Giá trị biểu trưng của khuôn vần trong từ ghép

Một phần của tài liệu Tính biểu trưng của khuôn vần trong thơ hồ xuân hương (Trang 52)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Giá trị biểu trưng của khuôn vần trong từ ghép

Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu các bài thơ của Hồ Xuân Hương, người viết nhận thấy giá trị biểu trưng của khuôn vần được Hồ Xuân Hương vận dụng ở cả ba lớp từ: từ đơn, từ ghép, từ láy. Nếu như ở lớp từ đơn là lớp từ tự thân nó có nghĩa thì chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy âm tiết tham gia vào cấu tạo từ ghép cũng tự thân nó có nghĩa. Từđơn với những khuôn vần mang giá trị đã góp phần vào việc thể hiện giá trị nội dung cho thơ Hồ Xuân Hương thì từ ghép cũng không kém phần quan trọng tạo nên giá trị nội dung cho tác phẩm thơ của nữ sĩ. Chính vì những đóng góp không kém phần quan trọng của từ ghép nên dưới góc độ của người khảo sát “Tính biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương” người viết sẽ tập trung phân tích giá trị biểu trưng của khuôn vần trong từ ghép trong một số bài thơ của Hồ Xuân Hương. Để qua đó thấy được sựđóng góp của khuôn vần trong từ ghép góp phần tạo nên giá trị nội dung cho thơ Hồ Xuân Hương.

Trong bài thơ “Khóc Tng Cóc”:

“Nghìn vàng khôn chut du bôi vôi”

Hay

“Mt vũng tang thương nước ln tri”

(Đài Khán Xuân)

Với từ ghép “nghìn vàng”, “tang thương” ta thấy giá trị biểu trưng của chúng là trạng thái kéo dài do tác dụng của khuôn “ang” mang lại (nhưđã phân tích giá trị biểu trưng của khuôn “ang” ở phần trước). Nhưng khi đi sâu phân tích vai trò của các từ ghép đi cùng khuôn “ang” ta thấy chúng có vai trò không nhỏ tạo nên giá trị cho câu thơ. Từ “nghìn vàng” gợi cho ta ấn tượng về một sự xa cách, ẩn chứa nỗi nhớ khuôn nguôi. Chính vì vậy, Hồ Xuân Hương đã sử dụng từ ghép “nghìn vàng” để diễn tả nổi lòng của người phụ nữ hay nói khác hơn đó chính là nỗi lòng của nữ sĩ. Đó là nỗi đau của tình duyên không được toại nguyện, nỗi buồn của sự xa cách nhớ nhung. Hay với từ “tang thương” gợi cho người đọc ấn tượng buồn, ảm đạm, hai tiếng ấy nghe sao dai dẳng và cũng không kém phần đau đớn. Phải chăng khuôn “ang” với giá trị biểu trưng là sự kéo dài của không gian như nhấn mạnh không gian yên tĩnh của Đài Khán Xuân và cũng là tâm trạng của nhân vật trữ tình khi lạc vào khung cảnh ấy.

Những lúc cần phải thể hiện nỗi lòng, nỗi nhớ chất chứa đến vô cùng, Hồ Xuân Hương thường sử dụng những từ ngữ chính xác mà khuôn vần thích hợp nhất cho những trường hợp này đó là khuôn “uôn”:

“Ngun ân muôn trượng d khơi vơi”

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-53- Hay

“Dm khách muôn nghìn ni nh nhung”

(Cái giếng)

Từ những từ ngữ “ngun ân muôn trượng” hay “dm khách muôn nghìn” ở hai câu thơ trên đã gợi cho người đọc ấn tượng chồng chất vô cùng. Tự bản thân từ

“trượng” đã gợi cho ta hình ảnh thước đo chiều dài. Khuôn “uôn” trong t “muôn”

với giá trị biểu trưng là nhiều chồng chất. Từ ghép “muôn trượng” là sự kết hợp của hai từ diễn tả chiều dài, nhiều chồng chất vô cùng, khi đi chung với nhau đã tạo thành từ ghép bổ sung nghĩa cho nhau. Hay từ “muôn nghìn” với sự kết hợp của hai từ

“muôn” và “nghìn” gợi cho người đọc ấn tượng của một con sốđếm nhiều đến không tài nào đếm xuể. Trong từ ghép này ta đặc biệt chú ý đến vai trò của khuôn “uôn”, bản

thân khuôn “uôn” đã gợi cho ta cảm giác chồng chất của một trạng thái, tính chất, hiện tượng nào đó. Từ “muôn” chính bản thân nó đã mang đến cho ta một con số vô cùng, không tài nào có thể đếm được. Kết hợp với từ “nghìn” lại cho ta một con số nhiều gắp bội. “Muôn nghìn” nỗi buồn, muôn nghìn nỗi nhớ nhung. Khuôn “uôn” trong t

ghép “muôn nghìn”, “muôn trượng” làm tăng nỗi nhớ, nỗi lòng của người phụ nữ. Nó có tác dụng làm nền cho nỗi nhớ, nỗi buồn vô tận, một nỗi lòng son sắc của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.

