Phân tích tình hình lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh điện thoại nokia tại công ty TNHH một thành viên thương mại FPT mêkông (Trang 48)

(Trích bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần năm 2007-2009)

Do hoạt động chính của công ty là phân phối nên gần như 100% lợi nhuận của công ty tăng hay giảm phụ thuộc hoàn toàn vào sự tăng hay giảm của doanh thu và chi phí. Công ty cũng có khoản lợi nhuận khác nhưng chiếm một phần cực nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của công ty. Đó là lợi nhuận từ HĐTC và lợi nhuận khác nhưng sự tăng giảm của cả hai khoản lợi nhuận này không phản ánh được sự tăng giảm của lợi nhuận công ty qua các năm mà chỉ phản ánh được lượng tồn kho, tiền mặt của công ty qua các kỳ, mà yếu tố này chúng ta không phân tích ở phần lợi nhuận này.

Nhìn vào bảng phân tích lợi nhuận trên chúng ta thấy lợi nhận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 cao hơn năm 2007 là 3.818 triệu đồng

SVTH: Quách Kim Hậu 38 MSSV: B070143

ĐVT: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%)

DTT Bán hàng 419.901 513.903 634.785 94.003 22,39 120.882 23,52 DT HĐTC 230 198 217 -32 -13,91 19 9,6 DT khác 39,5 103 42,6 64 160,76 -60 -58,64 Giá vốn BH 398.451 488.635 605.003 90.184 22,63 116.369 23,82 Lợi nhuận gộp 21.450 25.268 29.782 3.818 17,80 4.514 15,16 Tỷ lệ LNG/DTT 5.1 4.9 4.7 -0.2 -3,7 -0.2 -4,6 Chi phí BH 4.078 6.302 8.484 2.223 54,52 2.182 34,62 Chi phí QLDN 4.486 4.601 4.768 115 2,57 167 3,63 Chi phí HĐTC 816 600 991 -215 -26,42 391 65,09 Lợi nhuận thuần 12.339,5 14.066 15.798,6 1.726,5 14.00 1.732,6 12,32 Tỷ lệ LNT/DTT 2.9 2.4 1.9 -0.5 -1,83 -0.5 -1,9 Thuế TNDN 3.455 3.9385 3.950

hay tăng 17,80%. sang năm 2009 lợi nhuận gộp của công ty so với năm 2008 tiếp tục tăng lên 4.514 hay tăng 15,16%. Sự tăng lên của lợi nhuận gộp tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng mặc dù mức độ tăng của chúng là khác nhau trong các năm nhưng nhìn chung lợi nhuận gộp tăng, cụ thể mức độ tăng của lợi nhuận gộp như sau: năm 2007 một 100 đồng doanh thu thu về có 21.45 đồng là lợi nhuận gộp; Sang năm 2008, 100 đồng doanh thu thu về có đến 25,27 đồng là lợi nhuận gộp. Đến năm 2009, 100 đồng doanh thu thu về thì lợi nhuận gộp tăng lên 29.78 đồng. Tuy nhiên tỷ lệ LNG/DTT qua các năm đều bị giảm, từ tỷ lệ 5,11% trong năm 2007 thì sang năm 2008 giảm còn 4,92% hay giảm 0,19%; đến năm 2009 tỷ lệ LNG/DTT lại tiếp tục giảm còn 4,69% hay giảm 0,23%. Từ số liệu trên chúng ta thấy lợi nhuận gộp tăng đều qua các năm mà tỷ lệ LNG/DTT giảm đều thì ắt hẳn lợi nhuận gộp của công ty chịu tác động của sự tăng giảm chi phí qua các năm nên đã làm cho lợi nhuận gộp so với tỷ lệ LNG/DTT thay đổi trái chiều.

Trong cơ cấu chi phí thì giá vốn bán hàng luôn chiếm một tỷ lệ cố định là 97,7% nên dù năm 2008 giá vốn bán hàng tăng lên 90.184 triệu đồng hay tăng 22,63% so với năm 2007 hay giá vốn bán hàng của năm 2009 so với 2008 tăng lên 116.369 triệu đồng hay tăng 23,82% thì sự tăng này không phản ánh trực tiếp đến lợi nhuận thuần của công ty do tỷ lệ của khoản chi phí này là cố định, gần đúng bằng tỷ lệ của doanh thu bán hàng. Chính vì vậy chúng ta sẽ phân tích các khoản chi phí khác ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của công ty.

