o Nhìn chung quy trình sản xuất sản phẩm ít gây bất lợi cho môi trường, không có những công đoạn sử dụng nhiều hóa chất, năng lượng, nước như công
đoạn giặt nên hầu như không có chất thải lỏng và chất thải khí gây ảnh hưởng tới môi trường. Chất thải chủ yếu của quá trình sản xuất là vải vụn được xử lý bằng phương pháp thu gom và bán cho các công ty phế liệu.
o Nguyên phụ liệu đầu vào được kiểm tra nhiều thông số liên quan tới tính sinh thái, quá trình kiểm tra sử dụng các phương pháp theo tiêu chuẩn quốc tế và
được quy định trong các nhãn sinh thái quốc tế nên độ tin cậy cao. Kết quả kiểm tra cho thấy hầu hết các chỉ tiêu sinh thái đạt yêu cầu cho thấy nguồn cung cấp nguyên phụ liệu của công ty đảm bảo đủđộ tin cậy. Tuy nhiên qúa trình kiểm tra chưa toàn diện, một số chỉ tiêu quan trọng của vẫn chưa được quan tâm
2.4. Xác định các yếu tốảnh hưởng đến tính sinh thái của sản phẩm, kiểm tra các yếu tốđã nêu theo quan điểm sinh thái sản phẩm
Nhưđã nhận xét trong phần 2.3.3. quá trình sản xuất sản phẩm ít gây bất lợi cho môi trường, chất thải chủ yếu là vải vụn được xử lý bằng phương pháp thu gom và bán cho các công ty phế liệu.
Vải thành phẩm được kiểm tra nhiều thông số và đạt yêu cầu, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Vì thếđể kiểm tra khả năng đảm bảo tính sinh thái của quy trình sản xuất sản phẩm của công ty đề tài thu thập mẫu vải và tiến hành thử nghiệm một số
chỉ tiêu sau:
- Kiểm tra hàm lượng formaldehyde (theo tiêu chuẩn NF EN ISO 14184 – 1) - Kiểm tra độ bền màu ma sát ướt (theo TCVN 4538: 2007 tương đương ISO 105-X12)
- Kiểm tra độ bền màu ma sát khô (theo TCVN 4538: 2007 tương đương ISO 105-X12 )
- Kiểm tra độ bền màu mồ hôi theo TCVN 1756 – 75 tương đương ISO 105-E04
- Kiểm tra hàm lượng chì có thể chiết tách trên vải (theo ISO 105-E04)
Từ kết quả của các tiêu chí trên ta có thể đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm đối với người tiêu dùng và đối với môi trường trong quá trình sử
dụng sản phẩm.
Kết luận chương 2
Đề tài đã khảo sát và tìm hiểu thực tế tại một công ty về quy trình sản suất sản phẩm may xem trong quá trình sản xuất sản phẩm có đảm bảo tính sinh thái sản phẩm. Kết quả là :
- Quy trình sản xuất sản phẩm ít gây bất lợi cho môi trường, không có những công đoạn sử dụng hóa chất, năng lượng và nước, chất thải chủ yếu trong quá trình là vải vụn. Chất thải này được công ty thu gom và xử lý.
- Nguyên phụ liệu cũng được công ty đặt mua tại các nguồn cung cấp có độ
tin cậy cao và được kiểm tra chặt chẽ và nghiêm túc theo các tiêu chuẩn quốc tế mà công ty đăng ký dán nhãn cho sản phẩm. Kết quả kiểm tra vải đầu vào của công ty cho kết quả tốt nhưng có 3 chỉ tiêu chưa đạt. Xét theo tiêu chí của nhãn sinh thái Oeko –tex 100 mà công tuy đăng ký cho sản phẩm thì còn thiếu một số chỉ tiêu quan trọng chưa được kiểm tra.
- Vải lót và hình in có mặt trong sản phẩm nhưng do tính bí mật về sản phẩm của công ty nên các thông tin và mẫu hình không được cung cấp, đây chính là giới hạn của đề tài.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả kiểm tra các tiêu chí trên các mẫu vải nghiên cứu [6,7,8,9]
− Các mẫu vải được lấy mẫu theo đơn đặt hàng và được kiểm tra các chỉ tiêu sinh thái theo các phương pháp kiểm tra đã chọn mục mục 2.3.2.
− Các mẫu vải được mã hóa như sau:
M1: Vải may đồ bơi màu đỏ (Ginger)
M2: Vải may đồ bơi màu xanh da trời (Ocean)
M3: Vải may đồ bơi màu tím than (Navy)
3.1.1 Kết quảđo độ pH của vải Bảng 3.1 : Kết quảđo độ pH của các mẫu vải (theo TCVN 7422: 2004 tương Bảng 3.1 : Kết quảđo độ pH của các mẫu vải (theo TCVN 7422: 2004 tương đương ISO 3071) Mẫu Giá trị pH Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Theo tiêu chuẩn Oeko – tex 100 So với tiêu chuẩn Oeko – tex M1 7.89 7.72 7.80 7.80 4.0 – 7.5 - 0.30 M2 7.30 7.35 7.34 7.33 0.17 M3 7.01 7.09 7.13 7.08 0.42
Nhận xét : độ pH của vải màu đỏ (M1 ) nằm trên ngưỡng cho phép, độ pH vải màu xanh da trời (M2 ) và màu tím than (M3) nằm dưới ngưỡng cho phép. Tuy nhiên. nhìn chung, pH của cả 3 mẫu đều nằm gần ở ngưỡng giới hạn về nồng độ
3.1.2 Kết quảđo hàm lượng formaldehyde của các mẫu vải
Bảng 3.2 : Kết quảđo hàm lượng formaldehyde của các mẫu vải (theo tiêu chuẩn NF EN ISO 14184 – 1)
Mẫu
Hàm lượng formaldehyde Trên vải mẫu Theo tiêu chuẩn Oeko
– tex 100 So với tiêu chuẩn Oeko – tex M1 41.97 20 -21.97 M2 34.67 -14.67 M3 31.9 -11.90
Nhận xét : Vải được sử dụng là vải dùng may quần áo bơi cho trẻ em và mặc sát người, theo tiêu chuẩn Oeko – tex đánh giá theo chất lượng nhóm I với giá trị
<20ppm. Tuy nhiên kết quả kiểm tra hàm lượng formaldehyde trên các loại vải vượt mức cho phép từ 1.6 – 2.1 lần. Mức độ này có thể gây ra độ không an toàn cho người sử dụng.
3.1.3 Kết quảđo độ bền mầu ma sát của vải
Bảng 3.3: Kết quảđo độ bền màu ma sát ướt (theo TCVN 4538: 2007 tương
đương ISO 105-X12)
Mẫu
Độ bền màu với ma sát ướt
Cấp dây màu Cấp bền màu
Hướng dọc Hướng ngang Hướng dọc Hướng ngang
M1 4/5 4/5 5 5
M2 4/5 4/5 5 5
Bảng 3.4: Kết quảđo độ bền màu ma sát khô theo quá trình công nghệ (theo TCVN 4538: 2007 tương đương ISO 105-X12)
Mẫu
Độ bền màu với ma sát khô
Cấp dây màu Cấp bền màu
Hướng dọc Hướng ngang Hướng dọc Hướng ngang
M1 4/5 4/5 5 5
M2 4/5 4/5 5 5
M3 4/5 4/5 5 5
Nhận xét : Theo tiêu chuẩn Oeko-tex100 yêu cầu theo độ bền mầu ma sát, độ
dây mầu của vải phải lớn hơn hoặc bằng 4, vậy nếu theo chỉ tiêu này các loại vải
đều đạt yêu cầu . Tương tự xét theo tiêu chuẩn nhãn sinh thái Thái Lan cũng đạt yêu cầu. Hơn nữa, kết quả nhận được cũng tương đương với kết quả kiểm tra của công ty (bảng 2.3)
Bảng 3.5: Kết quả xác định độ bền màu mồ hôi theo TCVN 1756 – 75 tương đương ISO 105-E04
Mẫ u Độ bền màu mồ hôi Cấp dây màu Cấp bền màu Acetat Bông PA PET Acrylic Len
M1 Axit 5 4/5 5 5 5 5 5 Bazo 5 4/5 5 5 5 5 5 M2 Axit 5 5 5 5 5 5 5 Bazo 5 5 5 5 5 5 5 M3 Axit 5 5 5 5 5 5 5 Bazo 5 5 5 5 5 5 5
Nhận xét : Theo tiêu chuẩn Oeko-tex100 và thái Lan yêu cầu theo độ bền mầu ma sát, độ dây mầu của vải phải lớn hơn hoặc bằng 4, vậy nếu theo chỉ tiêu này các loại vải đều đạt yêu cầu . Độ bền màu của vải tốt trong quá trình sử dụng. Kết quả nhận được cũng tương đương với kết quả kiểm tra của công ty (bảng 2.3)
3.1.4. Kết quảđo hàm lượng chì có thể chiết tách trên vải theo quy trình công nghệ.
Bảng 3.6: Kết quảđo hàm lượng chì có thể chiết tách trên vải theo quy trình công nghệ (theo ISO 105-E04)
Mẫu
Hàm lượng chì có thể chiết tách trên vải Trên vải mẫu Theo tiêu chuẩn Oeko
– tex 100 So với tiêu chuẩn Oeko – tex M1 0.02 0.2 - 0.18 M2 0.10 -0.1 M3 0.05 -0.15
Nhận xét : Kết quả cho thấy hàm lượng chì có thể chiết tách trên vải đều dưới ngưỡng cho phép, vải an toàn cho người sử dụng.
