Giá trị biểu trưng của khuôn vần trong các lớp từ

Một phần của tài liệu Tính biểu trưng của khuôn vần trong thơ hồ xuân hương (Trang 41)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2 Giá trị biểu trưng của khuôn vần trong các lớp từ

Sau khi tìm hiểu và phân tích giá trị biểu trưng của khuôn vần cùng nhóm, người viết nhận thấy mỗi khuôn vần cùng nhóm mang giá trị biểu trưng chung nhưng khi đi với các lớp từ khác nhau thì giá trị biểu trưng của khuôn vần trong mỗi lớp từ cũng có sự khác biệt nhất định. Vì vậy, để hiểu rõ hơn giá trị biểu trưng của khuôn vần và đặc biệt là giá trị biểu hiện của khuôn vần trong thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta sẽ phân tích giá trị biểu trưng của khuôn vần trong các lớp từ. Và dựa trên cơ sở khảo sát về âm tiết và các khuôn vần của các nhà ngôn ngữ, dưới đây người viết sẽ đi khảo sát giá trị biểu trưng của khuôn vần trong các loại từ: từđơn, từ ghép, từ láy trong 50 bài thơ của Hồ Xuân Hương.

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-42-

Theo Hữu Đạt trong cuốn Ngôn ng thơ Vit Nam: “Trong đại đa s các âm tiết có nghĩa chúng ta thy trước hết là từđơn, tc là t có mt âm tiết. Nhng âm tiết này thường là t thân nó có nghĩa và chúng chiếm s lượng đa s tuyt đối trong tiếng Vit”.[ Hữu Đạt, Ng Thơ, NXBGD Hà Nội, 1996, tr.43]. Vì vậy, nghĩa biểu trưng của từđơn cũng chiếm một số lượng đại đa số. Do đó, khi đi khảo sát tính biểu trưng của khuôn vần trong thơ Hồ Xuân Hương một điều không thể thiếu là trước hết phải khảo sát tính biểu trưng của khuôn vần mà nó thể hiện trong từđơn. Dưới đây người viết sẽ phân tích giá trị biểu trưng đặc sắc của khuôn vần trong từ đơn và chúng là những khuôn vần tiêu biểu làm toát lên giá trị của nội dung cho toàn bộ các tác phẩm của bà.

Với giá trị biểu trưng chung là gợi ra hình ảnh về các sự vật có kích thước thu hẹp lại hoặc ở tư thế không vững chãi, khuôn “eo” được sử dụng trong một số từđơn như: chéo, leo, đeo,…

“Đứng chéo trông theo cnh ht heo”

(Quán Khánh)

Vần “eo” trong “chéo” gợi lên cho ta hình ảnh của một tư thế không vững chắc, một tư thế không nghiêm chỉnh. Đó không phải là tư thế của một người đàn ông mà đó là tư thế của một người phụ nữ - hay nói cách khác đó là tư thế của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Người phụ nữ ngày xưa họ phải tuân thủ theo lễ nghĩa mà đạo đức phong kiến ràng buộc là phận gái phải nết na, thùy mi, đi đứng khoan thai. Ởđây qua từ “chéo” ta lại thấy một hình ảnh hoàn toàn trái ngược với những ràng buộc của lễ giáo khắc khe đó. Đó là hình ảnh của một người con gái “đứng chéo” để mà xem cảnh. Một tư thế vô cùng tinh nghịch của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Chỉ trong một bài thơ

Quán Khánh tác giảđã sử dụng 11 từ có khuôn “eo” /8 câu thơ. Khuôn “eo” một mặt tạo sự hiệp vần cho bài thơ, mặt khác còn thể hiện nét tinh nghịch của nữ sĩ. Từ

“chéo” ởđầu bài thơđã mở ra cho người đọc liên tưởng về một loạt hình ảnh không vững chắc, không nghiêm chỉnh ở phía sau nó. Hồ Xuân Hương đã dụng ý vẽ nên một bức tranh bằng những nét uốn khúc quanh queo, từ đường nét đến âm thanh, mỗi chi tiết đều tuyệt đối phục tùng cái vũ khúc lảo đảo, lệch lạc như bước đi của người say; cuối cùng một chiếc diều làm xiếc nó cũng lộn lèo như vua chúa chứ có kém chi. Để qua đó thể hiện thái độ châm biếm sâu sắc của nhà thơ.

Hay “eo” trong “Cnh bun thêm ngán n tình đeo” (Chùa Quán S) cũng gợi cho ta một cảm giác tương tự, cũng là một tư thế không vững chắc, chỉ là “đeo”

thôi không phải là “ôm”, là “bám”, là “bu víu” thế nhưng đã thấy rõ cái tài dùng chữ của Xuân Hương. Các nhà sư đã vào con đường để đi đến cõi niết bàn, ấy vậy mà lại phải còn vướng bận thêm cái cảnh “n tình đeo”. Mặc dù nó không vững chắc nhưng cũng không dễ mà đứt ra được. Khuôn “eo” được Hồ Xuân Hương sử dụng trong các từđơn cụ thểđã có giá trị rất lớn cho việc thể hiện nội dung của câu thơ.

Bên cạnh đó khuôn “ơ” cũng có những giá trị biểu trưng nhất định bởi sự có mặt trong từđơn:

“Canh khuya văng vng trng canh dn Trơ cái hng nhan vi nước non”

(T tình II)

Chỉ với 14 chữ nhưng 1 từ “trơ” thôi cũng làm bật lên nội dung mà cả 2 câu thơ muốn nói đến. Với ấn tượng ngữ nghĩa chung là một sự không tiếp cận, không hòa nhập, khuôn “ơ” trong t “trơ” cũng biểu hiện ý nghĩa biểu trưng đó. Cái nhịp gấp gáp liên hồi của “trng canh dn” vừa là sự cảm nhận, vừa là sự thể hiện bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi thì còn lại là sự bẽ bàng, còn lại một trạng thái bơ vơ, không

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-43-

thể nào hòa nhập được với vạn vật xung quanh. Khuôn “ơ” với trạng thái không hòa nhập cũng được Nguyễn Du dùng để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi bị bỏ rơi không chút đoái hoài thương xót:

Đuc hoa đểđó, mc nàng nm trơ

(Truyn Kiu)

“Trơ” thể hiện sự tủi hổ, bẽ bàng, mang tâm trạng không tiếp cận của con người, với nước non, với cảnh vật.

Khuôn “ơ” với giá trị biểu trưng cho trạng thái nữa vời, lở dở, không xác định ta cũng bắt gặp trong từ “d”:

Đi thì cũng d, không xong”

(Thiếu n ng ngày)

Sử dụng hai khuôn “ơ” liên tiếp nhau trong hai từ đơn không chỉ tạo ra sự hiệp vần cho câu thơ mà nó tạo nên một sự rời rạc không kết dính, không hòa hợp. Từ “d

mang ý nghĩa của sự việc không tốt đẹp, không hoàn hảo: Từ” mang ý nghĩa của sự bất biến. Thế nhưng “d” kết hợp với “” nhưng mà “” lại không xong càng gợi cho ta một cảm giác lở dở, nữa vời. Với sự biểu hiện của khuôn “ơ” trong từ đơn

“d”, “đã thể hiện được trạng thái ngập ngừng không quyết định của người quân tử trước hình ảnh của “thiếu n ng ngày”.

Ta thấy chỉ với những từđơn “trơ”, “d”, “đã tạo nên giá trị rất lớn cho nội dung mà câu thơ muốn thể hiện.

Với khuôn “ôi” trong các t “ni”, “khi”, “thôi”… trong một số câu thơ dưới đây biểu thị cho giá trị biểu trưng của khuôn “ôi” mà ta thường thấy đó là sự “dư ra, ni lên” hay miêu tả trạng thái có liên quan tới sự khó chịu, bực bội. Ta có thể bắt gặp ý nghĩa biểu trưng này trong câu:

“ Ngán ni xuân đi xuân li li”

(T tình II) “Mnh tình mt khi thiếp xin mang”

(Không chng mà cha)

Với sự có mặt của khuôn vần “ôi” trong các từđơn ở hai câu thơ trên đã gợi cho ta về một trạng thái khó chịu, ngao ngán, bực bội. Tự thân từ “ni” đã tạo cho ta có cảm giác buồn, ngao ngán, kết hợp với từ “ngán” càng gợi cho ta ấn tượng của một trạng thái bất mãn với đời của người phụ nữ trong “T tình “II”. Hoặc ấn tượng ngữ nghĩa của khuôn “ôi” trong t “khi”, mang lại cho chúng ta là sự cô đọng, cô đến thành khối, đến mức bức bối muốn thoát ra mà vẫn không thể nào thoát ra được nó. Từ

“khi” vi khuôn “ôi” gợi lên trạng thái bức bối, khó chịu đã gò ép tình cảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thành một “khi”. Do đó, ta thấy được phần nào đó thái độ của nữ sĩđối với xã hội đương thời. Những khuôn vần “ôi” trong một số từ đơn kể trên thường vẫn mang giá trị biểu trưng là một sự bức bối, khó chịu. Do đó, Hồ Xuân Hương đã sử dụng chúng rất phù hợp khi diễn tả nỗi đau, nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa. Qua đó, ta càng nhận thấy rõ ngụ ý mà tác giả sử dụng khuôn vần

“ôi” trong tác phẩm của mình thông qua việc diễn tả nỗi đau của người phụ nữ, Xuân Hương còn lên tiếng đả kích bọn quân tửđạo đức giả.

Bên cạnh sự góp mặt của khuôn “ôi” trong từ đơn người viết còn nhận thấy sự có mặt của khuôn “ênh” trong từđơn cũng tạo nên giá trị không nhỏ cho nội dung bài thơ. Với ấn tượng ngữ nghĩa chung là diễn tả một trạng thái “bp bênh, không vng vàng” ta chỉ bắt gặp khuôn “ênh” trong một từđơn duy nhất đó là từ “ghnh”:

“Dong lèo thây k rp xuôi ghnh”

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-44-

Với từ “ghnh” được gợi lên từ khuôn “ênh” tự thân nó đã tạo cho ta một cảm giác hiểm nguy, cách trở, mang trạng thái của sự mất cân bằng. Khi kết hợp với hoàn cảnh của toàn bài thơ lại càng gợi cho ta cảm giác một sự bắp bênh vô định. Khuôn

“ênh” trong t “ghnh” đã góp phần vào việc thể hiện thân phận lênh đênh, không vững chắc của người phụ nữ xưa. Họ phải sống trong sự phụ thuộc tuyệt đối bởi quyền quyết định của chồng, của cha. Chỉ có từ đơn duy nhất chứa khuôn “ênh”, tuy nhiên

nó đã góp phần tạo liền mạch cho toàn bài thơ, là nguồn mạch để diễn tả sự bắp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Được sử dụng với tần số rất cao 22 lần/06 bài trong tổng số 50 bài thơ mà người viết khảo sát, giá trị biểu trưng của khuôn vần “om” trong từđơn đã góp phần không nhỏ cho việc thể hiện nội dung của câu thơ. Giá trị biểu trưng của khuôn “om” trong

các từ đơn luôn do tự thân nó vận động kết hợp với hoàn cảnh tạo thành nghĩa chính của câu. Ta có thể dễ dàng bắt gặp khuôn “om” trong một số từ đơn như: “tom”, “dòm”, “khòm”, “chòm”…Với ấn tượng ngữ nghĩa chung là thể hiện một khái niệm tập hợp hoặc trạng thái cong trong một số câu thơ sau:

“Khéo léo hênh ra lm k dòm”

(Hang Cc C) Hay “ K l bu tin mi mt dòm”

(Động Hương Tích) Đó có Hng Nga ghé mt dòm”

(Trăng thu)

Từ “dòm” gợi lên cho người đọc có ấn tượng về sự tập trung nhìn vào một điểm, mang ý nghĩa âm tính, nhưđang cố tình soi mối vào một điều gì đó không được tốt đẹp. Chỉ với sự có mặt của khuôn “om” trong t “dòm” đã cho ta thấy được phần nào thái độ của tác giả đối với đối tượng được đề cập đến. Ngoài ấn tượng ngữ nghĩa mà từ “dòm” mang lại đó là một sự tập trung mắt nhìn vào một điểm, ta còn thấy được thoáng đâu đó hình ảnh của những tên “đạo đức gi” mà nữ sĩ đang cố tình ẩn hiện sau đó.

Nếu như khuôn “om” trong từ đơn gợi cho ta ấn tượng về hình ảnh tối nhiều sinh vật chụm lại thành một điểm thì khuôn “i” trong từđơn lại gợi cho ta ấn tượng về hình ảnh, âm thanh nhỏ bé:

“Lách khe nước r mó lam nham”

(Hang Thanh Hóa)

Chỉ một từ “r” Hồ Xuân Hương đã gợi lên bên tai người đọc một âm thanh rất nhỏ bé, nhỏđến mức chỉ trong không gian yên tĩnh nhất mới có thể nghe thấy được.

Hay “Mnh tình san s tí con con”

(T tình II)

Tự thân từ “tí” với sự góp mặt của khuôn “i” đã gợi lên cho ta ấn tượng một hình ảnh nhỏ bé. Từ “tí” được đặt trong hoàn cảnh của câu thơ lại càng gợi lên một sự bé nhỏ. Bằng nghệ thuật tăng tiến “Mnh tình – san s - tí – con con”. “Mnh tình” đã bé lại

còn “san s” thành ra ít ỏi, chỉ còn lại một tí thôi. Ấy vậy mà nhỏ bé thôi vẫn còn chưa đủ, từ “tí” kết hợp với từ “con con” càng gợi lên sự nhỏ bé đến vô cùng, càng tạo cho người đọc một sự xót xa, tội nghiệp. Sự kết hợp của khuôn “i” trong từ đơn với toàn bộ câu thơ đã tạo nên một thành công nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân Hương. Một nghệ thuật tăng tiến đến mức nhỏ bé nhất có thể. Qua đó, bà muốn nói lên nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa, khi hạnh phúc với họ luôn là chiếc chăn quá hẹp.

