Nâng cao khả năng hấp thụ tác độngtràn của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa (Trang 31 - 32)

Như đã phân tích ở trên, Tác động tràn của liên kết FDI đóng một vai trò tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế nước chủ nhà nói chung và các doanh nghiệp nội địa nói riêng. Tác động tràn liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ thường được coi là một mục tiêu quan trọng của các nước nghèo. Thông qua FDI, các công ty nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước sở tại thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài tuy nhiên xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, về phía doanh nghiệp trong nước, một mặt do năng lực yếu kém về đổi mới công nghệ, mặt khác công nghệ tiên tiến đều do các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất và giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm. Đây là kết quả của hiệu suất tăng dần theo qui mô. công ty qui mô lớn có tiềm năng công nghệ trên thế giới nắm giữ, để vượt qua yếu điểm này họ có xu hướng muốn được áp dụng ngay công nghệ tiên tiến hoặc trực tiếp thông qua thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ cho đối thủ trong nước nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối tác trong nước để thành lập liên doanh, qua đó diễn ra quá trình rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các nước nghèo là liệu các điều kiện trong nước có đủ để đón nhận phổ biến và chuyển giao công nghệ hay không. Ket quả từ nhiều mô hình lý thuyết cũng rút ra là mức độ phố biến và chuyển giao công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước.

Loại tác động tràn tiếp theo cũng được coi là rất quan trọng đối với các nước chậm phát triển là sự có mặt của doanh nghiệp FDI tạo ra tác động cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, tác động này lại phụ thuộc vào cấu trúc thị trường và trình độ công nghệ của nước nhận đầu tư. Đối với các nước chậm phát triển, trong nhiều trường hợp tác động cạnh tranh của FDI là rất khốc liệt trước khi nó mang lại tác động tràn tích cực khác.

Ngoài việc tạo thêm việc làm, FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý và kỹ năng tay nghề cho lao động của nước nhận FDI. Tác động tràn này xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận các vị trí quản lý, các công việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai. Việc truyền bá kiến thức cũng diễn ra thông qua kênh đào tạo công nhân kỹ thuật ở trong nước và tại công ty mẹ. Tác động tràn tuy nhiên chỉ phát huy tác dụng khi đội ngũ lao động có trình độ này ra khỏi doanh nghiệp FDI và chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước hoặc tự thành lập doanh nghiệp và sử dụng những kiến thức tích luỹ được trong quá trình làm việc cho các công ty con hoặc liên doanh với nứơc ngoài vào công việc kinh doanh tiếp đó. Song mức độ di chuyển lao động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như sự phát triển của thị trường lao động, cầu về lao động có trình độ kỹ năng cũng như các điều kiện gia nhập thị trường khi muốn khởi sự doanh nghiệp. Đây cũng chính là cản trở lớn mà các nước chậm phát triển đang phải đối mặt.

Vẩn dề đặt ra hiện nay là tạo cơ hội cho xuất hiện tác động tràn và tăng khả năng hấp thụ các tác độngtràn tích cực của FDI cho các doanh nghiệp trong nước.sau đây là một số hướng đề xuất:

Một phần của tài liệu Liên kết FDI với các doanh nghiệp nội địa (Trang 31 - 32)