pH là yếu tố vô sinh nhưng rất quan trọng và quyết định chất lượng của trứng cũng như cá con, đồng thời nó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, hoạt động của cá. Vì nước là môi trường sống chủ yếu của cá, do đó nếu pH của môi trường nước quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi và cá con. Để biết được ngưỡng pH của cá ở các giai đoạn phôi, bột, hương, nghiên cứu đã được tiến hành và sau đây là kết quả mà nghiên cứu thu được.
Bảng 4.3 Ngưỡng pH của phôi, bột, hương của cá hường
Phôi Bột Hương Ngưỡng trên Ngưỡng dưới Ngưỡng trên Ngưỡng dưới Ngưỡng trên Ngưỡng dưới 9,8±0,15 4,1±0,1 10,2±0,1 3,95±0,05 10,5±0,15 3,5±0,1 Ở kết quả bảng 4.3 nhận thấy ngưỡng pH trên và dưới của cá hường ở giai đoạn phôi là 9,8±0,15; 4,1±0,1 còn ở đối tượng là cá mè trắng của Đỗ Minh Nhựt là 8,7±0,3; 4,1±0,2. Ở giai đoạn cá bột của cá hường là 10,2±0,1; 3,95±0,05 và ở cá mè trắng của Đỗ Minh Nhựt là 9,1±0,2; 3,7±0,2. Giai đoạn cá hương của cá hường là 10,5±0,15; 3,5±0,15. Ở giá trị này cá chết 50% số con. Cá có thể sống và hoạt động được ở pH dao động từ 5-5,5 tốt nhất là ở 6- 7 (Dương Nhựt Long, 2003).
21
Khi pH quá cao hoặc quá thấp, sẽ làm rối loạn các chức năng hoạt động của cá con. Tác động chủ yếu của pH là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối-nước giữa cơ thể và môi trường ngoài (Trương Quốc Phú, 2006).
Ngoài ra trung tâm điều khiển mọi hoạt động là hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng, khi hệ thần kinh bị rối loạn hoặc tê liệt do ảnh hưởng của hóa chất, chúng sẽ khó có khả năng phục hồi lại bình thường mọi hoạt động. Do đó cá hoạt động yếu đi và chết ở pH cao hoặc thấp (Võ Thị Thu Trang, 2009).