Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải 100% Polyester

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng xù lông của vải bông và vải pha (Trang 45 - 49)

4 4.5 5 1 2 3 4 Thứ tự mẫu thử Đ v ó n k ết (c ấp ) P M

Hình 3.4: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón kết (P) và Martindale (M) của vải pha Nomex/Cotton.

Kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp của vải Nomex/Cotton cho thấy phƣơng pháp Martindale cho kết quả độ vón kết cao hơn phƣơng pháp Hộp vón kết. Vải pha có cấu trúc khác biệt: sợi dọc là sợi Nomex, sợi ngang là sợi Cotton, chi số sợi dọc (sợi xe) quy về sợi đơn bằng nhau - Ne dọc 40/2, Ne ngang 20/1. Mật độ sợi dọc cao hơn mật độ sợi ngang, cấu trúc vải chéo 3/1 nên sợi dọc nổi trên mặt vải nhiều hơn do đó, sợi dọc Nomex chịu cọ xát nhiều hơn khi thử nghiệm cả ở hai phƣơng pháp. Thành phần Nomex bị vón kết nhiều so với sợi Cotton nổi trên mặt vải ít hơn.

3.5. Kết quả thử nghiệm độ vón kết của vải 100% Polyester 3.5.1. Thông số kỹ thuật của vải 3.5.1. Thông số kỹ thuật của vải

Chi số sợi dọc tách từ vải : Ne 22/2 Chi số sợi ngang tách từ vải: Ne 22/2 Mật độ sợi dọc : 133 sợi/10cm Mật độ sợi ngang : 135 sợi/10cm Khối lƣợng : 250 g/m2

Luận văn cao học

---

3.5.2. Phƣơng pháp thử dùng hộp vón kết - Pilling Box Phƣơng pháp thử tiêu chuẩn TCVN 7426 - 1: 2004 Phƣơng pháp thử tiêu chuẩn TCVN 7426 - 1: 2004 ISO 12945 - 1: 2000

“Vật liệu dệt – Xác định xu hƣớng của vải đối với hiện tƣợng xù lông bề mặt và vón kết - Phần 1: Phƣơng pháp dùng hộp thử vón kết”.

Thông số thử nghiệm: số vòng quay: 7200 vòng, tốc độ hộp thử: 60 vòng/phút, thời gian thử: 2h

Bảng 3.9: Kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% Polyester Máy thí nghiệm Hộp vón kết

Thứ tự mẫu 1 2 3 4

Cấp vón kết

bình quân 4.25 4.4 4.5 4.5

Vải 100% Polyester có chi số sợi dọc, sợi ngang thấp (sợi xe), mật độ sợi trung bình có độ vón kết bình quân 4.0 – 4.5 theo phƣơng pháp Hộp vón kết.

3.5.2. Phƣơng pháp thử dùng đĩa ma sát kiểu Martindale Phƣơng pháp thử tiêu chuẩn ASTMD 4970 – 99 Phƣơng pháp thử tiêu chuẩn ASTMD 4970 – 99

“Phƣơng pháp thử tiêu chuẩn cho khả năng chống vón gút và những thay đổi bề mặt liên quan khác của vải dệt (Máy thí nghiệm Martindale)”.

Bảng 3.10: Bảng kết quả thử nghiệm độ vón kết vải 100% Polyester Máy thí nghiệm Martindale

Thứ tự mẫu 1 2 3 4

Cấp vón kết

bình quân 4.7 4.75 4.6 4.7

Vải 100% Polyester có độ vón kết 4.5 – 5.0 đo theo phƣơng pháp Martindale.

3.5.3. Hiển thị kết quả thử nghiệm bằng biểu đồ cột

Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phươngpháp 4 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 1 2 3 4 Thứ tự mẫu thử Đ vón k ết ( cấ p) P M

Hình 3.5: Biểu đồ cột kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp Hộp vón kết (P) và Martindale (M) của vải 100% Polyester.

Kết quả thử nghiệm độ vón kết theo hai phƣơng pháp của vải 100% Polyester cho thấy phƣơng pháp Martindale cho kết quả độ vón kết thấp hơn phƣơng pháp Hộp vón kết.

Luận văn cao học

---

Biểu đồ cột so sánh độ vón kết của các mẫu thử với nguyên liệu khác nhau

0 1 2 3 4 5 A B C D A.Cotton-B.Peco 65/35-C.Peco40/60-D.Polyester Đ vón k ết (c ấp) P M

Hình 3.6: Biểu đồ cột so sánh độ vón kết của các mẫu vải với nguyên liệu khác nhau.

So sánh mẫu vải Cotton (A) với Polyester (D) nhận thấy độ vón kết của mẫu vải Cotton cao hơn của mẫu vải Polyester một ít (hai mẫu vải đều có kiểu dệt vân điểm). Vải Polyester dùng sợi xe độ mảnh cao, mật độ sợi thấp hơn nên ít xù lông và vón kết ít hơn. Phƣơng pháp Martindale cho kết quả vón kết cao hơn phƣơng pháp Hộp vón kết.

Đối với hai mẫu vải pha với tỷ lệ thành phần khác nhau, kết quả thử nghiệm cho thấy, mẫu B có độ vón kết cao hơn của mẫu C.

Từ biểu đồ cũng thấy đƣợc, vải nguyên liệu thuần chất ít bị vón kết hơn vải pha vì hai tính chất nguyên liệu khác nhau trộn lẫn dẫn đến hiện tƣợng xù lông và vón kết lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện tượng xù lông của vải bông và vải pha (Trang 45 - 49)