi vay vốn hoặc bảo đảm tiền vay bằng tài sản của tổ chức hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên tứ ba thì phải được Hội đồng quản trị,Hội đồng thành viên,Ban quản trị hoặc Chủ sở hữu hoặc cấp chủ quản của tổ chức vay vốn và của bên bảo lãnh chấp thuận

b. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

c. Có dự án đầu tư,phương án sản xuất kinh doanh,dịch vụ khả thi,hiệu quả;hoặc có dự án đầu tư,phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật

d. Có khả năng tài chính để bảo đảm hoàn trả khoản cấp tín dụng theo các điều kiện được thỏa thuận với Agribank

e.Thực hiện các quy định về đảm bảo cấp tín dụng tương ứng với từng loại hình cấp tín dụng cụ thể của Agribank,phù hợp với quy định của Chính Phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.5 Thời hạn cấp tín dụng tối đa đối với từng sản phẩm tín dụng

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay theo 02 loại: Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

Cho vay trung – dài hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời hạn huy động vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng, tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng.

+ Thời hạn cho vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng

+ Thời hạn cho vay dài hạn: trên 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập đối với pháp nhân và không quá 15 năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

2. Các nghiệp vụ tín dụng mà Ngân hàng đang thực hiện - Cho vay ngắn hạn từng lần

- Cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng - Cho vay theo dự án đầu tư

- Cho vay hợp vốn - Cho vay trả góp - Cho vay lưu vụ

- Cho vay theo hạn mức thấu chi

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

2.1 Phương thức tổ chức cho vay ở một ngân hàng 2.1.1 Tổ chức phòng ban

Lãnh đạoHội đồng tư vấn Tín dụng

Kế toán

Thanh toán quốc tế Nguồn vốn

Kho quỹ

2.1.2 Quy trình xét duyệt

Tiếp thị, tiếp nhận nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Theo mô hình bán hàng chuyên nghiệp tại Agribank đối với nghiệp vụ cấp tín dụng, ở bước này chuyên viên khách hàng thực hiện công tác tìm kiếm và tiếp thị khách hàng, tiếp nhận nhu cầu cấp tín dụng. Sau khi tiếp thị khách hàng thành công, chuyên viên khách hàng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định.

Nhập thông tin khách hàng vào bảng theo dõi hồ sơ khách hàng, đồng thời báo cáo lại Trưởng phòng trực tiếp quản lý về hồ sơ khách hàng mà mình đã tiếp nhận để theo dõi, hỗ trợ.

Chuyên viên khách hàng luôn là đầu mối thông tin giữa Agribank và khách hàng trong quá trình phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan tại Chi nhánh cung cấp sản phẩm dịch vụ cấp tín dụng cho khách hàng. Sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp phán quyết, chuyên viên khách hàng tiếp nhận kết quả, lập thông

báo, trình Ban Giám đốc Chi nhánh/Trưởng PGD ký và phát hành thông báo về việc cấp/ không cấp tín dụng đến khách hàng.

Xác minh, thẩm định

Ở bước này, chuyên viên khách hàng thực hiện công tác xác minh và thẩm định hồ sơ của khách hàng, làm cơ sở tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chuyên viên khách hàng thực hiện thẩm định theo các trình tự và nội dung cụ thể như sau:

• Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng.

• Thẩm định về năng lực hoạt động tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và uy tín của khách hàng

• Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ

• Phân tích tính khả thi của phương án, kế hoạch SXKD

- Kiểm tra các yếu tố đầu vào, đầu ra của phương án kinh doanh

- Khả năng, kinh nghiệm thực hiện phương án kinh doanh

- Các yếu tố liên quan đến thị trường, cạnh tranh

- Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện phương án kinh doanh của khách hàng.

• Xác định nhu cầu vốn vay ngắn hạn.

- Việc xác định nhu cầu vốn vay, hạn mức vốn vay ngắn hạn đối với khách hàng được quy định và hướng dẫn chi tiết.

• Tính toán hiệu quả kinh tế của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm.

- Nguyên vật liệu đầu vào và xu hướng phát triển đối với nguyên vật liệu chính trong tương lai

- Xác định giá cả trong phương án kinh doanh hợp lý, đảm bảo phù hợp với giá cả thị trường hiện tại và trong tương lai đối với từng loại sản phẩm.

- Xác định chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm.

- Lập bảng tính doanh thu chi phí, lợi nhuận của phương án kinh doanh

- Xác định hiệu quả của phương án kinh doanh.

- Trên cơ sở phân tích khả thi và hiệu quả kinh tế của phương án vay vốn, xác định các nguồn thu từ phương án kinh doanh, từ doanh nghiệp để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Phân tích các nguồn dự phòng

- Trên cơ sở vòng quay vốn của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn của khoản vay, phương án, kế hoạch kinh doanh để xác định thời hạn trả nợ cho phù hợp.

• Thẩm định dự án đầu tư

- Thẩm định dự án đầu tư là một khâu then chốt có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phán quyết tín dụng trung dài hạn hoặc ra quyết định đầu tư.

• Thẩm định các biện pháp bảo đảm tiền vay.

- Cán bộ tín dụng thẩm định về biện pháp đảm bảo tiền vay của khách hàng, đẩy mạnh đề xuất các biện pháp bảo đảm an toàn cho khoản vay theo các quy định và hướng dẫn chi tiết.

• Thẩm định về khả năng đáp ứng nguồn vốn, lãi xuất, thời hạn cho vay của bản thân ngân hàng.

- Cán bộ tín dụng báo cáo Trưởng phòng nguồn vốn để phối hợp với các bộ phận chức năng xem xét thẩm định, làm cơ sở đề xuất các điều kiện tín dụng đối với khoản vay các điều kiện về hạn mức cho vay, số tiền cho vay, thời hạn.

Sau khi thực hiện các tác nghiệp thẩm định theo trình tự trên. Cán bộ tín dụng tiến hành lập tờ trình cho vay thẩm định hoặc báo cáo thẩm định đối với việc thẩm định các dự án đầu tư, cho vay trung và dài hạn để thống nhất dưa ra kết luận thẩm định của phòng nghiệp vụ đề xuất các biệ pháo xử lý, đề nghị phán quyết tín dụng báo cáo cho lãnh đạo ngân hàng xem xét phê duyệt.

Tờ trình phải nêu được những nội dung sau

- Phần nội dung cơ bản về khách hàng vay vốn

- Phần nội dung đnáh giá về phương án SXKD và phương án vay vốn.

- Phần nội dung thẩm định dự án đầu tư

- Phần kết luận thẩm định

- Phần ý kiến đề xuất

Phê duyệt

Sau khi thống nhất kết luận thẩm định và các ý kiến đề xuất, có ý kiến trưởng phòng nghiệp vụ, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm,

- Tập hợp và bổ sung ý kiến của một số các bộ phận có liên quan đến bổ sung vào tờ trình: phòng Kế toán, Phòng Nguồn vốn…

- Trình lãnh đạo xem xét quyết định hoặc xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

Lãnh đạo nghe báo cáo thẩm định, xem xét hồ sơ vay vốn để quyết định hoặc cho ý kiến chỉ đạo thực hiện.

- Phê duyệt đồng ý cho vay

- Phê duyệt cho vay có điều kiện

- Không đồng ý cho vay, yêu cầu trả lời khách hàng Phê duyệt của lãnh đạo

- Lãnh đạo ghi ý kiến chỉ đạo, ký phê duyệt vào tờ trình thẩm định, nội dung phê duyệt khoản vay của lãnh đạo nêu rõ. Số liệu đồng ý cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác

Đối với các khoản vay thường xuyên của các khách hàng thường xuyên, lãnh đạo có thể phê duyệt và tiến hành ký ngay các hồ sơ giải ngân

Báo cáo hội đồng tín dụng.

Theo yêu cầu của lãnh đạo, các thành viên hội đồng tín dụng nghe cán bộ tín dụng báo cáo thẩm định và cho ý kiến kết luận của hội đồng để tư vấn về việc có đồng ý cho vay vốn không, các điều kiện bổ sung đối với khoản vay.

Hội đồng thẩm định phải lập biên bản hợp đồng, trong đó ghi lại đầy đủ các ý kiến của các thành viên hội đồng tín dụng, đồng thời ghi kết luận thẩm định, đề xuất ý kiến tư vấn, trình lãnh đạo xem xét quyết định. Biên bản họp hội đồng tín dụng là một báo cáo được gửi kèm hồ sơ để báo cáo lãnh đạo.

