Các moddule tích hợp giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản trong Sinh học

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 (Trang 30)

Sinh học 8

Vận dụng tiếp cận module, kết hợp với việc phân tích nội dung Sinh học 8 chúng tôi nhận thấy: Trong 3 kiểu tích hợp GDGT và SKSS như đã đề cập ở chương 1 thì tích hợp kiểu 1 là phù hợp nhất. Lý do, bản thân nội dung môn Sinh học 8 đã chứa đựng các kiến thức về giới tính và giáo dục giới tính nhưng chưa được bộc lộ. Nếu người dạy biết vận dụng các biện pháp khác nhau để tổ chức khai thác các kiến thức Sinh học đó có nghĩa là đã tích hợp được kiến thức GDGT và SKSS không những không ảnh hưởng nội dung kiến thức Sinh học còn làm khắc sâu kiến thức Sinh học.

Sau đây là các module tích hợp GDGT và SKSS được khai thác từ nội dung SGK Sinh học 8 hoặc qua hoạt động ngoại khóa:

MODULE 1: BỘ XƯƠNG CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO ĐỐI VỚI CƠ THỂ?

CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1. Tên bài: Cấu tạo và chức năng của bộ xương (Bài 7: Bộ xương)

2. Loại hình:GDGT khai thác từ môn sinh học 8

3. Kiến thức cơ bản

4.Mục tiêu

- Hiểu rõ các thành phần cấu tạo bộ xương người.

- Dựa vào hình dạng và cấu tạo phân biệt được ba loại xương cơ bản . - Phân biệt các loại khớp xương.

- Hiểu rõ cấu tạo của xương và khớp phù hợp với chức năng của cơ thể đặc biệt là cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản.

- Hình thành kiến thức sinh sản giữa cấu tạo bộ xương với khả năng mang thai cho trẻ vị thành niên. Sự khác nhau về thể chất giữa cơ thể nam và nữ.

5. Chuần bị

5.1. Giáo viên

Chuẩn bị câu hỏi Test đầu vào với mục tiêu khám phá những thay đổi vóc dáng cơ thể ở độ tuổi vị thành niên.

Hệ thống câu hỏi và trả lời để khai thác GDGT dựa trên bài dạy Mô hình cấu tạo bộ xương người nam và nữ

Tranh cấu tạo xương chậu người trưởng thành, các loại khớp xương

Các thành phần chính của bộ xương người. Phân loại xương.

Phân biệt các khớp xương.

Hình 2.1. Bộ xương người

5.2 Học sinh

- Chuẩn bị bài trước ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Thảo luận nhóm và hoàn thành bài tập về nhà.

6. Tiến trình

Hoạt động 1

Gv kiểm tra bài tập về nhà của các nhóm

1. Bạn hãy cho biết hình 2.1 SGK sinh học 8 Trang 8 vẽ cơ thể nam hay nữ? Hãy giải thích?

2. Bạn cảm nhận thấy sự thay đổi vóc dáng của cơ thể mình khi nào và cảm nhận thấy thế nào?

3. Bạn có khi nào tìm hiểu sự thay đổi vóc dáng của các bạn cùng trang lứa nhưng khác giới tính với bạn chưa? Bạn tìm hiểu thông qua hình thức nào ?

4. Hãy vẽ một cách đơn giản cơ thể nam hoặc nữ (yêu cầu nhóm nam vẽ nữ và ngược lại).

Hoạt động 2

Gv nêu câu hỏi: Dựa vào hình 7.1 SGK trang 24 hãy cho biết:

Bộ xương người gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào ? GV gọi một số học sinh trả lời trên tranh 7.1

Gv: Yêu cầu các nhóm thảo luận 1. Bộ xương có chức năng gì?

2. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa xương tay và xương chân. Đại diện nhóm trình bày và bổ sung.

Hoạt động 3

Tìm những điểm khác nhau trên cơ thể nam và nữ ở giai đoạn dậy thì? Em có nhận xét gì về sự khác nhau đó?

Học sinh thảo luận để tìm ra sự khác nhau giữa cơ thể nam và nữ thống nhất đáp án và cử đại diện trình bày?

Gv giới thiệu hình 2.1 cấu tạo bộ xương nam và nữ và yêu cầu học sinh phân biệt?

Gv gọi một số em nên phân biệt bộ xương nam và nữ.

Gv nêu câu hỏi: Để xác định đúng bộ xương là nam hay nữ thì dựa vào đặc điểm nào của bộ xương?

