trong ngành công nghiệp phụ trợ.
Công nghiệp phụ trợ phát triển thì mới thu hút FDI, đặc biệt là trong các ngành sản xuất các loại máy móc - những ngành đang phát triển mạnh tại Đông Á và những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế so sánh động. Tỷ lệ của chi phí về công nghiệp phụ trợ cao hơn nhiều so với chi phí lao động nên một nước dù có ưu thế về chi phí lao động nhưng công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho môi trường đầu tu kém phát triển. Do đó, vấn đề phát triển nghành công ngiệp phụ trợ là cần thiết để tăng mức độ liên kết hiệu quả giữa FDI và các doanh nghiệp nội địa nước ngoài. Ở Việt Nam, công nghiệp phụ trợ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, môi trường đầu tư cũng vì thế nà kém hấp dẫn hơn.
Đe tạo điều kiện phát triển cho ngành công nghiệp phụ trợ, ngày 22/02/2011, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành một quyết định số 12/2011/QĐ - TTg về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, quyết định này được đánh giá là chưa đủ mạnh để thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển toàn diện, và vẫn cần một văn bản pháp luật cao hon. Phát triển công nghiệp phụ trợ vốn rất khó khăn vì nó đòi hỏi công nghệ cao, đòi hỏi chất lượng lao động cao, bởi vậy chính sách cũng cần một lộ trình có tính khoa học cao, phù hợp với sự phát triển chung. Chúng ta phải có các văn bản quy định về phẩm chất kỹ thuật, đăng ký ngành nghề, thay đổi về hải quan, về chính sách thuế... Tiếp đó, quan trọng không kém là các ưu đã về tài chính, về đất đai hạ tầng, về đầu tu, về nguồn nhân lực, các chính sách khuyến khích thành lập các doanh nghiệp sản
xử các hợp đồng cung ứng, xây dựng và ban hành cơ sở dữ liệu đầy đủ về công nghiệp phụ trợ... Nói tóm lại, chúng ta cần ban hành nhiều đạo luật chứ không chỉ một đạo luật là đủ.
Đe phát triển công nghiệp phụ trợ, bên cạnh việc xây dựng chính sách đủ mạnh cũng cần rất nhiều nguồn lực như vốn, sự ưu đãi từ phía chính phủ (như ưu đãi về thuế nhập khẩu, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo nhân lực cho phát triển công nghiệp phụ trợ...).
Sau đây là các chính sách cụ thể và biện pháp thực hiện:
a. Giảm hoặc bãi bỏ các loại thuế đánh vào linh kiện nhập khẩu để giảm giá thành sản phẩm lắp ráp, để các sản phẩm này xuất khẩu được. Mở rộng thị trường ra các nước khác để tăng quy mô sản xuất thành phẩm cuối cùng mới kích thích các công ty nhỏ và vừa nước ngoài đến đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Trong thời đại tự do thương mại không thể áp dụng chính sách nội địa hoá như các nước chung quanh đã làm trong quá khứ. Mở rộng thị trường sản phẩm lắp ráp và chủ động xây dựng công nghiệp phụ trợ là chiến lược thích hợp nhất hiện nay. Cũng từ quan điểm này, Chương 9 đặc biệt phân tích trường hợp ngành điện, điện tử gia dụng.. Việc chủ động xây dựng công nghiệp phụ trợ có thể được thực hiện qua những điểm từ b đến e dưới đây.
b. Cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành phụ trợ tại các công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo các điều kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp nhà nước vừa nói.
đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nuớc.
đ. Dồn hết mọi khả năng để kêu gọi FDI đầu tu vào việc sản xuất trong các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt trong một số khu công nghiệ tru tiên giải quyết ngay và triệt để các mặt về hạ tầng, về thủ tục hành chính, về cung cấp nguồn nhân lực cần thiết, V.V.,
và đặt ra các đội chuyên trách thuờng xuyên theo dõi hoạt động đầu tu của doanh nghiệp nuớc ngoài để phát hiện ngay các vuớng mắc và giải quyết ngay.