2.3.5.1. Khái niệm
Độ nhàu của vải là kết quả của phục hồi chậm và không phục hồi sau khi vải bị
uốn kết hợp với nén. Nếu vải bị gấp hay bị vò sau khi trải ra còn để lại nếp nhăn, đó là vải bị nhàu. Độ nhàu làm xấu bề mặt vải, làm sản phẩm chóng bị hao mòn do ma sát tại các nếp nhăn. Đó là các nếp nhăn không bị mất đi do thành phần biến dạng dẻo. Muốn làm biến mất các nếp nhăn, phải định hình lại, các định hình thường là xử lý nhiệt ẩm.
Độ nhàu của vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài bản chất của xơ, sợi dệt ra vải, còn có cấu trúc vải, các kích thước (đặc biệt là bề dày), điều kiện môi trường. Những xơ có thành phần biến dạng đàn hồi cao sẽ tạo cho vải và sản phẩm dệt nhàu ít hơn như xơ len, xơ polyeste... Đối với loại vải dệt từ xơ sợi có tính chất quý nhưng bị nhàu nhiều thì người ta có thể giảm độ nhàu bằng cách cho vải ngấm nhựa chống nhàu.
2.3.5.2. Thiết bị và phương tiện thí nghiệm
- Dụng cụđo góc phục hồi (Knitterwklmesbanh) của Đức + Băng đặt mẫu
+ Thước đo góc + Tay quay kim
+ Vấu xê dịch thước đo + Tạ (1 kg)
+ Góc điều chỉnh thăng bằng
Hình 2.5. Dụng cụđo góc phục hồi
- Đồng hồ bấm giờ
2.3.5.3. Trình tự thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
+ Mẫu thử được cắt từ mẫu vải. Các mẫu thử không được cùng trên một băng sợi dọc hoặc sợi ngang
+ Số lượng mẫu là 20. Trong đó 10 mẫu theo phương ngang, 10 mẫu theo phương dọc. Đánh dấu gấp lên là 10mm.
+ Kích thước mẫu: 24mm x 24mm. Cắt góc hình chữ T
- Tiến hành thí nghiệm
Kiểm tra cân bằng của dụng cụ trước khi thử.
Đặt mẫu thử lên băng dụng cụ, 5 mẫu cài theo mặt trái của vải, 5 mẫu cài theo mặt phải của vải, phân bố mẫu thử trên băng vải cho đều cạnh sao cho các cạnh ngoài của mẫu trùng với vành ngoài chữ T. Đặt lên mỗi mẫu thử một phiến kim loại mỏng (đặt bên phần không gấp).
Sau đó bẻ góc còn lại của mẫu vào 1800, đặt tải trọng 1kg lên, đồng thời bấm thời gian chờ 15 phút.
Sau 15 phút, lấy tải trọng ra, để mẫu trong trạng thái tự do 5 phút. Tiến hành
đo góc phục hồi với sai số là ± 10. Nếu hai cạnh mẫu không nằm trên cùng mặt phẳng thì tiến hành đo góc riêng của từng cạnh với mặt vải bị giữ cốđịnh rồi lấy kết quả trung bình.
2.3.5.4. Tính toán kết quả
- Độ không nhàu của vải dệt thoi theo hướng sợi dọc và ngang tính theo công thức: 100 x X β α = n n i i ∑ = = 1 α α
Trong đó:
X : Độ không nhàu của vải (%)
: Góc phục hồi nếp gấp theo hướng sợi dọc hay ngang của từng lần đo riêng biệt, tính bằng độ
N : Số lần thí nghiệm theo hướng dọc hay ngang của vải
Β : Góc gấp hoàn toàn của mẫu, bằng 1800
- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả trung bình cho mỗi mẫu thí nghiệm và vẽ biểu đồ.