Khuôn “ây” trong từ ghép cũng rất đa dạng, ta có thể bắt gặp từ ghép khuôn

“ây” trong bài “Hi trăng”:

“My vn năm nay vn hãy còn Hi ch Hng Nga đã my con”

“Li đây cho ch dy làm thơ

(Mng hc trò dt I) “S nghip anh hùng há by nhiêu”

(Đềđền Sm Nghi Đóng) Khuôn “ây” trong các t “My vn”, “my con”, “li đây”, “by nhiêu” điều mang giá trị biểu trưng cho sự chỉđịnh. Khuôn vần “ây” trong t “my vn” cho thấy một số lượng không xác định. Khi đi kèm với từ chỉ thời gian càng làm tăng thêm thời gian được nói đến. “My vn năm nay” cho người tiếp nhận hiểu thêm thời gian đã trôi qua rất nhiều năm tháng. Tiếp theo từ “my vn” là t “my con” cũng với khuôn

“ây” gợi cho ta cảm giác của một con số nhiều. Qua từ ghép khuôn “ây” trong bài “Hi trăng” đã thể hiện được khoảng thời gian nhiều vô tận. Qua đó thể hiện tâm trạng của người phụ nữ khi đối diện “ngày xanh” của mình với “my vn năm”.

Hay khuôn “ây” trong t “by nhiêu” cũng tạo cho ta ấn tượng của một con số nhiều. Từ nghi vấn cũng đồng thời là một sự trách móc hay nói khác hơn đó là sự mĩa mai của nữ sĩ đối với những người anh hùng. Nếu bà đổi phận làm trai được thì sự nghiệp của người trai không phải chỉ có thế. Bằng từ ghép “by nhiêu” Xuân Hương muốn nói đến một điều nếu phụ nữ tham gia vào sự nghiệp của người trai thì “s anh hùng” không phải chỉ dừng lại ởđó mà còn nhiều hơn nữa, còn tiến xa hơn nữa.

Và khuôn “ây” trong t “li đây” gợi cho người đọc ấn tượng về một nơi chốn.

“Li đây” là ngay ởđây, ngay ở trước mặt của Xuân Hương. Như vậy, nhìn chung giá trị biểu trưng của khuôn “ây” trong từ ghép mang lại giá trị biểu trưng là sự chỉ định hoặc là biểu thị cho số nhiều.

Qua quá trình khảo sát người viết nhận thấy sự thể hiện của khuôn “ao” trong

từ ghép cũng góp phần tạo nên giá trị cho các bài thơ có chứa khuôn “ao” của Hồ Xuân Hương. Ấn tượng ngữ nghĩa chung mà từ ghép có chứa khuôn “ao” mang lại đó là một sự xáo động hoặc ý nghĩa không thật:

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-54-

“Cán cân to hóa rơi đâu mt”

(Khóc ông Ph Vĩnh Tường)

Hay

“Con thuyn vô tro cúi lom khom”

(Động Hương Tích)

Khuôn “ao” trong t “to hóa”, “vô tro” đã gợi cho người đọc một cảm giác xáo động, một cảm xúc dâng trào, nao nao. Qua đó thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ Hồ Xuân Hương đó là một nỗi buồn nao lòng trước sự trãi trôi vô định của thời gian. Trước sự xáo động của mọi vật xung quanh người phụ nữ thấy mình như bơ vơ, trơ trọi giữa cuộc đời này.

Khuôn “ao” còn được Hồ Xuân Hương sử dụng trong từ nghi vấn cũng tạo nên giá trị biểu trưng rất cao:

“Hi con ngc thỏđà bao tui”

(Hi trăng) “Duyên em dính dán t bao gi

(Vnh cái qut II)

Khuôn “ao” trong các t “bao” kết hợp với các từ phía sau nó đã tạo được ấn tượng nghi vấn cho từ phía sau. Với giá trị biểu trưng của khuôn “ao” trong từ ghép không chỉ là từđể hỏi mà còn có tác dụng kéo dài tính chất, thời gian sự vật. Khi đọc

đà bao tui”, “t bao gi” cảm giác của người đọc là độ lớn của thời gian hay độ tuổi.