Qua bảng phân tích số liệu chúng ta thấy tổng chi phí qua các năm đều tăng trong đó chi phí bán hàng có mức tăng giảm cao nhất , cụ thể năm 2008 so với năm 2007 khoản chi phí này tăng lên đến 54,52 % hay tăng 2.223 triệu đồng. Điều này đã làm ảnh hưởng trực đến mức tăng của LNT. Tuy nhiên đến năm 2009 chi phí bán hàng so với năm 2008 lại đột ngột giảm xuống còn 34,62% hay chỉ tăng 2.182 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty đã hạn chế được chi phí bán hàng để góp phần làm cho LNT tăng. Tuy nhiên khi chi phí bán hàng có chiều hướng giảm ở năm 2009 so với 2008 thì chi phí quản lý doanh nghiệp cho thấy luôn tăng đều mặc dù mức tăng là không cao nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của công ty. Cụ thể năm

2008 so với năm 2007 chi phí QLDN tăng lên 115 triệu đồng hay tăng 2,57%, sang năm 2009 chi phí này so với năm 2008 tiếp tục tăng lên 167 triệu hay tăng 3,63%. Chi phí HĐTC của công ty cũng ảnh hưởng không nhỏ đến LNT hàng năm của công ty. Trong năm 2008 chi phí này giảm so với 2007 là 215 triệu đồng hay giảm 26,42%. Tỷ lệ giảm của chi phí HĐTC tuy cao nhưng do chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí nên vẫn làm cho tỷ lệ LNG/DTT của năm 2008 so với năm 2007 giảm 0,19%. Đến năm 2009 chi phí HĐTC so với năm 2008 tăng lên 391 triệu hay tăng 65,09% nên dù chi phí bán hàng có giảm xuống nhưng tỷ lệ LNG/DTT của kỳ 2009 vẫn giảm 0,23%. Điều này làm cho LNT của công ty bị giảm theo.

Qua phân tích chúng ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí qua các năm đều tăng nhưng tỷ lệ tăng giữa năm 2009/2008 so với tỷ lệ tăng giữa năm 2008/2007 bị giảm. Cụ thể năm 2007 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu về 3,1 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu về 2,88 đồng lợi nhuận, bị giảm 0,22 đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 1 đồng chi phí bỏ ra công ty thu về 2,61 đồng lợi nhuận, bị giảm 0,27 đồng so với năm 2008. Mặc dù hiệu quả sử dụng chi phí có xu hướng giảm nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép của công ty là 1 đồng chi phí bỏ ra công ty phải thu về 2,5 đồng lợi nhuận nên có thể nói công ty vẫn đang kiểm soát được hiệu quả sử dụng chi phí. Cũng giống như tỷ lệ LNT/GVBH, tỷ lệ LNT/DTT đều dương qua các năm nhưng tỷ lệ này bị giảm xuống qua các năm. Điều này cho thấy công ty vẫn hoạt động có hiệu quả nhưng chưa thật sự tốt lắm.

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận chúng ta thấy các khoản chi phí đều có xu hướng tăng duy chỉ có chi phí bán hàng là giảm ở năm 2009, mức giảm này tuy cao nhưng tổng chi phí của công ty vẫn tăng đều và cao hơn cả tỷ lệ tăng của doanh thu nên có thể nói công ty chưa quản lý tốt về mặt chi phí nên đã dẫn đến việc lãng phí chi phí hàng năm và ảnh hưởng trực tiếp đến LNT của công ty. Cụ thể năm 2008 lãng phí chi phí trong mối tương quan với doanh thu năm 2007 là 1.007 triệu đồng đến năm 2009 số tiền lãng phí so với 2008 đã tăng lên đến 1.464 triệu đồng.

Tóm lại các nhân tố ảnh hướng xấu đến lợi nhuận của công ty mà cụ thể các khoản chi phí đều có xu hướng tăng qua các năm nhưng mức tăng này vẫn đảm bảo tổng lợi nhuận hàng năm của công ty là 2%/tổng doanh thu nên có thể nói tình hình hoạt động của công ty vẫn ổn định.

