Phân bố loài cây theo cấp chiều cao là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới. Đối với rừng thứ sinh, thành phần chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng nên các cá thể đều có xu hướng phát triển mạnh về chiều cao cho đến khi rừng đạt trạng thái thành thục.
Bảng 4.5. Phân bố số loài theo cấp chiều cao
TT Cấp chiều cao trung bình (m) Số loài Số lƣợng % 1. I (1-5) 6 11,76 2. II (5,1-10) 26 50,98 3. III (10,1 - 15) 15 29,41 4. IV (15,1-20) 3 5,88 5. V (20,1-25) 1 1,97
33
Đồ thị 4.2. Phân bố số loài theo cấp chiều cao
Kết quả ở bảng 4.5 và đồ thị 4.2 cho thấy, phân bố thực nghiệm số loài theo cấp chiều cao có dạng phân bố giảm, một đỉnh chính lệch trái.
Tại cấp chiều cao 1-5 m có 6 loài. Số loài tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao từ 5,1-10 m với 26 loài. Từ cấp chiều cao 10,1-15 m còn 15 loài. Từ cấp chiều cao 15,1-20 m có 3 loài, có duy nhất 1 loài thuộc cấp chiều cao từ 20,1 m trở lên.
Như vậy, đặc điểm số cây và số loài giảm dần khi chiều cao tăng lên là hiện tượng phổ biến trong rừng tự nhiên mà nguyên nhân là do q uá trình cạnh tranh và đào thải chi phối, chỉ có những loài có sức sinh trưởng mạnh về chiều cao mới có mặt ở những cấp chiều cao tiếp theo.
4.5.3. Sự phân bố số loài theo cấp đƣờng kính
Đối với rừng trồng, khả năng sinh trưởng của các cá thể trong quần thể gần tương đương nhau nên sự phân hoá về đường kính là không lớn. Nhưng đối với rừng tự nhiên, sức sinh trưởng của các loài cây là hoàn toàn khác nhau ngay như trong cùng một loài, những cá thể sống ở những điều kiện khác nhau thì tốc độ sinh trưởng cũng không giống nhau nên sự phân hoá về đường kính rất lớn không chỉ những cá thể trong cùng một loài mà cả các
34
cá thể của các loài khác nhau cũng như vậy. Ngoài ra sự phân hoá về đường kính còn do sự khác biệt về tuổi của các cá thể trong quần xã gây nên. Kết quả nghiên cứu về sự phân bố số loài theo cấp đường kính của rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên đã nghiên cứu được trình bày trong bảng 4.6 và đồ thị 4.3.
Bảng 4.6. Phân bố số loài theo cấp đường kính
TT Cấp đường kính trung bình (cm) Số loài
Số lượng %
1. II (5,1 – 10) 27 58,69
2. III (10,1 – 15) 15 32,61
3. IV (15,1 – 20) 2 4,35
4. V (20,1 – 25) 2 4,35
Từ bảng 4.6 và đồ thị 4.3 chúng tôi nhận thấy, sự phân bố số loài theo nhóm đường kính trong khu vực nghiên cứu rất phức tạp, đồ thị phân bố số loài/nhóm đường kính có xu hướng giảm dần khi đường kính tăng lên. Điều đó cho thấy, việc khai thác và sự tác động quá mức của con người không những làm giảm trữ lượng mà còn giảm về phẩm chất gỗ, tồn tại nhiều loài cây đường kính nhỏ cong queo sâu bệnh, cây gỗ tạp giá trị thấp.
35
4.5.4. Sự phân bố số cá thể theo cấp đƣờng kính
Đường kính là chỉ số cơ bản để xác định thể tích của cây, trữ lượng, sản lượng lâm phần. Mặt khác, phân bố số cây theo nhóm đường kính là một phân bố tổng quát nhất khi nghiên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới tự nhiên hỗn loài.
Tác giả Nguyễn Ngọc Lung (1991) [20] cho rằng, phân bố số cây theo cấp đường kính là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quy định kết cấu lâm phần. Vì vậy, nghiên cứu cấu trúc phân bố số cây theo cấp đường kính phần nào đánh giá được trạng thái rừng, góp phần đưa ra những nhận định về sự phát triển của rừng trong tương lai.
