6. Đóng góp của tác giả
2.4.2.3. Thực hiện thí nghiệm mẫu vải
Mỗi chu kỳ thí nghiệm được thực hiện như sau:
- Lồng mẫu vải đã may lên ống nhựa sao cho chiều dài mẫu không thay đổi và giữ mẫu 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phòng.
- Sau 24 giờ lấy mẫu khỏi ống nhựa và đo kích thước vải sau: 0 phút (ngay sau khi lấy mẫu vải khỏi ống nhựa), 15 phút, 30 phút, 60 phút, 120 phút, 180 phút, 240 phút. Để vải ép xuống bề mặt phẳng và dùng thước phẳng đo theo chiều hàng vòng của vải. Đo 5 vị trí theo chiều dài mẫu và lấy giá trị trung bình. Độ ổn định kích thước của mẫu H, %, được xác định theo công thức (1).
- Giặt mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 4537, phơi khô mẫu và để ổn định mẫu 4 giờ ở nhiệt độ và độ ẩm phòng.
- Đo kích thước theo chiều hàng vòng vải để xác định độ ổn định kích thước. - Cắt một phần mẫu thí nghiệm (15 cm theo chiều dài) để xác định kích thước vải và áp lực vải lên bề mặt. Phần mẫu còn lại tiếp tục lồng lên ống nhựa để thí nghiệm chu kỳ tiếp theo.
- Đo áp lực của vải lên bề mặt trên thiết bị thí nghiệm (hình 2.11) với các mức phần trăm kéo giãn: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 và 80% theo chiều ngang (kích thước theo chiều dọc không thay đổi). Đo 3 mẫu và lấy giá trị trung bình.
- Đo áp lực của mẫu vải lên bề mặt theo thời gian: Kéo giãn vải trên thiết bị thí nhiệm theo hướng ngang với độ giãn cố định 50%, dùng các ngàm ở 2 đầu của thiết bị thí nghiệm móc giữ 2 đầu vải cố định theo chiều dọc (không thay đổi kích thước dọc) và xác định áp lực của mẫu lên bề mặt sau từng phút cho đến khi giá trị áp lực không thay đổi trong thời gian 5 phút.
Hình 2.7: Thiết bị đo áp lực của vải lên bề mặt mô phỏng bề mặt cơ thể trong đó:
1 - Thân (bệ) thiết bị;
2,3 - Các ngàm kẹp giữ vải theo hướng dọc, hướng ngang;
4,5 - Các cơ cấu kéo giãn mẫu vải theo hướng dọc, hướng ngang; 6,7 - Đầu đo độ giãn của vải theo hướng dọc, hướng ngang; 8 - Bệ ép hình cong mô phỏng một phần bề mặt cơ thể người; 9 - Vị trí đầu đo áp lực;
10 - Màn hình hiển thị áp lực đo; 11 - Cần nâng hạ đầu đo.
*Quy trình đo mẫu trên thiết bị:
Chuẩn bị mẫu: Kích thước vùng làm việc của mẫu thử là 7 x 13 cm. Phần mép vải để kẹp giữ mẫu tối thiểu là 1 cm. Do vậy, cần cắt mẫu thử có kích thước tối thiểu là 9 cm x 15 cm.
Kẹp giữ mẫu trên thiết bị: Lần lượt dùng các kim móc (trên các ngàm kẹp giữ vải theo hướng dọc và hướng ngang) xuyên qua vải theo toàn chu vi vùng làm việc của mẫu với khoảng cách giữa các kim móc khoảng 1 cm.
Để tránh làm biến dạng mẫu khi kẹp mẫu, cần thu hẹp khoảng cách giữa các ngàm kẹp khi móc giữ mẫu. Khi kẹp giữ mẫu và cả khi kéo giãn mẫu, cần hạ đầu đo xuống. 10 4 7 5 3 8 1 2 9 11 6
Sau khi kẹp (ghim) mẫu xong, sử dụng các cơ cấu kéo giãn vải để hiệu chỉnh vị trí các ngàm kẹp đảm bảo độ giãn ban đầu của mẫu bằng 0 hay giá trị trên bảng (màn hình) điện tử của thước đo đạt bằng 0. Các bảng điện tử thể hiện giá trị đo trên thước đo có thể ghi nhớ giá trị đo cả khi đã tắt màn hình. Khoảng cách giữa các ngàm kẹp (ghim kẹp) theo hướng ngang và theo hướng dọc trên thiết bị đã được điều chỉnh chính xác tương ứng với kích thước vùng làm việc của mẫu thử theo hướng dọc là 12 cm, theo hướng ngang là 7 cm, và tương ứng với giá trị 0 trên các bảng điện tử của thước đo.
Hình 2.8: Kẹp giữ mẫu vải trên thiết bị
Kéo giãn mẫu và đo áp lực: Sử dụng cơ cấu kéo giãn mẫu để kéo giãn mẫu theo đúng độ giãn yêu cầu theo hướng dọc hoặc hướng ngang, hoặc theo cả hai hướng tùy thuộc vào mục đích đo.
Áp lực vải lên bề mặt F được tính theo công thức sau đây:
P
F13,871 , [N/m2] hay [Pa]
P
F0,10406 , [mmHg] trong đó: