Đặc tính ma sát [3]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính cơ lí chỉ may đến độ nhăn đường may (Trang 32 - 34)

Trong quá trình may chỉ chịu nhiều tác động tổng hợp: kéo, uốn nhiều chu trình, chịu mài mòn khi đi qua mắt kim, chịu ma sát với vật liệu may và các chi tiết máy. Tổng hợp tất cả các tác động đó trong quá trình may gây ra sự phá hủy cục bộ cấu trúc của chỉ, làm giảm độ bền của chỉ từ 13-15% có thể đến 40%[]. Khi may trên máy với tốc độ cao, lực ma sát lớn, làm tăng nhiệt độ của kim dẫn

đến làm nóng chỉ, làm biến đổi cấu trúc và một số tính chất của chỉ ảnh h−ởng

Trong quá trình sử dụng sản phẩm may, đ−ờng may chịu kéo nhiều chu

trình và ảnh h−ởng đến chỉ may. Nếu chỉ may nhô lên khỏi bề mặt vật liệu, chỉ bị

ma sát vào những vật xung quanh, giảm độ bền.

Chỉ may phải đ−ợc khống chế về hệ số ma sát trong một khoảng nhất

định, cả ma sát tĩnh lẫn ma sát động. Hệ số ma sát không đ−ợc quá cao vì nó sẽ

gây đứt chỉ hoặc gãy kim. Mặt khác nếu chỉ có hệ số ma sát bề mặt cao, gây ra sức căng chỉ trong quá trình may, sau khi may chỉ sẽ co lớn hơn và khả năng

nhăn đ−ờng may sẽ tăng lên. Giá trị ma sát tĩnh cao cần thiết, đủ cho phép thắt

nút các mũi may và ngăn cản không làm cho đ−ờng may bị bỏ mũi.

Đặc tính ma sát của chỉ phụ thuộc vào thành phần và cấu trúc của chỉ. Các loại chỉ polyester kéo từ xơ xtapen, sẽ có hệ số ma sát tĩnh tốt hơn chỉ kéo từ filament do bề mặt xơ của chúng. Vì vậy các loại chỉ từ xơ xtapen có khả năng

may tốt nhờ đặc tính khóa mối tốt, hạn chế hiện t−ợng bỏ mũi của đ−ờng may.

Độ bền ma sát của chỉ tổng hợp lớn hơn chỉ cotton có cùng chi số.

Độ săn và h−ớng xoắn cuối cùng của chỉ cũng ảnh h−ởng đến hệ số ma sát

của chỉ. Trong quá trình may, đoạn chỉ tr−ợt qua lại tại lỗ kim và chung quanh

thoi khoảng 40 lần. Lỗ kim tác động lên chỉ, làm dịch chuyển các vòng xoắn của

chỉ và độ xoắn của chỉ mở ra. L−ợng dịch chuyển vòng xoắn của chỉ, phụ thuộc

vào góc nghiêng của chỉ và trục kim, h−ớng xoắn và sự kéo căng của chỉ. Đối với

máy may mũi thoi, h−ớng chuyển động của thoi trùng với h−ớng xoắn của chỉ,

nếu chỉ có h−ớng xoắn Z, h−ớng chuyển dộng của thoi ng−ợc với h−ớng xoắn

của chỉ, nếu chỉ có h−ớng xoắn S. Vì vậy, hiện t−ợng tở xoắn xảy ra nhiều hơn

đối với các loại chỉ có h−ớng xoắn S và ít hơn đối với các loại chỉ có h−ớng xoắn Z. Khi bị tở xoắn, chỉ bị mất đi sự hoàn thiện bề mặt từng phần, làm tăng hệ số ma sát giữa chỉ và các lớp vật liệu tiếp xúc trong quá trình may, làm cho chỉ không đồng đều về độ dày theo chiều dài, trong chỉ xuất hiện lực căng phụ làm tăng hiện t−ợng nhăn.

Đặc tính ma sát của chỉ còn bị ảnh h−ởng bởi các chất bôi trơn trong quá

trình hoàn tất chỉ. Chỉ đ−ợc bôi trơn tốt sẽ làm giảm ít nhất đ−ợc một nửa những lỗi tạo ra trong quá trình may, giúp quá trình may liên tục, đều đặn d−ới các điều

kiện khác nhau nh− tốc độ may rất cao hoặc rất thấp, sẽ hạn chế đ−ợc hiện t−ợng tở xoắn. Mặt khác với các chỉ đ−ợc hoàn thiện tốt, sức căng khi may có thể

giảm xuống 30% so với các chỉ chất l−ợng kém[10].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính cơ lí chỉ may đến độ nhăn đường may (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)