Phân tích chỉ báo kĩ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích mã cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu từ năm 2009 tới năm 2011 (Trang 52 - 59)

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT

6.2Phân tích chỉ báo kĩ thuật

Đường bình quân động MA:

Đường bình quân động của giá chứng khoán là mức giá bình quân của chứng khoán trong một khoảng thời gian xác định. Đường bình quân động là công cụ phổ biến phản ánh xu thế chung của từng cổ phiếu hoặc thị trường nói chung. Ở đồ thị trên ta sử dụng 2 đường MA ngắn hạn 10 tuần và đường MA dài hạn 25 tuần.

So sánh giá thị trường và đường MA10, sử dụng nguyên tắc mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu cao hơn MA của nó và bán cổ phiếu khi giá thấp hơn MA. Theo đồ thị, ta thấy khi giá cổ phiếu cao hơn MA thì giá CP có xu hướng tăng tiếp trong giai đoạn tới và ngược lại, khi giá CP thấp hơn MA thì giá sẽ có xu hướng giảm dần. Trong tương lai, vì MA vẫn cao hơn giá CP nên nhà đầu tư không nên bỏ vốn đầu tư vào CP ACB vào thời điểm này.

So sánh kết hợp 2 đường MA10 và MA25: tín hiệu mua là khi MA ngắn hạn cắt lên trên MA dài hạn và ngược lại, tín hiệu bán là khi MA ngắn hạn cắt xuống dưới MA dài hạn. Xét theo đồ thị, khi MA10 cắt lên trên MA25, xu thế giá tăng và ngược lại, khi MA10 cắt xuống MA25 thì giá giảm. Dự báo trong tương lai, phải mất một thời gian nữa MA10 mới có thể cắt lên trên MA 25 vì khoảng cách 2 đường còn khá xa, ngoại trừ trường hợp có thông tin tích cực ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tốt,... Như vậy khuyên nhà đầu tư không nên mua vào thời điểm này.

Dải BB vs RSI Vùng Overbought Thời kì biến động giá tăng Vùng Oversold Thời kì biến động giá giảm

Đặt thêm 2 độ lệch chuẩn phía trên và phía dưới đường MA sẽ thấy tỉ suất giá phân tán xung quanh giá trị trung bình, và giá sẽ giao động giữa hai dải băng này. Dải băng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy vào biến động của đường MA. Thời kì biến động giá tăng, khoảng cách giữa hai dải băng sẽ mở rộng ra. Thời kì biến động giá giảm, khoảng cách giữa hai dải băng sẽ thu hẹp lại. Khi hai dải băng xa nhau một cách bất thường thì tín hiệu xu hướng hiện tại sắp kết thúc. Khi hai dải băng thu hẹp lại, tín hiệu thị trường bắt đầu hình thành một xu hướng mới. Như vậy, dự báo xu hướng giá trong tương lai: vì giá của cổ phiếu đã đi đến đường tiệm cận trên, rất khó có khả năng giá CP ACB sẽ tiếp tục tăng. Khuyên NĐT không nên mua vào trong thời điểm này.

Chỉ số RSI:

Chỉ số RSI dùng để đo sức mạnh hoặc độ yếu tương đối của một loại chứng khoán khi nó tự so sánh với chính nó trong một khoảng thời gian nhất định (thường dùng là 14 ngày). RSI là một công cụ đo dao động (oscillator) có biên trên và biên dưới dao động 0-100 (Phần dưới cùng của biểu đồ trên: RSI – 14 ngày). Đường trung bình nằm giữa màu xám 50. Biểu đồ RSI có các đường chính đáng chú ý sau:

Đường 50 ở giữa, là một dấu hiệu nhận biết chứng khoán sắp tăng giá hay giảm giá. Nếu đường RSI tăng vượt qua đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng tăng giá (Bullish). Ngược lại, nếu đường RSI giảm xuống dưới đường này, đó là dấu hiệu giá của loại chứng khoán đó có kỳ vọng giảm giá (Bearish).

Ở đây ta nhấn mạnh là kỳ vọng vì biểu đồ thể hiện quá khứ của cổ phiếu. Khi xác lập xu thế mới sẽ làm cho các nhà đầu tư tin tưởng tăng (hoặc giảm).

Đường 70 phía trên được coi là ngưỡng lỗ mua (overbought) nghĩa là đã mua lỗ quá nhiều so với mức cân bằng của thị trường. Khi đó, nhà đầu tư sẽ bán bớt ra để trở về mức cân bằng làm cho giá giảm xuống). Thường khi đường RSI rớt xuống dưới ngưỡng 70, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp giảm.

Đường 30 ở dưới được coi là ngưỡng lỗ bán (oversold) nghĩa là lượng bán ra quá nhiều làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá cân bằng. Nhà đàu tư sẽ mua thêm để đẩy giá lên). Thường khi đường RSI từ dưới lên và vượt ngưỡng 30, đó là dấu hiệu giá chứng khoán đó sắp tăng.

Từ tháng 8 đến cuối năm 2012, RSI CP ACB đã ở mức tạo đáy, lỗ bán và đang có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013. Đây là dấu hiệu cho thấy NĐT nếu đã mua trong thời điểm oversold thì có thể chờ thời điểm để bán, tuy nhiên đối với NĐT ngắn hạn không nên chờ quá dịp Tết nguyên đán vì đây là thời điểm bán mạnh, chốt lời của TTCK.

trong quí 4 năm 2012, TTCK cũng như CP ACB đã có những tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, sự phục hồi này không lâu và đang có xu hướng giảm. Khuyến nghị giữ trong thời điểm này.

KẾT LUẬN

Dù là phân tích cơ bản hay phân tích kĩ thuật, thì đó cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ quá trình ra quyết định của nhà đầu tư. Cần phải có sự kết hợp các công cụ hỗ trợ, cũng như nguồn thông tin để có được quyết định kịp thời và hợp lí trong đầu tư chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích mã cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu từ năm 2009 tới năm 2011 (Trang 52 - 59)