Phương pháp và nội dung nghiên cứu 2.1.1.Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện mẫu cơ sở của trang phục nữ giới việt nam phục vụ sản xuất may công nghiệp (Trang 37 - 38)

2.1.1. Phương pháp nghiên cu

Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề đặt ra của luận văn là:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp thực nghiệm:

+ Thiết kế mẫu cơ sở áo, váy nữ: sử dụng phương pháp tính toán, ứng dụng một hệ thống thiết kế để thiết kế mẫu cơ sở.

Lê Thi Ngc Uyên | Khoa CN Dt May và Thi trang

39

+ Thiết kế ma-nơ-canh: sử dụng người thật làm khuôn mẫu. Ứng dụng phương pháp thủ công dùng băng dính làm vỏ ma-nơ-canh.

- Phương pháp đánh giá mẫu cơ sở: đánh giá trong không gian ba chiều 3D sử dụng ma-nơ-canh, người mẫu thật và mô phỏng 3D trên máy tính.

Đánh giá 3D là phương pháp đánh giá tổng thể và toàn diện nhất đối với trang phục. Mẫu từ dạng phẳng 2D chuyển thành dạng không gian 3D nhờ cấu trúc chiết mà hình dáng và vị trí dựa trên đặc điểm cấu trúc cơ thể người.

+ Độ cân bằng được đánh giá bằng quan sát người mặc mẫu đứng ở một khoảng cách để người quan sát có thể quan sát được tổng thể [14]: quan sát phía trước, phía sau, bên sườn. Độ cân bằng của mẫu được đánh trên cơ sở đánh giá các đường thiết kế ngang ngực, ngang eo, ngang mông, ngang gối song song với mặt sàn và đi qua các vị trí tương ứng trên cơ thể, các điểm thiết kế như đầu cổ, đầu vai, đầu ngực nằm đúng vị trí tương ứng với các

điểm nhân trắc trên cơ thể.

+ Độ vừa vặn được đánh giá bằng cảm nhận của người thật mặc mẫu và bằng quan sát trên cơ sở mẫu được mặc êm phẳng, không bị nhăn rúm, co kéo tại các vị trí:

Áo: Cổ áo; Vùng nách trước-sau; Vòng đầu tay; Vùng ngực; Vùng bả vai. Váy: Vùng bụng; Vùng mông.

a. Đánh giá trên người mẫu

Cho người mẫu mặc thử mẫu và đánh giá mẫu bằng quan sát và yêu cầu người mặc nêu lên cảm nhận của mình khi mặc mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện mẫu cơ sở của trang phục nữ giới việt nam phục vụ sản xuất may công nghiệp (Trang 37 - 38)