Các nhóm thảo luận dựa trên mô hình bộ xương và đại diện nhóm trả lời

Hoạt động 4

Gv giới thiệu hình 2.1 và cung cấp thông tin cho học sinh:

Xương chậu là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể con người, nối giữa xương đùi và cột sống, có tác dụng đỡ phần thân phía trên với các chi dưới, nâng đỡ và bảo vệ khoang chậu cùng các cơ quan nội tạng. Đối với phụ nữ mang thai, xương chậu cũng là đường ra của thai nhi. Độ rộng của xương chậu ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẻ khó hay dễ. Theo các chuyên gia y tế độ rộng của xương chậu được đo bằng đường kính ngang, đường kính dọc và đường kính chéo.

Khung xương chậu của phụ nữ hầu hết vẫn còn quá hẹp, nên rất khó trong quá trình sinh nở những em bé có đầu to, nên việc vượt cạn của con người rủi ro hơn nhiều so với việc sinh đẻ của các loài linh trưởng. Nhưng xương chậu không thể nào rộng rãi hơn, nếu không việc bước đi thẳng sẽ rất khó khăn. Rất may, sự tiến hóa đã trang bị cho chúng ta những công cụ xã hội giúp xử lý các ca sinh khó. Đó chính là các nữ hộ sinh và các bà đỡ, thậm chí là các bác sỹ... mổ đẻ ở khoa sản! Bình thường xương khung chậu của nữ giới rộng hơn và mảnh hơn xương chậu của nam giới, tổ hợp xương mu cũng lớn hơn của nam. Khoang xương chậu dạng khung tròn.

Nguy cơ của việc có con trước 20 tuổi: Vì cơ thể bạn gái chưa phát triển

hoàn chỉnh, khung chậu hẹp gây đẻ khó, dễ có tai biến cho con (chuyển dạ lâu thai dễ bị ngạt) và tai biến cho mẹ (tỷ lệ rách đường đẻ cao hơn bình thường vì đường đẻ hẹp, dẫn đến làm tăng nguy cơ chảy máu.

Hoạt động 5

GV yêu cầu học sinh quan sát hình 7.4 thảo luận nhóm : - Dựa vào cấu tạo khớp đầu gối hãy mô tả một khớp động

- Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

- Nêu đặc điểm của khớp bất động?

Các nhóm thảo luận thống nhất đáp án, cử đại diện nhóm trình bày

Hoạt động 6

GV cung cấp thông tin : Đặc điểm giải phẫu học xương chậu là xương dẹt

• Về phương diện phôi thai, xương chậu do ba xương nối lại với nhau: xương cánh chậu, xương mu, xương ngồi. Các xương khung chậu khớp lại với nhau bởi các khớp, khớp mu ở trước, hai bên là hai khớp cùng chậu, ở sau là khớp cùng cụt.

• Đây là các khớp bán động, khi có thai các khớp trở nên di động làm cho các đường kính khung chậu có thể to lên chút ít.

• Khi có thai có hiện tượng ngấm nước ở các khớp làm cho diện các khớp và dây chằng giãn rộng hơn thuận tiện trong quá trình sinh con.

MODULE 2: DINH DƯỠNG TUỔI DẬY THÌ

CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8 1. Tên bài: Dinh dưỡng cho tuổi dậy thì (Bài 22: Vitamin và muối khoáng)

2. Loại hình:GDGT khai thác từ môn sinh học 8

3. Kiến thức cơ bản

4. Mục tiêu

Hiểu rõ vai trò muối khoáng và vitamin.

Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng để xây dựng thực đơn ăn phù hợp với giới tính và lứa tuổi.

5. Chuẩn bị

5.1. Giáo viên

- Hệ thống câu hỏi khai thác GDGT

1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tuổi dậy thì: a. Ăn nhiều trái cây và rau.

b. Có thể thay thế bánh quy, bánh mì và các sản phẩm từ bột mì như teacakes, bánh trái cây, bánh nướng xốp, bánh mì cây bằng khoai tây chiên giòn, bánh ngọt, bánh kẹo

c. Tăng cường uống nước có ga chứa hàm lượng đường cao nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.

d. Uống nhiều sữa hơn.

e. Sử dụng xúc xích và bánh mì kẹp thịt thay thế các sản phẩm từ thịt, giảm chất béo.

f. Ăn ít đồ ăn chiên, giảm chất béo trong khoai tây chiên bằng cách cắt khoai tây dày lát hay cắt hình ovan để hạn chế độ béo.

g. Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất sắt.

Tính chất muối khoáng và vitamin.