Với ấn tượng ngữ nghĩa chung mà khuôn “ai” mang lại là diễn tả một trạng thái dài hay kéo dài và từ ghép chứa khuôn “ai” ta cũng bắt gặp ấn tượng ngữ nghĩa đó:

“Có phi duyên nhau thì thm li”

(Mi tru)

Hay

“Khi tình c mãi vi non sông”

(Đá ông chng bà chng) Khuôn “ai” trong t “li” tự bản thân nó đã mang nghĩa “dài” hay s “kéo dài”, kết hợp với từ “thm” gợi cho người đọc ấn tượng chung là một sự cô đọng. Ở đây ta thấy cũng là một sự kéo dài tuy nhiên Hồ Xuân Hương muốn gởi gắm ước muốn “duyên” hãy “thm li” để tình mãi dài thêm. Hay từ “c mãi” cũng gợi cho ta một ấn tượng của sự lặp lại, kéo dài bởi giá trị biểu trưng của khuôn “ai” mang lại. Khuôn ai được sử dụng rất phù hợp trong từ ghép để nói lên tâm trạng của nhân vật trong thơ Hồ Xuân Hương. Đó là một ước muốn trần tục, một khát vọng tự nhiên của người phụ nữ trong xã hội xưa. Sự kết hợp khuôn “ai” trong từ ghép làm tăng giá trị biểu hiện nỗi lòng của người phụ nữ. Họ khao khát có một tình duyên đẹp, trọn vẹn để

tình yêu “thm li” như sự hòa quyện của màu trầu, cau, vôi. Khuôn “ai” là khuôn

vần rất thích hợp cho việc thể hiện nỗi lòng hay tâm trạng của con người vì nó biểu trưng cho trạng thái “kéo dài” tạo âm hưởng buồn cho câu thơ.

Để thể hiện thái độ châm biếm của mình thì Xuân Hương sử dụng một khuôn vần hết sức độc đáo:

“Ba chc cây xanh hình un eo”

(Quán Khánh) “Quán s sao mà cnh vng teo”

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-55-

Ấn tượng ngữ nghĩa của khuôn “eo” nhưđã khảo sát ở phần đầu kết hợp với từ trong từ ghép tạo thành nghĩa biểu trưng nhất định. Từ ghép “un éo” là từ gợi hình rất cao, nó làm gợi lên hình ảnh của những chạc cây xanh không ngay thẳng, cong

queo. Khuôn “eo” kết hợp với thanh trắc càng tạo nên sự khó chịu, bức rức. Hay từ

“vng teo” gợi cho ta ấn tượng về không gian vắng lặng đến vô cùng. Hồ Xuân Hương đã không dùng từ “vng tanh”, “vng tênh” mà dùng t “vng teo” là muốn vận dụng giá trị biểu trưng của khuôn “eo” để làm bật lên khung cảnh vắng lặng của chùa Quán Sứ. Sự có mặt khuôn “eo” trong hai từ ghép trên càng làm tăng thêm giá trị biểu đạt của từ. Nó làm tăng mức độ tính chất của sự vật. Qua đó ta cũng bắt gặp màu sắc phong cách của Hồ Xuân Hương – Đó là sự tinh nghịch với đời, miêu tả thiên nhiên, sự vật để qua đó gửi gắm thái độ của mình.

Trên đây, chúng tôi vừa đi khảo sát và phân tích giá trị biểu trưng của khuôn vần trong các lớp từ của một số khuôn vần tiêu biểu. Tuy chưa khảo sát, phân tích hết giá trị biểu trưng của tất cả khuôn vần có nghĩa biểu trưng được Hồ Xuân Hương sử dụng. Nhưng cũng cho thấy tác dụng không nhỏ của việc vận dụng khuôn vần trong các loại từđể qua đó góp phần bộc lộ nội dung cho câu thơ hay cả bài thơ.

Nhn xét chung v s th hin ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

Qua quá trình khảo sát, tìm hiểu và phân tích giá trị biểu trưng của khuôn vần trong thơ Hồ Xuân Hương người viết nhận thấy:

Các khuôn vần mang giá trị biểu trưng được Hồ Xuân Hương sử dụng trong các bài thơ của mình đều nhằm mục đích đó là nói lên nỗi đau, thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến; Và qua những khuôn vần mang giá trị biểu trưng bà đã gửi gắm thái độ châm biếm, đả kích, phê phán sâu sắc của mình. Một điều đặc biệt mà người viết nhận thấy khi nói lên nỗi đau, nỗi lòng người phụ nữ nhà thơ thường vận dụng khuôn vần mang giá trị biểu trưng vào trong từ láy. Vì chính khả năng diễn đạt sự lặp lại, kéo dài, trãi rộng của tính chất hoặc hoạt động động tác đã tạo được ấn tượng đượm buồn khi kết hợp với khuôn vần mang giá trị biểu trưng. Hay để nói đến thái độ châm biếm, đả kích thì Hồ Xuân Hương thường vận dụng khuôn vần “om”, “eo” hay “i”… trong từđơn, từ láy. Chính những khuôn vần ấn tượng, độc đáo đó kết hợp với sự vận dụng khéo léo của Hồ Xuân Hương đã làm nên những vần thơđả kích sâu sắc. Có thể nói, khuôn vần tự thân nó khi kết hợp với từ đã mang những giá trị biểu trưng nhất định. Tuy nhiên nhờ tài năng, cách vận dụng từ ngữ hợp lí, khéo léo, sáng tạo Hồ Xuân Hương đã tạo nên những vần thơ sống động, mang đậm ý nghĩa và chính cách lựa chọn, vận dụng hợp lí đó đã làm cho từ ngữ sống như thật. Hồ Xuân Hương đã rất thành công trong việc vận dụng khuôn vần vào trong sáng tác của mình.

Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc vận dụng khuôn vần trong thơ Hồ Xuân Hương, mà tiêu biểu là nội dung thể hiện nỗi đau và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và thái độ châm biếm, đả kích của nhà thơ. Chúng ta sẽ đi vào chương 3 “Hiu qu s dng biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương” để khai thác sâu hơn giá trị biểu trưng của khuôn vần ở những nội dung đã đề cập.

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-56-

CHƯƠNG 3

HIU QU S DNG BIU TRƯNG CA KHUÔN VN TRONG THƠ H XUÂN HƯƠNG

Thơ Hồ Xuân Hương ta thấy trước hết là tiếng nói của người phụ nữ. Hình tượng người phụ nữ xuất hiện trong thơ bà với nhiều nỗi khổ. Bên cạnh đó, hình tượng người phụ nữ trong thơ Xuân Hương còn mang vẻđẹp hết sức mộc mạc của người phụ nữ lao động chân chính. Họ là những người đẹp nết với lòng kiên trinh, chung thủy, sắc son, họ bền lòng chặt dạ trong tình yêu. Phải chăng đây chính là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, hình tượng người phụ nữ trong thơ Xuân Hương còn mang những nét đẹp của con người thời đại. Nét đẹp nổi bật là ý thức về thân phận, về quyền sống, về khả năng trí tuệ của chính mình. Nhờ những ý thức ấy mà người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương đã phản kháng quyết liệt, họ muốn thoát khỏi các luật lệ khắc khe, chống lại những giáo điều vô lí ràng buộc con người. Hồ Xuân Hương đã thẳng tay ném vào đó tiếng cười chua chát bằng những bài thơ hết sức ngắn gọn, súc tích, bằng nghệ thuật ngôn từ độc đáo, tiêu biểu là nghệ thuật sử dụng khuôn vần. Bởi vì, theo Hữu Đạt để tạo được ý nghĩa biểu trưng cho tác phẩm thì

“trong quá trình sáng tác nhà thơ phi luôn luôn sáng to đểđạt được nhng kết hp bt ng, nhm đem đến cho câu thơ mt lượng thông tin ng nghĩa mi, hàm súc mà li giàu biu tượng”. [Hữu Đạt, Ngôn ngữ thơ Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội, 1996]. Và thành công của Hồ Xuân Hương là ởđiểm đó, nhà thơđã sáng tạo ngôn ngữ bằng cách vận dụng nhiều khuôn vần độc đáo, hợp lí để qua đó toát lên giá trị ngữ nghĩa về nội dung cho tác phẩm.

3.1 Giá tr biu trưng trong vic th hin ni đau, thân phn người ph nữ Trong xã hội phong kiến mục nát người phụ nữ bị xem là tầng lớp dưới đáy xã hội, chịu trăm ngàn đau khổ. Trong thơ của mình Hồ Xuân Hương đã viết về nỗi đau ngàn đời đó và bà đã đề cập đến những khía cạnh độc đáo mà không mấy ai nói được.

Viết về người phụ nữ Hồ Xuân Hương chưa viết được toàn bộ nỗi khổđặc biệt là nỗi khổ về đời sống cơm áo, Xuân Hương mới chỉ đi sâu vào những nỗi đau có tính chất giới tính nhưng cũng rất tiêu biểu. Đó chính là nỗi đau không được làm chủ cuộc đời, nỗi đau của sự dang dở, nỗi đau chồng chết, nỗi đau của thân phận lẽ mọn, của khát vọng tình duyên không được toại nguyện. Xuân Hương đã nhận thức được nỗi đau của người phụ nữ là do xã hội chứ không phải một lực lượng siêu hình nào cả. Viết về người phụ nữ bà viết một cách trực tiếp với thái độ dũng cảm, nói tới nỗi khổ của họ với cái sâu sắc của cảm xúc, với cái mạnh mẽ của sự phản kháng. Và như

Một phần của tài liệu Tính biểu trưng của khuôn vần trong thơ hồ xuân hương (Trang 52)