Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích mã cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu từ năm 2009 tới năm 2011 (Trang 51 - 52)

PHÂN TÍCH KĨ THUẬT

6.1Đánh giá chung:

Xu thế cấp 1: Qua đồ thị giá CP ACB từ thời điểm phát hành 11/2006 đến nay, ta nhận thấy giá CP ACB liên tục giảm. Các đợt giá giảm lại đạt tỉ suất thấp hơn đợt giá giảm lần trước và mỗi đợt tăng giá tiếp theo không đủ sức đưa tỉ suất giá trở về tỉ suất tăng giá đợt trước. Có thể nhận định xu hướng biến động cấp một này của CP ACB là xu hướng giảm giá, còn được gọi là thị trường con gấu.

Giai đoạn đầu năm 2012 đến giữa tháng 8/2012 có thể coi là giai đoạn cuối và kết thúc của thị trường con gấu, bắt đầu thời điểm tích lũy của thị trường, tuy nhiên sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên - "Bầu" Kiên, phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB bị khởi tố và bắt giam gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng ACB, ngành ngân hàng nói riêng mà toàn bộ TTCK nói chung, gây hoang mang trong tâm lí nhà đầu tư. TTCK sụt giảm mạnh, ACB rớt giá thê thảm, từ 25,600 xuống đáy 14,700 đ/cp.

Xu thế cấp 2: từ năm 2009 đến nay, thị trường chứng kiến 2 đợt tăng giá mạnh của CP ACB:

Đợt 1: từ tháng 3/2009 tới 6/2009: giá CP ACB từ17,620 đ tăng tới 43,000 đ sau đó giảm dần, đây là đợt tăng giá mạnh nhất.

Đợt 2: từ tháng 1/2012 tới 3/2012: giá CP ACB từ 19,300 đ tăng tới 28,000 đ, sau đó có dấu hiệu chững lại tới khi gặp sự cố "Bầu" Kiên.

Xu thế cấp 3: diễn ra nhiều và kém quan trọng hơn 2 xu thế trên.

Mối quan hệ giữa giá và khối lượng giao dịch:

Có thể thấy rõ nhất mối quan hệ này ở đợt 1 của xu thế cấp 2: ban đầu giá tăng dần, khối lượng giao dịch tăng theo chứng tỏ người mua đang quan tâm đến thị

trường, tác động làm xu hướng giá lên. Sau 1 thời gian, giá đạt đỉnh, khối lượng giao dịch giảm dần, chứng tỏ người mua đang dần thờ ơ với thị trường, xu hướng giá giảm.

Bên cạnh đó, vào thời điểm diễn ra sự kiện Bầu Kiên bị khởi tố và bắt giam, khối lượng bán tăng mạnh, song số lượng mua vào rất hạn chế, tác động làm cổ phiếu ACB rớt giá mạnh.

Đường xu thế:

Nối tất cả các đỉnh lại với nhau, ta có đường xu thế. Có thể nhận thấy đường xu thế của CP ACB từ ngày lên sàn tới nay là xu thế giá giảm. Vì CP ACB biến động mạnh, chênh lệch giữa đỉnh và đáy không đều nên rất khó xác định kênh xu thế.

Mức hỗ trợ: là mức giá mà tại đó nhà đầu tư cảm thấy đầu tư vào đó có lợi hơn và người bán cũng không muốn bán với giá thấp hơn, xu thế giảm giá ngừng lại.

Qua đồ thị, có thể thấy mức hỗ trợ của cổ phiếu ACB ở mức 20,000 đ/cp. Chỉ đến khi xảy ra rủi ro thì mức hỗ trợ này mới bị phá vỡ.

Mức kháng cự: là mức giá mà tại đó người bán cảm thấy lợi nhuận đã chấp nhận được và bán ra còn người mua không muốn mua ở một mức cao hơn nữa, xu thế tăng giá ngừng lại. Qua đồ thị có thể nhận thấy điểm kháng cự của cổ phiếu ACB là các đỉnh giá tăng. Khi đạt mức này, giá CP bắt đầu giảm xuống.

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích mã cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu từ năm 2009 tới năm 2011 (Trang 51 - 52)