− Từ kết quả thí nghiệm thể hiện trong các bảng trên ta nhận xét chung như sau: + Độ bền màu của mẫu vải nghiên cứu khá tốt đảm bảo yêu cầu độ bền màu,
độ dây màu theo tiêu chuẩn Oeko – tex và tiêu chuẩn nhãn sinh thái Thái Lan. + Độ pH của mẫu vải nghiên cứu so với tiêu chuẩn Oeko – tex : vải màu đỏ
vượt mức cho phép, vải màu xanh da trời và màu tím than dưới mức cho phép. + Hàm lượng formaldehyde gấp 1,6 – 2,1 lần hàm lượng cho phép.
+ Hàm lượng chì có thể chiết tách trên vải là rất thấp dưới ngưỡng cho phép.
3.2 Đánh giá quy trình sản xuất sản phẩm may sau khi tiến hành kiểm tra các tiêu chí trên các mẫu vải nghiên cứu. chí trên các mẫu vải nghiên cứu.
Theo yêu cầu của sản phẩm công ty đã cho tiến hành kiểm tra nhiều tiêu chí để
kiểm tra mức độ an toàn của sản phẩm trong quá trình sử dụng, các kết quả kiểm tra đều cho kết quả tốt và sản phẩm có thể sử dụng an toàn.Tuy nhiên trong quá trình phân tích quy trình may sản phẩm, nhất là khi nghiên cứu nguyên liệu đầu vào
đề tài thấy còn một số tiêu chí trong vải chưa được đề cập đến. Trong giới hạn của quá trình nghiên cứu đề tài đã thu thập mẫu vải và cho tiến hành kiểm tra lại một số
đến để tiến hành đánh giá chất lượng sản phẩm cuối cùng. Sau khi tiến hành kiểm tra và kết quả kiểm tra được trình bày ở mục 3.1 đề tài nhận thấy :
- Kết quả kiểm tra độ pH và độ bền màu theo quy trình công nghệ trên mẫu vải nghiên cứu so với kết quả của công ty đều cho kết quả tốt. Đây là sản phẩm dành cho trẻ em và được sử dụng dưới nước nên kết quả này nói đến độ an toàn tốt cho người sử dụng. Điều này chỉ ra rằng người tiêu dùng an tâm về mức độ phơi nhiễu hóa chất từ sản phẩm ra môi trường và các vi lượng các chất độc hại đi vào cơ thể người.
- Kết quả kiểm tra hàm lượng formaldehyde trên các loại vải vượt mức cho phép từ 1.6 – 2.1 lần. Formandehyde được biết đến là một chất cấm vì nghi ngại là chất gây ung thư. Formandehyde được đưa vào vải trong một số quá trình : xử lý hoàn tất chống nhàu, xử lý nâng cao độ bền ma sát ướt, in pigment, vì vậy hóa chất này được phép có mặt trong một công đoạn sử lý. Dư lượng hóa chất này tồn dư lại trên vải có thể do vải được xử lý nâng cao độ bền ma sát ướt, vì với kết quả kiểm tra trên vải thì vải có độ bền ma sát ướt tốt.
- Kết quả kiểm tra hàm lượng chì có thể chiết tách trên vải là thấp. Vải nghiên cứu an toàn cho người sử dụng.
- Kết quả kiểm tra cho thấy rằng để đảm bảo vải đáp ứng các nhãn sinh thái cần kiểm soát toàn diện hơn các tính chất liên quan tới tính sinh thái của sản phẩm.
Kết luận : Sản phẩm nghiên cứu sử dụng được nhưng lưu ý rằng trên vải còn tồn dư lại một lượng nhỏ formandehyde, chất này có thể giảm trong quá trình sử
dụng bằng cách giặt sản phẩm mua về trước khi mặc.