Nguồn gốc các loại vitamin và muối khoáng

2. Quan niệm nào sau đây không đúng về Vitamin? a. Vitamin rất dễ mất đi trong quá trình chế biến b. Cơ thể cần một hàm lượng vitamin nhỏ.

c. Vitamin là thành phần cấu trúc của tế bào, cơ thể. d. Vitamin có thể dễ dàng lấy từ thức ăn hàng ngày. 3. Hàm lượng muối khoáng hàng ngày là:

a. 1500mg-2300mg b. 2300mg-3000mg c. 1000mg- 1500mg d. Trên 3000mg

4. Dư thừa vitamin A sẽ gây ra bệnh nào sau đây? a. Còi xương

b. Quáng gà c. Vàng da

d. Trí tuệ chậm phát triển.

5.2. Học sinh

Chuẩn bị bài trước ở nhà

Tìm hiểu thông tin về công dụng của sữa đậu nành

6.Tiến trình

Hoạt động 1

GV kiểm tra các hiểu biết của học sinh bằng hệ thống câu hỏi

Hoạt động 2

Vitamin là gì? Phân loại Vitamin? Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lý của cơ thể?

GV Cung cấp bảng thông tin vai trò một số loại Vitamin đối với SKSS + Vitamin E có tác dụng hỗ trợ điều trị vô sinh, suy giảm sản xuất tinh trùng ở nam giới. Nếu thiếu vitamin E gây tổn thương cơ quan sinh dục. Đối với phụ nữ mang thai, vitamin E góp phần thuận lợi cho quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi và giảm được tỷ lệ sẩy thai hoặc sinh non. Các em gái nếu được dùng vitamin E

ngay từ đầu của kỳ kinh sẽ giảm được 36% đau khi hành kinh. Ngoài ra, vitamin E còn giúp noãn (trứng) và tinh trùng phát triển tốt hơn, nâng cao kết quả điều trị vô sinh. (BS Thu Vân –Báo SKĐS).

+ Vitamin A giữ vai trò tăng trưởng và nhân lên của tế bào nên nó cũng rất cần thiết cho quá trình phát triển, đặc biệt là cần cho sự phát triển của phôi thai, trẻ em và thanh niên.

+ Thiếu hụt sinh tố B12cũng ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng sinh sản. + Vitamin C đã được xem là có vai trò quan trọng đối với khả năng sinh sản làm tăng mật độ tinh trùng, cải thiện chất lượng tinh trùng .

Hoạt động 3

Gv Yêu cầu học sinh cho biết thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin cho lứa tuổi VTN?

Hoạt động 4

Trình bày vai trò của muối khoáng?

Kể tên một số loại muối khoáng cơ bản và nguồn gốc của chúng?

Lập bảng học tập 34.2 SGK trang 109 theo em muối khóang nào cần cho sự phát triển cơ quan sinh sản?

Theo em uống sữa đậu nành ở trẻ VTN có ảnh hưởng lên giới tính hay không?

Hoạt động 5

Giáo viên cung cấp thông tin:

Canxi: Nhu cầu về muối Canxi ở trẻ VTN cao và cần cho sự phát triển của khung xương cơ thể đặc biệt là khung xương chậu đối với bạn gái.

Kẽm: Nghiên cứu của J.A.Hanstit cũng đã chứng minh tình trạng cơ thể thiếu kẽm sẽ gây chậm lớn, chậm phát dục ở thanh thiếu niên và ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy sinh dục.

Một nghiên cứu ở Iran của nhà khoa học Rôđaghi tiến hành trên 187 thanh niên lùn đã phát hiện được một cô gái đã 20 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu của tuổi dậy thì, khi kiểm tra huyết tương, hồng cầu và tóc thì thấy hàm lượng kẽm rất thấp.

Một thời gian sau đó, khi cho thêm vào khẩu phần ăn của cô gái này khoảng 20- 30mg kẽm/ngày, thì thấy cô gái cao lên rõ rệt và đã bắt đầu xuất hiện những biểu hiện rõ ràng của giới tính.

Hoạt động 6: Các nhóm thảo luận cử đại diện trình bày công dụng của sữa đậu nành đối với trẻ VTN (trai và gái). Từ đó đề ra các thực đơn hàng ngày nhằm cung cấp đủ các loại muối khóang cần cho sự phát triển toàn vẹn .