Bảng 4.7. Phân bố số cá thể theo cấp đường kính
TT Cấp đƣờng kính trung bình (cm) Số cá thể Số lƣợng % 1. II (5,1-10) 106 67,51 2. III (10,1 - 15) 43 27,39 3. IV (15,1-20) 6 3,82 4. V (20,1-25) 2 1,29
Đồ thị 4.4. Phân bố số cá thể theo cấp đường kính
Qua số liệu bảng 4.7 và đồ thị 4.4 cho thấy, phân bố thực nghiệm theo xu hướng số cây giảm dần khi cấp đường kính tăng lên, đó là dạng phân bố
36
giảm. Đây là dạng phân bố đặc trưng của kiểu rừng thứ sinh tự nhiên hỗn loài nhiệt đới, dạng phân bố này hợp với quy luật chung của rừng tự nhiên hỗn loài như nhiều tác giả khác đã công bố.
Số cá thể tập trung lớn nhất trong cấp đường kính 5,1-10 cm với 106 cá thể (chiếm 67,51%). Ở nhóm đường kính từ 10,1-15 cm có 43 cá thể (chiếm 27,39%). Nhóm đường kính từ 15,1-20 cm có 6 cá thể (chiếm 3,82%). Nhóm đường kính từ 20,1-25 cm có 2 cá thể (chiếm 1,29%). Không có cá thể nào thuộc các nhóm đường kính lớn hơn 25,1 cm.
Kết quả nghiên cứu sự phân bố số cây theo cấp đường kính của khu vực nghiên cứu cho thấy cường độ giảm nhìn chung là nhanh ở cấp đường kính từ 5,1-10 cm sang cấp đường kính từ 10,1-15 cm. Việc số cây giảm khi cấp đường kính tăng lên hoàn toàn phù hợp với quy luật tự nhiên, trong đó tốc độ giảm sút ban đầu từ đường kính 10-30 cm có thể do đào thải tự nhiên trong quá trình cạnh tranh hoặc cũng có thể do trong dải đường kính đó có một số loài cây không còn khả năng lớn thêm được nữa nên dừng lại ở cấp đường kính đó.
4.5.5. Quy luật tƣơng quan giữa chiều cao và đƣờng kính thân cây
Nghiên cứu quy luật tương quan của các đại lượng được quan tâm của quần thể cây gỗ rừng cho phép xác định các đại lượng khó đo trực tiếp hoặc điều tra phức tạp hơn thông qua các đại lượng dễ đo. Hơn nữa, các mối tương quan này có thể thay đổi khi các hệ sinh thái rừng ở các giai đoạn phát triển khác nhau nên các kết quả nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau có thể cho phép tổng hợp đưa ra quy luật biến đổi trong quá trình diễn thế thảm thực vật rừng.
Tương quan chiều cao - đường kính (H/D) của cây gỗ rừng đã được nghiên cứu rất nhiều, tuy nhiên chủ yếu với đối tượng là các quần thể cây gỗ của rừng trồng miền ôn đới M. Prodan (1968); Kramer, Akca (1987).
37
Tương quan H/D của quần thể cây gỗ rừng tự nhiên được nghiên cứu ít hơn. Song, chính đối tượng này rất cần được nghiên cứu vì trong điều kiện rừng tự nhiên, nhất là rừng tự nhiên nhiệt đới, rất khó đo chiều cao cây. Mặt khác, cần có nhiều nghiên cứu trên nhiều đối tượng khác nhau để có thể tổng hợp đưa ra các quy luật chung cho mối liên hệ giữa tương quan H/D và các yếu tố khác của quần hợp cây gỗ.
Các tác giả nghiên cứu tương quan H/D của các quần thể cây rừng trên những đối tượng khác nhau đều khẳng định, giữa chiều cao với đường kính thân cây tồn tại mối quan hệ chặt chẽ như M. Prodan (1968), Nguyễn Văn Trương (1983) [47], Kammeisheidt (1994), Wode (2000).