3.3. Đề xuất trình quy trình công nghệđảm bảo tính sinh thái sản phẩm cuối cùng
o Xác định quy trình công nghệ
o Xác định các công đoạn trong quy trình công nghệ cần phải kiểm soát chất lượng sinh thái
o Xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sinh thái nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong từng công đoạn kể trên
3.3.1 Kiểm tra chất lượng sinh thái của nguyên phụ liệu
o Xây dựng mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên liệu đảm bảo chất lượng sinh thái của nguyên phụ liệu
o Xác định các loại nguyên phụ liệu, xây dựng chếđộ kiểm tra chất lượng sinh thái cho từng loại nguyên phụ liệu
o Ví dụ như trong trường hợp sản xuất áo bơi trẻ em như đề tài đã khảo sát ngoài các chỉ tiêu độ bền mầu đã được kiểm tra cần kiểm tra bổ sung một số chỉ tiêu quan trọng cho vải như : pH, hàm lượng formndehyde, hàm lượng kim loại nặng có thể chiết tách trên vải, để sản phẩm sử dụng có độ an toàn cao… Đồng thời qua bảng đánh giá này sẽ tác động đến nhà cung cấp, họ sẽ chú ý hơn trong khâu hoàn tất vải và xử lý kịp thời dư lượng hóa chất tồn dư trên vải.
o Ngoài vải chính cần có bảng kiểm tra chất lượng mẫu in trên sản phẩm (nếu có)
o Kiểm tra chất lượng sinh thái vải lót nếu có
o Kiểm tra chất lượng sinh thái các loại phụ liệu khác như cúc, khóa vvv
3.3.2 Lưu kho nguyên phụ liệu
Lưu kho nguyên phụ liệu theo nguyên tắc không làm giảm chất lượng sinh thái sản phẩm, không xuất hiện các nguy cơ mới như trong quy trình đã được khảo sát
Lưu kho: nguyên liệu để riêng, phụ liệu để riêng. Mỗi cây vải đều có bao bì và thông tin đầy đủ, được vận chyển bằng máy, nơi để khô ráo, thoáng.
3.3.3. Quá trình sản xuất
- Duy trì việc đầu tư trang thiết bị phục vụ cho sản xuất và tạo môi trường làm việc trong sạch để hạn chế những tác nhân có thể làm cho sản phẩm không đảm bảo tính sinh thái.
- Rác thải luôn được thu gom và để đúng nơi quy định, tuân thủ việc phân loại rác
- Các chi tiết, sản phẩm được lưu trữ trong quá trình sản xuất phải tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho sản phẩm như : che đậy các chi tiết khi chưa đi vào sản xuất, lưu trữ các sản phẩm hoàn chỉnh vào kho hoặc nơi thoáng mát che đậy bụi, tránh để gần các hóa chất…
- Nhìn chung trong toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm may ít có công đoạn phát sinh các nguy cơ gây độc tố. Tuy nhiên, nếu trong quy trình sản xuất có các công đoạn có thể phát sinh hóa chất như công đoạn giặt thì cần phải sử dụng các hóa chất chất trợ không có trong danh sách bị cấm bởi các nhãn sinh thái, phải tôn trọng hàm lượng của các hóa chất cần phải kiểm soát hàm lượng, phải có phương án xử lý chất thải lỏng, chất thải rắn và chất thải khí trước khi đưa ra môi trường, phải kiểm tra các chỉ tiêu sinh thái của bán thành phẩm sau quá trình giặt
3.3.4. Quá trình quản lý và kiểm soát chất lượng :
- Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn giúp cho công ty quàn lý tốt hơn quy trình sản xuất, vì hiện tại công ty được điều hành và chỉđạo bởi giám đốc. Các nhân viên chỉ việc độc lập mà không có sự gắn kết các trách nhiệm.
- Cần phổ biến rộng rãi cho công nhân về an toàn môi trường và an toàn sản phẩm để họ có trách nhiệm hơn trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Cần tìm hiểu rõ hơn những yêu cầu trong an toàn sản phẩm để công tác kiểm tra chất lượng không còn thiếu sót.
- Hạn chế sử dụng các thuốc tẩy vết bẩn không rõ nguồn gốc, khi sử dụng loại thuốc tẩy nào thì phải có bảng hướng dẫn sử dụng và không có trong danh mục bị cấm.
Kết luận chương 3
Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy:
− Sản phẩm may sau khi kiểm tra tương đối an toàn cho người sử dụng theo các nhãn sinh thái Oeko – tex 100, nhãn Thái Lan. Tuy nhiên, hàm lượng formandehyde trên vải vượt quá hàm lượng cho phép đối với chủng loại sản phẩm, hàm lượng này không được công ty đề cập đến.
− Ngoài một số sai sót nhỏ như chưa kiểm soát chất lượng sinh thái mẫu in, hàm lượng formandehyde trên vải vượt quá hàm lượng cho phép đối với chủng loại