4.5. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TY

Bảng 7: bảng cân đối tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2007-2009

ĐVT: Triệu đồng Khoản Mục 2007 Tỷ trọng (%) 2008 Tỷ trọng (%) 2009 Tỷ trọng (%) TỔNG TÀI SẢN 36.557 100 42.041 100 50.870 100

Tiền Và các khoản tương đương tiền 4.752 13 3.363 8 5.087 10 Phải thu của khách hàng 16.816 46 15.555 37 24.418 48 hàng tồn kho 10 .967 30 18.918 4 5 14.2 44 28 Tài sản ngắn hạn khác 1 .462 4 1.682 4 2.5 44 5 Tài sản cố định 1 .097 3 841 2 2.5 44 5 Tài sản dài hạn khác 1 .462 4 1.682 4 2.0 35 4 TỔNG NGUỒN VỐN 36.557 100 42.041 100 50.870 100 Nợ ngắn hạn 22.665 62 28.167 67 33.066 65.0 Nợ dài hạn 3.770 10,3 3.363 8 7.122 14.0 Vốn điều lệ 10 .000 2 7,4 10.000 2 4 10.0 00 1 9.7 Nguồn kinh phí và quỹ khác

122 0,3 420 1 7 63 1. 50 Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn từ năm 2007-2009 này là cơ sở để chúng

ta phân tích các chỉ tiêu tài chính phản ảnh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Qua đó giúp cho công ty biết được hiệu quả sử dụng đồng vốn, khả năng thanh toán... biến động như thế nào qua các năm.

4.5.1. Khả năng thanh toán:

Bảng 8: Các hệ số thanh toán của công ty từ năm 2007-2009

- Hệ số thanh toán ngắn hạn: Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tuy có chiều hướng giảm hàng năm nhưng đều lớn hơn một, điều đó cho thấy tài sản thanh toán ngắn hạn của công ty có khả năng thanh toán tốt cho các khoản nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2007, mỗi 1 VNĐ nợ được đảm bảo bằng 1.44 VNĐ tài sản của công ty. Sang năm 2008, thì mỗi 1 VNĐ nợ được đảm bảo bằng 1.34 VNĐ tài sản, giảm 0.1 VNĐ so với năm 2007. Hệ số thanh toán ngắn hạn này giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên công ty phải cho nợ nhiều hơn, lượng tồn kho cũng nhiều hơn và tiền mặt cũng giảm xuống đồng thời tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn đã tăng lên 67% tức tăng 5% so với năm 2007. Đến năm 2009 hệ số thanh toán này tiếp tục giảm xuống 0.02 VNĐ so với năm 2008 hay 1 VNĐ nợ trong năm 2009 được đảm bảo bằng 1.32 VNĐ tài sản của công ty. Năm 2009 tỷ trọng tiền mặt của công ty đã tăng lên 10% trong tổng tài sản, cao hơn năm 2008 2% nhưng so với năm 2007 thì tỷ trọng này vẫn thấp hơn 3%. Song song đó thì tỷ trọng nợ ngắn hạn năm 2009 đã giảm xuống 65% tức giảm 2% so với năm 2008. Chính vì vậy mà hệ số thanh toán ngắn hạn đã tiếp tục giảm nhưng rất thấp và có chuyển biến tích cực.

SVTH: Quách Kim Hậu 42 MSSV: B070143

Năm

2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008

Chỉ tiêu Số tiền (%) Số tiền (%)

HS Thanh toán ngắn hạn 1.44 1.34 1.32 -0.1 -6,94 -0.02 -1,49 HS Thanh toán nhanh 0.91 0.83 0.89 -0.08 -8,79 0.06 7,23 HS vòng quay hàng tồn kho 36.33 25.83 42.48 -10.5 -28,90 16.65 64,46 Kỳ thu tiền bình quân 14.62 11.05 14.04 -3.57 -24,42 2.99 27,06

- Hệ số thanh toán nhanh: hệ số này phản ảnh khả năng thanh toán nợ bằng tiền mặt và các khoản có thể chuyển nhanh thành tiền mặt để thanh toán nợ ngắn hạn. Nhìn qua bảng số liệu các năm chúng ta thấy công ty đảm bảo khá tốt khả năng thanh toán nhanh nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2007 công ty luôn 0.91 VNĐ trong khoản mục tiền và các khoản mục phải thu để sẵn sàng đáp ứng cho 1 VNĐ nợ ngắn hạn. Đến năm 2008 hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm xuống còn 0.83, tức giảm 0.08 VNĐ so với năm 2007. Sang năm 2009 hệ số này tăng lên 0.89 tức tăng 0.06 VNĐ so với năm 2008. Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của công ty qua 3 năm luôn ở mức khá cao là trên 0.8, tuy có sự tăng giảm qua các năm nhưng không cao lắm. Qua đó cũng cho thấy công ty quản lý tài sản rất tốt đặc biệt là tái sản tiền mặt. Công ty luôn đảm bảo thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn nhưng cũng hạn chế lượng tiền mặt tối đa nhằm tạo ra lợi nhuận tốt nhất cho công ty thông qua việc sử dụng nguồn tài sản hiệu quả.

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho: nhìn vào bảng số liệu ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty qua các năm đều khá tốt. Năm 2007 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 36.33 vòng, phản ảnh mức độ quản lý hàng tồn kho của công ty khá tốt. Tuy nhiên sang năm 2008 vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 23.83 vòng tức giảm 10.5 vòng so với 2007, điều này cũng thật dễ hiểu khi năm 2008 tình hình buôn bán chậm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên lượng tồn kho tăng. Đến năm 2009 vòng quay hàng tồn kho được quản lý tốt, hàng hóa ra nhanh lượng tồn kho giảm mạnh nên vòng quay hàng tồn tăng lên 42.48 vòng tức tăng 16.65 vòng so với năm 2008. Tóm lại hệ số vòng quay hàng tồn kho qua các năm chỉ đánh giá chung chung mức độ tăng giảm hàng tồn kho hàng năm của công ty chứ bản thân chúng không phản ánh được hiệu quả hoạt động của công ty. Để hiểu thêm về vòng quay hàng tồn kho của công ty có đáp ứng và phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế của công ty hay không chúng ta sẽ tìm hiểu kỳ thu tiền bình quân của công ty qua các năm tiếp theo.

- Kỳ thu tiền bình quân: do trong quá trình kinh doanh công ty bán hàng với 2 hình thức là tiền mặt và công nợ. Công nợ thì có 2 hạn mức 7 ngày đối với những

đại lý nhỏ và 15 ngày đối với đại lý lớn và hạn mức cho phép vượt là 20 ngày. Từ bảng số liệu chúng ta thấy tình hình quản lý công nợ của công ty khá tốt đều dưới 15 ngày. Đặc biệt là năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ suy thoái kinh tế nhưng kỳ thu tiền bình quân của công ty chỉ là 11.05 ngày thấp hơn năm 2007 là 3.57 ngày và thấp hơn năm 2009 là 2.99 ngày. Như đã trình bày trong các mục trước là trong năm 2008 công ty cho nợ nhiều và tồn kho cũng nhiều nhưng khi phân tích kỳ thu tiền bình quân chúng ta thấy kỳ thu tiền bình quân là thấp hơn so với năm 2007 và 2009. Thật tế là trong năm 2008 công ty cho nợ 7 ngày gần như các khách hàng mua tiền mặt trước đây nên khi tính kỳ thu tiền bình quân thì chúng ta thấy giảm xuống do lượng đại lý mua công nợ 15 ngày giảm xuống và chuyển sang mua công nợ 7 ngày do mua công nợ 7 ngày thì chiết khấu tốt hơn. Đến năm 2009 thì công ty điều chỉnh sách sách để phù hợp với thực tế của công ty là cho công nợ 15 ngày nhiều hơn và giảm hình thức mua bằng tiền mặt xuống nên kỳ thu tiền bình quân đã tăng lên 14.04 ngày. Tóm lại tuy có sự tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung công ty đã thực hiện tốt việc cho nợ và thu hồi công nợ.

4.5.2. Phân tích hiệu quả sinh lợi của hoạt động kinh doanh

Bảng 9: các tỷ số tài chính của công ty từ năm 2007-2009

- Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu: nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy tỷ số này qua 3 năm luôn ở mức cao và tăng trưởng qua từng năm. Điều này chứng tỏ công ty đang sử dụng rất tốt vốn chủ sở hữu để tạo nên lợi nhuận cho công ty. Cụ thể là trong năm 2007, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo nên 88 đồng lợi nhuận. Sang năm 2008, 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo nên 97 đồng lợi nhuận, tức 9 đồng so với

SVTH: Quách Kim Hậu 44 MSSV: B070143

Năm

2007 2008 2009

Chỉ tiêu

Tỷ số LN trên vốn chủ sở hữu 88,00

% 97,00% 110% Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu 2,12% 1,97% 1,87% Tỷ số LN ròng trên tổng tài sản 24,3% 24,10% 23,30%

năm 2007 hay tăng 11%. Đến năm 2009 tỷ số này tiếp tục tăng lên, tức 100 đồng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh điện thoại nokia tại công ty TNHH một thành viên thương mại FPT mêkông (Trang 48)