Quy trình luân chuyển chứng từ.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty công trình đường thủy docx (Trang 37 - 38)

III. Một số phần hành kế toán cơ bản tại công ty công trình đường thủy 2.3.1 Kế toán tài sản cố định.

2.3.1.2Quy trình luân chuyển chứng từ.

TSCĐ của Công ty Công trình đường thủy rất đa dạng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Trong toàn bộ TSCĐ hiện nay của Công ty thì các loại máy móc thiết bị sản xuất và phương tiện vận tải, thiết bị phục vụ quản lý sản xuất kinh doanh phần lớn là tài sản của Công ty. Vì vậy, việc theo dõi chặt chẽ TSCĐ trong quá trình sử dụng có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán của công ty. Trong những năm gần đây, do yêu cầu đổi mới trang thiết bị, đổi mới công nghệ nên công ty đã huy động thêm nhiều nguồn vốn tự bổ sung để đầu tư mới dây chuyền công nghệ hiện đại, phục vụ sản xuất kinh doanh. Cũng vì thế mà công tác kế toán TSCĐ tại công ty càng được chú trọng để đảm bảo hạch toán chính xác, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty.

Các chứng từ sử dụng để hạch toán TSCĐ gồm có.

- Hợp đồng mua TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ.

- Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành . - Biên bản đánh giá lại TSCĐ.

- Bảng tính và phân bổ khấu hao…

Trình tự lập và luân chuyển chứng từ.

1. Công ty đưa ra quyết định tăng (giảm) TSCĐ.

2. Hội đồng giao nhận tiến hành giao hoặc nhận tài sản và lập các chứng từ tương ứng với loại nghiệp vụ gồm: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa hoàn thành, biên bản đánh giá lại TSCĐ.

3. Kế toán TSCĐ lập (hủy) thẻ TSCĐ, lập bảng tính khấu hao TSCĐ và ghi sổ chi tiết, tổng hợp nghiệp vụ tăng (giảm) TSCĐ và chuyển vào lưu trữ khi đến hạn.

Có thể khái quát trình tự lập và luân chuyển chứng từ bằng sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty công trình đường thủy docx (Trang 37 - 38)