Lãnh đạo cân nhắc để phê duyệt hồ sơ vay vốn và ra quyết định cho vay hay không hoặc chỉ đạo dựa trên trên cơ sở bổ sung ý kiến tư vấn của hội đòng tín dụng.

Phê duyệt vượt mức phán quyết, tái thẩm định tín dụng:

Tổng giám đốc xem xét phê duyệt:

- Phê duyệt chấp thuận đề xuất

- Phê duyệt chấp thuận đề xuất cho vay có điều kiện

- Báo cáo hội đồng quản trị đề nghị phê duyệt

- Hoặc: yêu cầu các phòng chức năng tái thẩm định trước khi quyết định Quy định về tái thẩm định.

Việc tái thẩm định, xét duyệt cho vay những khoản cho vay vượt mức phán quyết của chi nhánh sẽ được chuyển lên xin ý kiến các phòng chức năng hội sở (phòng nghiệp vụ hội sở chính) gồm có: phòng tín dụng, phòng quản lý dự án chịu trách nhiệm thức hiện.

Hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết

Các chuyên viên khách hàng sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ và triển khai phán quyết khi đề xuất cấp tín dụng được phê duyệt.

Kiểm soát viên tín dụng kiểm tra tính đày đủ hợp lệ của hồ sơ tín dụng, các điều kiện cấp tín dụng (nếu có); lập hợp đồng tín dụng/hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng bảo đảm tiền vay; lập thủ tục giải ngân/ phát hành chứng thư bảo lãnh.

Thực hiện công chứng/chứng thực, đăng kí giao dịch đảm bảo, nhận hồ sơ tài sản đảm bảo bản gốc từ khách hàng.

Giao dịch viên tín dụng thực hiện các thủ tục giải ngân trên hệ thống/phối hợp với các bộ phận liên quan phát hành thư bảo lãnh, thu phí và theo dõi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (nếu có).

Thủ quỹ/phụ quỹ thực hiện giải ngân.

Quản lý và thu hồi nợ

Sau khi đã cấp tín dụng cho khách hàng, bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với các phòng, bộ phận nghiệp vụ liên quan khác tại Chi nhánh thực hiện công tác quản lý và thu hồi nợ theo các quy định hiện hành của Agribank về quản lý và thu hồi nợ.

Chuyên viên quản lý nợ theo dõi danh mục dư nợ phát sinh; lập danh sách khách hàng đáo hạn vốn, lãi trong vòng 10 ngày tới và khách hàng đã trễ hạn, quá hạn vốn, lãi gửi cho chuyên viên khách hàng đôn đốc thu nợ.

Chuyên viên khách hàng tiến hành kiểm tra sau khi cấp tín dụng kể cả khi khách hàng có phát sinh nợ xấu. Theo dõi, phân tích tình hình khách hàng trong thời gian vay vốn:

- Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh

- Tình hình tài chính

- Tình hình bảo đảm tiền vay

- Phân tích nguồn trả nợ

- Thu thập các thông tin có thể ảnh hưởng đén hoạt động của khách hàng.

Xử lý các vấn đề phát sinh

Các vấn đề phát sinh trong suốt thời hạn cho vay của một khoản vay rất phong phú và đa dạng. việc sử lý các phát sinh đó có thể chia thành các nhóm bao gồm:

- Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

- Xử lý thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi

- Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng

- Xử lý tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay

- Khước từ nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán

- Xử lý các phát sinh khác

Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải chủ động trả nợ khi đến hạn. Khách hàng không trả được nợ đến hạn, ngân hàngsẽ xử lý theo những trường hợp sau:

-Do nguyên nhân khách quan, khách hàng có văn bản giải trình xin gia hạn nợ, ngân hàngcó thể xét cho gia hạn nợ. Theo quy định trong quy chế cho vay hiện hành của Agribank, thời hạn được gia hạn nợ tối đa bằng một kỳ hạn nợ. Nhưng do nguyên nhân khách quan thì thời hạn quá hạn nợ tối đa không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và trung hạn tối đa nửa thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu CÁC GIẢI PHÁP KINH tế NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KINH DOANH và hạn CHẾ rủi RO TRONG KINH DOANH ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tĩnh gia thanh hóa phòng giao (Trang 32)