2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong thực tế, trên thị trường có rất nhiều loại vải để may sản phẩm ga gối, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn không thể tiến hành hết tất cả các loại vải hiện có trên thị trường, do vậy trong luận văn chỉ nghiên cứu hai loại vải thông dụng nhất để may ga gối trên thị trường hiện nay:
- Vải cotton trắng (Mã 4013) được sản xuất từ công ty chăn ga gối đệm Sông Hồng.
- Vải cotton trắng (Mã 67) được sản xuất từ công ty dệt nhuộm Trung Thư. - Vải trắng (Mã 4013 và 67) được nhuộm bằng chất màu tự nhiên từ: hạt điều màu, lá chè thải bỏ, lá bàng và lá xà cừ.
- Vải trắng (Mã 4013 và 67) được nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp với các màu tương đồng với màu nhuộm từ nguyên liệu tự nhiên.
Bảng 2.1. Bảng thông số kỹ thuật của vải
Loại vải Thông số kỹ thuật
Vải Sông Hồng Vải Trung Thư
Thành phần Cotton 100% Cotton 100%
Kiểu dệt Vân chéo 2/1 trái Vân điểm 1/1
Chi số sợi dọc Ne 40 Ne 44
Chi số sợi ngang Ne 40 Ne 44
Mật độ sợi dọc 475 sợi/10 cm 385 sợi/10 cm
Mật độ sợi ngang 315 sợi/10 cm 280 sợi/10 cm Khối lượng vải 218,5 g/ m2 185,5 g/ m2
Bảng 2.2: Kí hiệu mã hóa các loại vải
STT VẢI NGHIÊN CỨU KÍ HIỆU MẪU
I. Vải mã 4013 - Sông Hồng
1 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (lá chè thải bỏ) TNS1 2 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (lá bàng) TNS2 3 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (hạt điều màu) TNS3
4 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (lá xà cừ) TNS4
5 Vải trắng VTS
6 Nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp THS1
7 Nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp THS2
8 Nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp THS3
9 Nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp THS4
II. Vải mã 67 - Trung Thư
1 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (lá chè thải bỏ) TNT1 2 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (lá bàng) TNT2 3 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (hạt điều màu) TNT3
4 Nhuộm bằng chất màu tự nhiên (lá xà cừ) TNT4
5 Vải trắng VTT
6 Nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp THT1
7 Nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp THT2
8 Nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp THT3
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1.Phương pháp thực nghiệm thống kê
Trong phương pháp này, số liệu được thực hiện bằng cách quan sát, theo dõi, đo
đạc qua các thí nghiệm. Các thí nghiệm trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, vật lý, hóa học, kỹ thuật, nông nghiệp, kể cả xã hội thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm, nhà lưới, ngoài đồng và cộng đồng xã hội. Để thu thập số liệu, các nhà nghiên cứu khoa học thường đặt ra các biến để quan sát và đo đạc (thu thập số liệu). Các nghiệm thức trong thí nghiệm (có những mức độ khác nhau) thường được lặp lại để làm giảm sai số trong thu thập số liệu.
Phương pháp khoa học trong thực nghiệm gồm các bước như: lập giả thuyết, xác
định biến, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu để kiểm chứng giả thuyết.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích - tổng kết
Là một trong những phương pháp thu thập thông tin khoa học dựa trên sự
nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học.
2.2.2.3. Phương pháp trực quan
Hiện nay, phương pháp trực quan được phân loại phổ biến qua việc mô tả, liệt kê. Phương pháp trực quan gồm: trực quan tự nhiên, trực quan thí nghiệm, trực quan hình khối, trực quan âm thanh, trực quan tượng trưng và trực quan đồ thị, trực quan bên trong hay trực quan gián tiếp. Các phương pháp trực quan gồm các vật thật, các vật tượng trưng, các vật tạo hình.
Trong luận văn này cả ba phương pháp trên đều được sử dụng.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Tất cả nội dung nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm hóa dệt trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, trừ nội dung xác định một số yếu tố công nghệ may có
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Việc nhuộm vải được thực hiện tại công ty dệt nhuộm Trung Thư trên các máy nhuộm công nghiệp theo quy trình công nghệ đã được thiết kế ổn định và vải sau khi nhuộm xong được sử dụng làm mẫu nghiên cứu.
- Vải cotton 100% nhuộm bằng chất màu tự nhiên; - Vải cotton 100% nhuộm bằng thuốc nhuộm tổng hợp;
2.3.2. Xác định độ thoáng khí của vải
2.3.2.1. Khái niệm
Độ thoáng khí của vải được đặc trưng bằng thể tích khí đi qua một đơn vị diện tích của vải trong một đơn vị thời gian khi giữa hai mặt vải có độ chênh lệch về áp suất xác định.
2.3.2.2. Thiết bị và phương tiện thí nghiệm
- Máy MO21 – Air Permeabilyty Tester (Hãng SDL Atlas của Anh); - Xác định độ thoáng khí theo tiêu chuẩn ISO 9237-1995.
Hình 2.1. Máy đo độ thoáng khí
2.3.2.3. Trình tự thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
+ Mẫu thí nghiệm được chuẩn bị theo tiêu chuẩn ISO ISO 9237-1995; + Mẫu thí nghiệm tròn có kích thước 20 cm2. Số mẫu thử là 10;
+ Cắt mẫu thử cách biên tối thiểu 10 cm và phải đảm bảo các mẫu thí nghiệm không có cùng sợi dọc và sợi ngang.
+ Mẫu được đặt trong điều kiện chuẩn:
Độẩm: 65 ± 2% Nhiệt độ: 27 ± 20C Thời gian: 4 giờ
- Tiến hành thí nghiệm
+ Chờ 20s, sau đó vào Unit chọn các nội dung như sau: Presure input: 0.00 l/m2/s
Presure: 100 Pa
Test area: 20 cm2
+ Khởi động máy tính: mở phần mềm SDL Atlas, chọn conect. Đặt thông tin cho từng loại mẫu: tên, loại vải, số mẫu, đơn vị, mẫu vải.
+ Quan sát thấy đèn trên máy báo màu đỏ, tiến hành đặt mẫu thử vào vị trí máy. Ấn tay ngang xuống, máy tựđộng chạy đến khi báo đèn xanh và có tiếng “tít”.
+ Kết quảđược hiển thị trên màn hình máy và máy tính.
2.3.2.4. Tính toán kết quả
- Từng con số hiển thị sau mỗi lần thao tác là kết quả cuối cùng của độ thoáng khí tính theo đơn vị l/m2/s.
- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả trung bình cho mỗi mẫu thí nghiệm và vẽ biểu đồ.
2.3.3. Xác định khả năng hút ẩm (độ hút hơi nước) của vải
2.3.3.1. Khái niệm
Khả năng hút ẩm (độ hút hơi nước) của vải (H) là tỉ số tính bằng phần trăm giữa khối lượng hơi nước có trong mẫu đặt trong điều kiện độ ẩm tương đối là 100%, nhiệt độ 27 ± 50C, thời gian 4 giờ với khối lượng khô tuyệt đối của mẫu.
2.3.3.2. Thiết bị và phương tiện thí nghiệm
- Tủ sấy điều chỉnh nhiệt độ 1050C đến 1100C; - Cân phân tích độ chính xác 0,01g;
- Bình tạo môi trường có độẩm tương đối 100%, nhiệt độ 27 ± 50C; - Xác định độ hút hơi nước theo tiêu chuẩn TCVN 5091-90.
Hình 2.2. Tủ sấy
Hình 2.3. Cân điện tử
2.3.3.3. Trình tự thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
+ Mẫu thí nghiệm được chuẩn bị theo tiêu chuẩn TCVN 5091-90; + Mẫu thí nghiệm có kích thước 10 cm2. Số mẫu thử là 05;
- Tiến hành thí nghiệm
+ Cân mẫu;
+ Đặt mẫu vào trong bình có độđộẩm tương đối 100%, nhiệt độ 27 ± 50C; + Sau 4 giờđem cân;
+ Đem mẫu sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1050C đến 1100C. Trong quá trình sấy: 10 phút đầu tiên cân một lần, sau đó là 5 phút cân một lần. Cân đến khi quá trình sấy kết thúc sao cho kết quả giữa hai lần cân kế tiếp nhau chênh lệch không quá 0,01g.
2.3.3.4. Tính toán kết quả
- Khả năng hút ẩm (độ hút hơi nước) được tính theo công thức: Mu - Mk
H = x 100 Mk
Trong đó:
H: Khả năng hút ẩm của vải (%)
Mu: Khối lượng mẫu thửởđiều kiện độẩm tương đối và nhiệt độ 27±50C (g) Mk: Khối lượng mẫu thử sau khi sấy khô (g)
- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả trung bình cho mỗi mẫu thí nghiệm và vẽ biểu đồ.
2.3.4. Xác định khả năng tăng khối lượng sau khi nhuộm
2.3.4.1. Thiết bị và phương tiện thí nghiệm
Cân phân tích độ chính xác 0,01g;
2.3.4.2. Trình tự thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
+ Mẫu thí nghiệm có kích thước 12 cm2. Số mẫu thử là 05; + Mẫu được đặt trong điều kiện chuẩn:
Độẩm: 65 ± 2% Nhiệt độ: 27 ± 20C Thời gian: 4g
- Tiến hành thí nghiệm
Sử dụng cân phân tích độ chính xác 0,01g để cân mẫu trước khi nhuộm và sau khi nhuộm. So sánh chênh lệch về khối lượng mẫu vải trước khi nhuộm và sau khi nhuộm.
2.3.4.3. Tính toán kết quả
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả trung bình cho mỗi mẫu thí nghiệm và vẽ biểu đồ.
2.3.5. Xác định độ kháng nhàu (độ không nhàu) của vải
2.3.5.1. Khái niệm
Độ nhàu của vải là kết quả của phục hồi chậm và không phục hồi sau khi vải bị
uốn kết hợp với nén. Nếu vải bị gấp hay bị vò sau khi trải ra còn để lại nếp nhăn, đó là vải bị nhàu. Độ nhàu làm xấu bề mặt vải, làm sản phẩm chóng bị hao mòn do ma sát tại các nếp nhăn. Đó là các nếp nhăn không bị mất đi do thành phần biến dạng dẻo. Muốn làm biến mất các nếp nhăn, phải định hình lại, các định hình thường là xử lý nhiệt ẩm.
Độ nhàu của vải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài bản chất của xơ, sợi dệt ra vải, còn có cấu trúc vải, các kích thước (đặc biệt là bề dày), điều kiện môi trường. Những xơ có thành phần biến dạng đàn hồi cao sẽ tạo cho vải và sản phẩm dệt nhàu ít hơn như xơ len, xơ polyeste... Đối với loại vải dệt từ xơ sợi có tính chất quý nhưng bị nhàu nhiều thì người ta có thể giảm độ nhàu bằng cách cho vải ngấm nhựa chống nhàu.
2.3.5.2. Thiết bị và phương tiện thí nghiệm
- Dụng cụđo góc phục hồi (Knitterwklmesbanh) của Đức + Băng đặt mẫu
+ Thước đo góc + Tay quay kim
+ Vấu xê dịch thước đo + Tạ (1 kg)
+ Góc điều chỉnh thăng bằng
Hình 2.5. Dụng cụđo góc phục hồi
- Đồng hồ bấm giờ
2.3.5.3. Trình tự thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
+ Mẫu thử được cắt từ mẫu vải. Các mẫu thử không được cùng trên một băng sợi dọc hoặc sợi ngang
+ Số lượng mẫu là 20. Trong đó 10 mẫu theo phương ngang, 10 mẫu theo phương dọc. Đánh dấu gấp lên là 10mm.
+ Kích thước mẫu: 24mm x 24mm. Cắt góc hình chữ T
- Tiến hành thí nghiệm
Kiểm tra cân bằng của dụng cụ trước khi thử.
Đặt mẫu thử lên băng dụng cụ, 5 mẫu cài theo mặt trái của vải, 5 mẫu cài theo mặt phải của vải, phân bố mẫu thử trên băng vải cho đều cạnh sao cho các cạnh ngoài của mẫu trùng với vành ngoài chữ T. Đặt lên mỗi mẫu thử một phiến kim loại mỏng (đặt bên phần không gấp).
Sau đó bẻ góc còn lại của mẫu vào 1800, đặt tải trọng 1kg lên, đồng thời bấm thời gian chờ 15 phút.
Sau 15 phút, lấy tải trọng ra, để mẫu trong trạng thái tự do 5 phút. Tiến hành
đo góc phục hồi với sai số là ± 10. Nếu hai cạnh mẫu không nằm trên cùng mặt phẳng thì tiến hành đo góc riêng của từng cạnh với mặt vải bị giữ cốđịnh rồi lấy kết quả trung bình.
2.3.5.4. Tính toán kết quả
- Độ không nhàu của vải dệt thoi theo hướng sợi dọc và ngang tính theo công thức: 100 x X β α = n n i i ∑ = = 1 α α
Trong đó:
X : Độ không nhàu của vải (%)
: Góc phục hồi nếp gấp theo hướng sợi dọc hay ngang của từng lần đo riêng biệt, tính bằng độ
N : Số lần thí nghiệm theo hướng dọc hay ngang của vải
Β : Góc gấp hoàn toàn của mẫu, bằng 1800
- Sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả trung bình cho mỗi mẫu thí nghiệm và vẽ biểu đồ.
2.3.6. Xác định độ bền màu giặt của vải
2.3.6.1. Khái niệm
Độ bền màu là một trong những chỉ tiêu quan trọng cần phải xác định đối với sản phẩm dệt may. Độ bền màu không chỉ phản ánh chất lượng, tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Độ bền màu của sản phẩm dệt là khả năng bền vững màu của vật liệu dệt đã
được nhuộm hay in hoa đối với tác dụng cơ lý, hóa gần với điều kiện sản xuất hay sử dụng.
Độ bền màu được biểu thị theo cấp thang chuẩn màu xám tương ứng với sự
thay đổi màu của mẫu thử và sự dây màu lên vải trắng thử kèm với mẫu thử.
Độ bền màu là một trong những thông số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng vải thành phẩm đã được nhuộm hay in.
Độ bền màu có thể khác nhau tùy thuộc vào loại: thuốc nhuộm, ánh màu, độ đậm màu, quy trình nhuộm, tác nhân khác.
Độ bền màu thường đánh giá theo: - Sự thay đổi màu của mẫu thử
i
- Sự dây màu của vật liệu chưa nhuộm tiếp xúc với mẫu vải màu trong quá trình thử.
2.3.6.2. Thiết bị và phương tiện thí nghiệm - Máy nhuộm cốc Ti-Color I - Máy nhuộm cốc Ti-Color I
- Thang thước xám
- Phương pháp thử theo tiêu chuẩn TCVN 4537-1-2002
Hình 2.6. Máy nhuộm cốc Ti-Color I
2.3.6.3. Trình tự thí nghiệm
- Chuẩn bị mẫu thí nghiệm
Từ mẫu vải ban đầu chuẩn bị 1 mẫu thử như sau:
+ Cắt mẫu vải theo kích thước 4 cm x 10 cm theo chiều dọc của vải (cách biên 5cm) và một mảnh vải thử kèm đa xơ với kích thước tương tự.
+ Áp mặt phải của vải mẫu thử vào trong mảnh vải thử kèm đa xơ, khâu bằng chỉ trắng một cạnh ngắn của 2 mảnh vải lại.
- Chuẩn bị dung dịch
Chuẩn bị dung dịch xà phòng, trong 1lit chứa: + Na2CO3 khan tinh khiết: 2 g/l
+ Xà phòng tiêu chuẩn AATCC, không có chất tăng trắng quang học: 5 g/l
- Tiến hành thí nghiệm
+ Đặt nhiệt độ thửở 40oC±2oC.
+ Cho từng mẫu thí nghiệm vào cốc inox. Đổ dung dịch giặt vào mỗi cốc thử
theo dung tỉ 1:50.
+ Mở nắp thùng máy, gắn cốc vào trục quay. Bật nút khởi động máy. Chú ý lắp cốc đối xứng để đảm bảo cân bằng động cho máy. Nếu số cốc lẻ thì cần lắp thêm cốc trống. Đóng nắp thùng máy, bắt đầu thử nghiệm.
+ Hết thời gian giặt (30 phút), lấy mẫu ra giũ sạch 2 lần bằng nước lạnh, sau
đó để trong vòi nước lạnh chảy trong 10 phút và vắt mẫu.
+ Mở mẫu bằng cách tháo các đường khâu, chỉ để lại cạnh ngắn. Phơi khô mẫu ở nhiệt độ phòng.
2.3.6.4. Tính toán kết quả
Đánh giá sự thay đổi màu của mẫu kèm theo thang thước xám. Nguyên tắc xác định độ bền màu trong thang thước xám như sau:
- Thang gốc hay còn gọi là thang 5 cấp, gồm 5 cặp miếng vải màu xám không có độ bóng dùng để minh họa độ lệch màu tương ứng với 5 cấp bền màu 5, 4, 3, 2, 1. Có thể mở rộng thang gốc bằng cách bổ sung nhiều cặp mẫu vải tương tự để
minh họa độ lệch màu tương ứng với 5 cấp bền màu 4-5, 3-4, 2-3, 1-2. Thang xám mở rộng như vậy gọi là thang 9 cấp.
- Cách sử dụng thang thước xám: đặt miếng mẫu nguyên bên cạnh mẫu đã thử
trên cùng một mặt phẳng và cùng chiều. Đặt thang thước xám gần sát cặp mẫu nguyên – mẫu thử cùng mặt phẳng. Chiếu sáng bề mặt các miếng vải bằng ánh sáng tự nhiên, hướng quan sát gần như vuông góc với mặt phẳng để vật thử. Độ lệch màu giữa mẫu nguyên và mẫu thửđược so sánh bằng mắt với cấp lệch màu tương đương trên thang thước xám.
Hình 2.7. Thang thước xám