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-45-

Khuôn “ây” trong từ đơn cũng có ý nghĩa biểu trưng nhất định: “y”, “vy”, “ly”, “thy”, “mây”, “by”, “đây”… Ta có thể nhận thấy sự có mặt của khuôn

“ây” trong từđơn với giá trị biểu trưng mang nghĩa chỉđịnh được Hồ Xuân Hương sử dụng rất nhiều lần trong các bài thơ của bà:

“Chn y hang hùm ch mó tay”

(Trách Chiêu H I)

Hay

“Li đây cho day làm thơ

(Mng hc trò dt)

Do ấn tượng ngữ nghĩa của khuôn “ây” là sự chỉ định. Do đó, sự có mặt của

khuôn “ây” trong từ đơn cũng mang ý nghĩa chỉ định muốn nói đến đối tượng được nhắc đến hoặc thay thếđối đượng đã dược nói trước đó. Thơ Xuân Hương là thơ miêu tả theo lối hai mặt vì vậy với ý nghĩa là từ chỉđịnh, sự có mặt của khuôn “ây” trong từ đơn đã góp phần tạo nên giá trị nội dung cho các bài thơ của Hồ Xuân Hương. Dùng từ chỉ định để thay thế cho điều mà Xuân Hương muốn nói đến. Xuân Hương đã rất độc đáo khi sử dụng khuôn “ây” trong từ đơn với ý nghĩa chỉ định, bên cạnh đó ta còn nhận thấy ấn tượng ngữ nghĩa mà khuôn “ai” mang lại trong từđơn cũng góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương. Với ấn tượng ngữ nghĩa mang trạng thái dài hay kéo dài ta bắt gặp trong một số từđơn sau:

“Gan nghĩa dãi ra cùng nht nguyt Khi tình co mãi vi non sông”

(Đá ông chng bà chng)

Hay

“Yêu đêm chưa ph li yêu ngày”

(Vnh cái qut I)

Ấn tượng ngữ nghĩa của từ “dãi” gợi cho ta một cảm giác về bề rộng của không gian, một không gian bao la, mênh mông, rộng lớn. Từ “mãi” lại gợi cho ta một ấn tượng của sự kéo dài về thời gian, nó cứ kéo dài mãi như một sự vô chừng, vô định. Từ “li” gợi cho ta ấn tượng của sự tuần hoàn hết đêm rồi lại ngày và ngược lại. Tự thân từ “dãi”, “mãi”, “li” đã mang nghĩa biểu trưng chung là một sự kéo dài hay lặp lại của không gian, thời gian. Khi gắn kết nó vào hoàn cảnh của câu thơ lại gợi cho ta một cảm giác dài rộng đến mênh mông. Khuôn “ai” trong t “dãi”, “mãi” kết hợp lại trong hai câu thơ đã làm tăng thêm giá trị biểu hiện nỗi lòng của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Xuân Hương đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng nỗi lòng của người phụ nữ khi đối diện với cảnh vật xung quanh, một cảnh đẹp trong khi lòng mình đang quạnh vắng. Khuôn “ai” trong từđơn đã góp phần tạo nên sự trống trải, cô đơn trong tâm trạng của người phụ nữ nói chung và nữ sĩ nói riêng.

Khuôn “ang” với ý nghĩa biểu trưng chung là diễn tả trạng thái độ to vang, mạnh mẽ, dài rộng cũng được thể hiện trong các từđơn sau:

“Xiêng ngang mt đất rêu tng đám”

(T tình II)

Hay

“Dng hang mt lúc đã đầy phè”

(Tát nước)

“Khi dang thng cánh bù khi cúi”

(Trng thng)

Với các từ “ngang”, “hang”, “dang” ta đã dễ dàng hiểu được ý nghĩa biểu trưng mà những từ đơn trên mang lại. Từ “ngang” cho ta một ấn tượng về bề rộng của không

Biu trưng ca khuôn vn trong thơ H Xuân Hương

-46-

gian. Từ “ngang” vi khuôn “ang” đã góp phần tạo nên ý nghĩa cho cả câu thơ và toàn bộ bài thơ. Đó là một không gian bao la, mênh mông, rộng lớn đối lập với từng đám “rêu” lẻ tẻ, đơn độc. Càng làm toát lên sự bơ vơ, trơ trọi của người phụ nữ khi đứng trước không gian rộng lớn ấy. Hay từ “hang” gợi cho ta một ấn tượng ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu Tính biểu trưng của khuôn vần trong thơ hồ xuân hương (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)