Kammesheidt (1994) khi xây dựng mô hình toán định lượng tương quan H/D của một số loài cây gỗ ở Vênêxuêla đã sử dụng các hàm số:
3
1, 3 D à 1, 3 a*exp b
H v H
a bD D
Võ Đại Hải (2008) khi nghiên cứu rừng Vối thuốc ở Tây Bắc đã sử dụng hàm số: H=a+b*lnD
Khi nghiên cứu cây rừng ở Chư Mom Rây, Wode (2000) đã sử dụng hàm số: H=1,3+D2/(a+b*D+c*D2)
Ở đây chúng tôi đã phân tích hồi quy với các số liệu thu thập được về chiều cao và đường kính (cho những cây có chiều cao h > 1,3 m). Sau đó vẽ đồ thị và lập phương trình hồi quy tuyến tính thực nghiệm
Bảng 4.8. Chiều cao và đường kính trung bình của các loài
STT Tên loài H D Số cá thể (mi)
1 Sơn 9,17 7,68 4
2 Kháo lá nhỏ 8,94 8,33 11
3 Chẹo 10,46 9,75 35
38
STT Tên loài H D Số cá thể (mi)
5 Trám chim 8,5 8,35 6 6 Re trắng lá to 8,57 7,23 11 7 Trầm hương 11,5 11,83 2 8 Bưởi bung 9,42 9,99 5 9 Dẻ gai ấn độ 9,16 8,63 6 10 Sau sau 11,76 9,3 11
11 Bời lời hoa tán 11,17 7,44 8
12 Thành ngạnh nam 7,33 7,22 3 13 Nhựa ruồi 4,5 7,6 2 14 Thẩu táu 4,1 6,27 2 15 Hoắc quang 7,37 7,63 3 16 Sầm núi 5 6,45 1 17 Hu đay 9,5 8,15 2 18 Sòi 14,5 12,15 1 19 Thị núi 7,7 10,6 1 20 Gội nếp 7,05 7,5 7 21 Nhội 11,5 15 1 22 Cò ke 8 10,8 1 23 Vả 7,6 8,25 1 24 Sồi 11,2 12,05 1 25 xoan 8,45 8,8 1 26 Lát hoa 10 12 1 27 Sảng 9,2 9,67 3 28 Ngái 7,3 9 1 29 Nây 5 cánh 8,4 9,7 1 30 Bộp lông 8,6 10,23 2 31 Trám trắng 10 12,85 3
39
Bảng 4.9. Các giá trị X, Y, s(x), s(y), hệ số tương quan mẫu (r)
Các thông số X Y s(x) s(y) r
Giá trị 10,17 8,8071 1,9173 3,4513 0,271
Như vậy, hệ số tương quan mẫu (r = 0,271) cho thấy rằng mối tương quan giữa chiều cao và đường kính của cây là không chặt. Nguyên nhân là do các trạng thái thảm thực vật tại rừng thứ sinh nơi đây đang trong quá trình phục hồi. Rừng thứ sinh với nhiều loài cây, sự sinh trưởng và phát triển của các loài là khác nhau. Sự cạnh tranh của các cá thể lớn. Vì vậy, sự phát triển chiều cao không tương thích với tăng lên về đường kính.
Theo công thức lập đường hồi quy tuyến tính thực nghiệm:
y
x
r x S
Y Y
S x X X
Và từ bảng 4.9, ta xây dựng được đường hồi quy trung bình tuyến tính thực nghiệm như sau:
0, 271 3, 4513 8, 8071 1, 9173 10,17 x y x x y = 0,4869 x + 3,8553
40
41
4.5.6. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất
Qua nghiên cứu, rừng thứ sinh phục hồi liên tục bị chặt hạ các cây gỗ lớn và cây gỗ nhỡ có tán rộng, đồng thời các cây tiên phong ưa sáng có đời sống ngắn đến thời kỳ tự tiêu vong đã tạo nên các khoảng trống. Ngoài ra ảnh hưởng của yêu tố địa hình như độ dốc cũng là nguyên nhân làm cho lớp cây tái sinh trên các trạng thái thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu có dạng phân bố cụm.
4.6. Giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng thực vật và phục hồi rừng
Hệ thực vật tại vùng nghiên cứu đang trong quá trình phục hồi và phát triển. Từ thực tế điều tra nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần bảo tồn đa dạng thực vật như sau:
Các cấp chính quyền (tỉnh Vĩnh Phúc, xã Ngọc Thanh), và Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam cần có chính sách đầu tư hơn nữa cả về nhân lực lẫn kinh phí phục vụ công tác bảo tồn và phát triển hệ thực vật.
Nâng cao nhận thực cộng đồng bằng các hình thức: vận động, tuyên truyền giáo dục ý thức dân địa phương về việc bảo vệ phát triển rừng, biến mỗi người dân thành một cán bộ kiểm lâm; nâng cao đời sống cho nhân dân trong khu vực.
Tránh những tác động tiêu cực của con người, gia súc: phòng chống lửa rừng, cấm chặt cây, phá rừng, đốt nương làm rẫy,...
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.
Xúc tiến các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng. Các bước cụ thể là:
42
- Khoanh nuôi lớp cây tái sinh, nhất là các loài có ít cá thể, như: Sau sau (Liquidambar formosana), Nhội (Bischofia javanica), Vàng anh (Saraca
dives),.. nhằm bảo vệ và phát triển tính đa dạng sinh học.
- Khoanh nuôi các loài có khả năng tái sinh mạnh, như: Kháo hoa nhỏ (Machilus parviflora), Re trắng lá to (Phoebe tavoyana), Giền (Xylopia
vielana), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana)… nhằm xây dựng các mô hình
ưu hợp thực vật phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và tham quan du lịch.
- Trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu, như: Sơn (Toxicodendron succedanea), Bồ đề (Styrax tonkinensis)... nhằm phát triển kinh tế địa phương.
- Tiến hành đánh giá định kỳ mọi hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn, nhằm đánh giá kết quả từ đó có các điều chỉnh phù hợp với thực tế.
43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Theo khung phân loại của UNESCO (1973), thảm thực vật rừng tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là kiểu Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở địa hình thấp.
Kết quả điều tra cho thấy rừng nguyên sinh trên khu vực nghiên cứu đã bị phá huỷ hoàn toàn, thay thế vào đó là các trạng thái thảm thực vật thứ sinh nhân tác từ thảm cỏ, thảm cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên hay rừng trồng nhân tạo.
Tổ thành loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu, bước đầu đã ghi nhận 89 loài cây tái sinh thuộc 32 họ: trong đó có 29 loài cây gỗ lớn, 27 loài cây gỗ nhỏ, 30 loài cây bụi, 2 loài dây leo.
Dưới tán rừng thứ sinh đã thống kê được 46 loài cây tái sinh. Trong đó có 25 loài cây gỗ với cây trưởng thành đạt chiều cao 6 m trở lên (chiếm 49,06%); 18 loài là cây bụi và gỗ nhỏ (chiếm 51,04 %). Tổ thành loài cây tái sinh trong thảm cây bụi chủ yếu là các loài cây chịu khô hạn. Tổ thành loài cây trong thảm cỏ có số lượng loài cây tái sinh ít nhất.
Qua nghiên cứu, kết cấu tổ thành loài của cả rừng kín và rừng thưa chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Các loài cây gỗ lớn có giá trị ít. Tổ thành loài cây tái sinh trong thảm cây bụi chủ yếu là các loài cây chịu khô hạn. Trong trạng thái thảm cỏ, Guột (Dicranopteris linearis) chiếm ưu thế với các quần thể mọc dày đặc tạo thành lớp dày tới 1 m che phủ kín mặt đất.
Trạng thái rừng thứ sinh, khả năng tái sinh của một số loài khá cao như; Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Lấu đỏ (Psychotria rubra). Trạng thái thảm cây bụi là Mua (Melastoma normale), Sim (Eupatorium odoratum), Chè
44
(Camellia sinensi). Trong trạng thái thảm cỏ khả năng tái sinh của guột chiếm ưu thế, khả năng tái sinh của cây gỗ kém.
Phân bố số cây theo cấp đường kính (phân bố N/D) có dạng phân bố giảm; Số loài theo cấp đường kính giảm dần khi đường kính tăng lên.
Tương quan chiều cao đường kính có dạng tuyến tính. Đã xác định được phương trình tương quan chiều cao đường kính của rừng thứ sinh, phương trình có dạng sau: y = 0,4869 x + 3,8553.
Qua nghiên cứu, lớp cây tái sinh trên các trạng thái thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu có dạng phân bố cụm.
Đã đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển rừng, trong đó các giải pháp khoa học kỹ thuật gồm thực hiện các biện pháp xúc tiến tái sinh rừng, trồng bổ sung các loài cây mục đích để nâng cao giá trị rừng phục hồi.
KIẾN NGHỊ
- Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài mới chỉ tiến hành trên phạm vi hẹp. Vì vậy, chúng tôi cho rằng cần có nhiều nghiên cứu tiếp theo để đánh giá toàn diện khả năng tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
- Đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ tái sinh tự nhiên của thảm thực vật và quá trình tái sinh của tất cả các nhóm dạng sống bao gồm cả cây bụi, cây thảo và cây leo để có đầy đủ căn cứ cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng tại khu vực nghiên cứu.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật
hạt kín ở Việt Nam, 532 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, 1203 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) & nnk. (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập III, 1248 tr., Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.