1. Thời vụ: Bố trí lịch thời vụ sao cho thời kỳ lúa trỗ trong điều kiê ̣n ngoa ̣i cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây lúa và tránh được những yếu tố thời tiết khắc nghiê ̣t trong quá
trình canh tác ở Thừa Thiên Hu ế như rét đậm đầu vụ Đông Xuân , lũ Tiểu Mãn 21/5, gió Tây Nam khô nóng vào tháng 7, lũ lụt sau 5/9. Vụ Đông Xuân bố trí lúa trỗ từ 10/4-25/4 và trong vụ Hè Thu lúa trỗ sau 25/7 và thu hoạch trước 5/9.
Đối với lúa cấy:
Vụ Đông Xuân: - Gieo mạ: ngày 5/1-20/1 - Cấy: ngày 10/2-20/2 Vụ Hè Thu: - Gieo mạ: ngày 10/5-15/5
- Cấy: ngày 5/6-10/6
Đối với lúa gieo thẳng: thời vụ gieo chậm hơn so với ngày gieo mạ cấy 7-10 ngày (vụ
Hè Thu) và 10-15 ngày (vụ Đông Xuân).
2. Tuổi mạ cấy: 4-4,5 lá.
3. Yêu cầu về đất: bằng phẳng và chủ động tưới tiêu . Cày bừa kỹ , nhặt sạch cỏ dại , bảo đảm giữ đủ nước trên ruộng .
4. Mật độ cấy: 42 khóm/m2. Gieo thẳng: 80 kg/ha.
5. Bón phân
- Lượng tổng số: Phân chuồng 8-10 tấn/ ha + phân hóa học 100 N: 90 P2O5:90 K5O. Lượng N bón vụ Đông Xuân thấp hơn hơn vụ Hè Thu.
- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân. Phân đạm và kali bón theo thời điểm như sau:
73
Thời điể m N K2O
Vụ ĐX Vụ HT Cả 2 vụ
Bón lót trước khi cấy /sạ 50 % 30% 30%
Thúc 1: khi lúa bén rễ hồi xanh (lúa cấy ) Khi lú a 3-4 lá (lúa gieo thẳng )
30% 30% 30%
Thúc 2 : sau lần 1 10-12 ngày 0 20% 0
Thúc 3: trước lú a trỗ khoảng 20 ngày 20% 20% 40%
6. Tưới nước
Từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh giữ mực nước trên ruộng 3-5cm, các giai đoạn sau mực nước không quá 10 cm. Nếu ruô ̣ng chủ đô ̣ng nước , cuối thời kỳ đẻ nhánh (đẻ nhánh vô hiê ̣u ), trước khi lúa làm đòng thì tháo nước khoảng 2-3 ngày đến khi mặt ruộng khô nẻ „chân chim‟ thì cho nước vào lạ i; và thời kỳ chín sáp -chín hoàn toàn thì tháo cạn nước .
7. Làm cỏ, sục bùn: Làm một lần kết hợp bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh . Nếu nhiệt đô ̣ < 160C, không làm cỏ sục bùn vì sẽ ảnh hưởng đến hê ̣ thống rễ .
8. Phòng trừ sâu bệnh
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM . Nếu gieo trồng chính vụ , không cần sử dụng thuốc trừ sâu ha ̣i .
Chỉ sử dụng thuốc hoá học trong trường hợp : i)Nếu gieo trồng trà lúa quá sớm hoă ̣c quá muộn cần lưu ý bọ trĩ (thờ i kỳ ma ̣ và bắ t đầu đẻ nhánh ), sâu đục thân bướm 2 chấm, bọ xít… (trong thời kỳ lúa trổ và ngâ ̣m sữa ) để có biện pháp phòng trừ kịp thời ; ii) phòng trừ bệnh khô vằn…hoặc môi giới truyền bệnh nguy hiểm như bê ̣nh vàng lùn , lùn sọc đen… thì phải tuân theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
Riêng về bê ̣nh đa ̣o ôn là bê ̣nh rất nguy hiểm ở Thừa Thiên Huế trong khi TL 6 là giống nhiễm bê ̣nh nă ̣ng , nhất là đa ̣o ôn cổ bông trong vụ Đông Xuân . Vì vậy trong quá trình canh tác phải hết sức quan tâm , kết hợp hài hòa giữa biê ̣n pháp canh tác (gieo cấy mâ ̣t đô ̣ phù hợp ; bón phân cân đối , đầy đủ và hợp lý ; cung cấp đủ nước… ) với biê ̣n pháp hóa ho ̣c theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ thực vật địa phương .
74
QUI TRÌNH THÂM CANH GIỐNG LÚA RA DƢ
Đoàn Nhân Ái, Nguyễn Thành Luân I. Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế và các vùng có điều kiện sinh thái tương tự.
II. Đặc điể m sinh học :
Ra Dư là giống lúa đặc sản của dân tộc Tà Ôi , phẩm chất và giá tri ̣ đứng hàng đầu trong các giống lúa của dân tô ̣c ở vùng A Lưới , tỉnh Thừa Thiên Huế .
Ra Dư là giống lúa ca ̣n dài ngày , thời gian sinh trưởng trên 180 ngày, cảm quang ngày ngắn. Gieo trồng 1 vụ trong năm . Chiều cao cây cao > 130 cm, đẻ nhánh khá , bông to , tỷ lệ hạt chắc trên bông cao , khối lượng 1000 hạt khoảng 28-29 g, chịu hạn tốt , nhiễm nhẹ bệnh khô vằn, chưa nhiễm bệnh đạo ôn . Ra Dư trỗ vào khoảng đầu tháng 10 hàng năm và cho năng suất đạt 28-30 tạ/ha nếu thâm canh .
Giống lúa Ra Dư đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Huế khảo nghiệm ở huyện A Lưới - Thừa Thiên Huế từ năm 2009-2011 và là giống lúa nương đặc sản có tiềm năng phát triển ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế .