Hỗ trợ của trại giam, trại tạm giam

Một phần của tài liệu Luật sư chỉ định theo pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn tại Việt Nam potx (Trang 39 - 41)

III. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI CỦA LUẬT SƯ CHỈ ĐỊNH TRONG TỪNG GIA

5. Hỗ trợ của trại giam, trại tạm giam

Các luật sư đánh giá sự hỗ trợ của trại giam là tương đối tích cực (xem Hình 23). Mặc dù, nhiều trại giam cho phép luật sưđược tiếp xúc bị can sau khi kết thúc giai đoạn điều tra và

39 luật sư có giấy chứng nhận người bào chữa của VKS hoặc tòa án. Một số trại giam yêu cầu phải có thêm “ghi bút” hoặc “phê duyệt” của cơ quan tiến hành tố tụng cho phép luật sưđược gặp bị

can, bị cáo.

Chỉ có ba luật sưđược phỏng vấn sâu cho rằng họ có thể làm việc thuận tiện với trại tạm giam của tỉnh mình, nhưng đó là những luật sư có mối quan hệ cá nhân với cơ quan quản lý trại giam. Các luật sư còn lại thường bịđòi hỏi nhiều loại giấy tờđểđược gặp bị can trong giai đoạn điều tra cho dù luật sưđã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa.

Tuy nhiên, tất cả các luật sưđược phỏng vấn sâu cũng đề nghị phải thay đổi thủ tục gặp bị can, bị cáo trong trại tạm giam hoặc trại giam. Các luật sư đề nghị chỉ cần luật sư xuất trình giấy chứng nhận người bào chữa là họ có thểđược phép tiếp xúc bị can, bị cáo sau khi kết thúc giai

đoạn điều tra mà không cần phải có thư giới thiệu hay bất kỳ phê duyệt nào. Việc cơ quan quản lý trại giam gây khó khăn cho luật sư sẽ gây tốn kém về chi phí và thời gian cho các luật sư bởi vì trại tạm giam hay trại giam thường xa nơi trung tâm đô thị nên việc di chuyển mất nhiều thời gian mà nhiều khi tới nơi lại không giải quyết được công việc.

Bảng 7: Lý do trại tạm giam không tạo điều kiện cho người bào chữa chỉđịnh gặp gỡ, tiếp xúc bị can, bị cáo

(% theo số người trả lời) Lý do Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Vì quá tải công việc 5 6 2 4

Thủ tục yêu cầu gặp bị can, bị cáo phức tạp 14 6 1 3

Do công tác đột xuất của trại nên không trích xuất được 4 6 2 4

Do quá thời gian quy định của Trại giam mặc dù trong giờ hành

chính 16 8 1 4

Do cơ quan tiến hành tố tụng không cho phép gặp bị can, bị cáo 5 10 3 2

Do bị can, bị cáo không muốn gặp 0 5 4 6

Có nhiều lý do mà cơ quan quản lý trại tạm giam hoặc trại giam không tạo điều kiện cho người bào chữa, mặc dù là trong các vụ án chỉ định (xem Bảng 7). Trong đó, nổi bật là thủ tục đểđược gặp bị can, bị cáo là phức tạp.

Một số trại tạm giam mà Nhóm Nghiên cứu có điều kiện được ghé thăm có phòng tiếp xúc cho bị can, bị cáo được tiếp xúc với người bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ có cán bộ điều tra hoặc kiểm sát viên là được tiếp xúc riêng với bị can, bị cáo còn người bào chữa hay gia đình chỉ được tiếp xúc dưới sự giám sát của cán bộ trại tạm giam.

40

Điều này đã làm hạn chế rất nhiều khả năng thu thập thông tin của người bào chữa và gây tâm lý không tốt tới bị can, bị cáo. Các cán bộ trại giam cho biết trại giam phải bảo đảm được sự an toàn của luật sư khi tiếp xúc với bị can, bị cáo, đặc biệt là những bị can, bị cáo là những đối tượng phạm tội nguy hiểm, mức án cao, thuộc các trường hợp của “án chỉđịnh”.

Theo quan sát của Nhóm Nghiên cứu tại một số trại tạm giam, các trại tạm giam không có tấm bảng hướng dẫn về “quyền của bị can, bị cáo theo BLTTHS”. Có trại tạm giam có bảng hướng dẫn này nhưng lại được treo ở phía bên ngoài cổng và chỉ có người không bị tạm giam đọc

được, không rõ những người bị tạm giam có thể có được những thông tin về quyền bào chữa hay không.

Một phần của tài liệu Luật sư chỉ định theo pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn tại Việt Nam potx (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)