MODULE 3: NHU CẦU DINH DƯỠNG TUỔI DẬY THÌ

CẤP HỌC THCS KHỐI 8 SINH HỌC 8

1.Tên bài: Khẩu phần ăn cho tuổi dậy thì (Bài 23: Tiêu chuẩn ăn uống – Nguyên tắc lập khẩu phần ăn)

2. Loại hình:GDGT khai thác từ môn sinh học 8.

3. Kiến thức cơ bản:

4. Mục tiêu:

Xác định nhu cầu dinh dưỡng của trẻ VTN.

Phân tích được giá trị dinh dưỡng của thức ăn cơ bản. Thành lập khẩu phần ăn hàng ngày phù hợp chính bản thân. Giáo dục thể chất cho trẻ VTN

5. Chuẩn bị:

5.1. Giáo viên

- Hệ thống câu hỏi GDGT dựa trên nội dung : Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - Hệ thống câu hỏi Test giáo dục thể chất trẻ VTN.

1. Dinh dưỡng cho trẻ từ 13-14 tuổi ở bạn nam và nữ:

Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể là lượng dinh dưỡng cần cung cấp để cơ thể phát triển bình thường.

Lượng chất dinh dưỡng này phải thoả mãn được 3 nhu cầu của cơ thể: + Nhu cầu năng lượng( tuỳ theo lao động, giới tính, lứa tuổi)

+ Nhu cầu về các chất để xây dựng tế bào:

Ở trẻ em: Cần nhiều chất để xây dựng tế bào giúp trẻ lớn lên.

Ở trẻ VTN:Cần để phát triển và hoàn thiện cấu tạo cơ thể. (chủ yếu cơ quan sinh sản)

Ở người trưởng thành: Cần đủ chất xây dựng tế bào để thay thế cho các tế bào già và chết .

a. Bằng nhau b. Khác nhau

c. Nam cao, nữ thấp d. Nữ cao, nam thấp

2. Theo em quan niệm nào sau đây là đúng:

a. Vào tuổi dậy thì: Nữ nên ăn nhiều rau xanh, giúp vóc dáng đẹp. Nam nên ăn nhiều chất béo, tinh bột để phát triển chiều cao.

b. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng lượng thấp hơn trẻ em vì cơ thể đã hoàn thiện.

c. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng lượng cao hơn người trưởng thành vì cần để cung cấp cho hoạt động sống. d. Nam và nữ vào tuổi dậy thì cần cung cấp Vitamin và muối khoáng, năng

lượng cao hơn người trưởng thành vì cần để hoàn thiện cơ thể. 3. Dinh dưỡng hợp lí là:

a. Buổi sáng ăn ít, bữa tối ăn nhiều và đa dạng thức ăn b. Dinh dưỡng các bữa ăn cân bằng nhau.

c. Buổi sáng ăn nhiều, bữa tối ăn nhẹ và đa dạng thức ăn d. Ăn khi cơ thể cần ( Khi nào đói thì ăn).

4. Dinh dưỡng của cơ thể phụ thuộc các yếu tố cơ bản nào sau: a. Sức khoẻ, lứa tuổi, giới tính, tính chất lao động.

b. Chiều cao, cân nặng, giới tính, tính chất lao động c. Chiều cao, lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ.

d. Cân nặng, giới tính, lứa tuổi, tính chất lao động. 5. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến béo phì:

a. Ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt b. Thói quen lười vận động cơ thể.

c. Ăn nhiều thịt và rau xanh. d. Ăn nhiều hoa quả ngọt. - Phiếu học tập.

5.2 Học sinh: Mỗi học sinh tự chuẩn bị ở nhà:

- Một số hiện tượng, bệnh tật do không đáp ứng hợp lí nhu cầu dinh dưỡng. - Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ sức khoẻ VTN.

6. Tiến trình:

Hoạt động 1:Học sinh trả lời các câu hỏi 1. Nhu cầu dinh dưỡng cơ thể là gì?

2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, trẻ VTN, người trưởng thành khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?

Hoạt động 2: HS thảo luận theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP

Nhu cầu Hàm lượng phụ

thuộc

Ảnh hưởng đối với cơ thể khi không đáp

ứng đủ

Năng lượng

Nguyên liệu để xây dựng tế bào

Muối khoáng và vitamin

Hoạt động 3: GV định hướng cho Hs xem Video: Dậy thì sớm ở trẻ bằng hệ thống câu hỏi định hướng: Trình bày độ tuổi, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục dậy thì sớm ở trẻ.

Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi

Dậy thì sớm ở trẻ là gì? Hãy trình bày một số nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm? GV cung cấp thông tin nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn?

Theo BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh, Bệnh viện Nhi đồng 2, có nhiều nguyên

Một phần của tài liệu Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)