Kinh đoanh dịch vụ vận chuyền

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty du lịch và thương mại Thăng Long (Trang 29 - 39)

- Tổ chức hội chợ triển lãm, quảng cáo và dịch vụ xúc tiến thương mại Năm 1999 — 2000 là khoảng thời gian công ty có nhiều thay đổi, mở hướng sang kinh doanh siêu thị và các dịch vụ khác. Chất lượng các ngành nghề kinh doanh được chú ý nâng cao.

'Năm 2000 — 2002, công ty bắt đầu phát triển mạnh, có nhiều bước đột phá. Công ty sát nhập thêm các đơn vị khác: Công ty du lịch Đồng Lợi, Công ty du lịch văn hoá Từ Liêm và Xí nghiệp vận tải khách và du lịch sông Hồng. Công ty bắt đầu liên doanh với các công ty nước ngoài và mở chỉ nhánh đi

các tỉnh trong cả nước.

2. Tình hình hoạt động sắn xuất kinh doanh của công ty 2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty

Công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn bao gồm nhiều đơn vị thành viên. Các đơn vị thành viên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, đào tạo...

Công ty có những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức kinh doanh, khai thác về khách sạn, du lịch, cho thuê văn phòng đại điện, thương mại và các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu của xã hội.

- Lập các kế hoạch sản xuất — kinh doanh đầu tư và các dự án đầu tư phù hợp với phát triển của ngành du lịch thủ đô và tổ chức thực hiện khi được phê chuẩn của thành phó.

- Công ty phải quản lý chặt chẽ các nguồn vốn bao gồm: vốn phát triển sản xuất kinh doanh, vốn liên doanh, liên kết và các vốn khác cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Công ty phải thực hiện được việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao khi tiến hành sát nhập các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc quản lý của các Sở, Bộ, địa phương khác chuyển đến.

- Hoạt động của công ty phải được tiến hành trên cơ sở định hướng phát triển chung đã được cấp lãnh đạo nhà nước phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Đảng,

- Thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao, đảm bảo nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhà nước.

Công ty thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và trong phạm vi của luật doanh nghiệp và luật pháp quy định, hoạt động theo phương, thức hạch toán kinh doanh, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể và cá nhân người lao động.

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2000 - 2001 — 2002 của công ty Du lịch và thương mại tống hợp Thăng Long

Xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, đồng thời trên cơ sở chính sách chỉ đạo của chính phủ và các cấp lãnh đạo nhà nước, ngay từ khi thành lập công ty đã xác định mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh là đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó tập trung vào phát triển ngành du lịch, địch vụ. Huy động mọi nguồn lực kể cả trong nước và quốc tế để thực hiện thúc đầy tốc độ phát triển, tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu để nâng cao khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường trong nước.

Tính đến ngày 31/12/2002, công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có 316 cán bộ công nhân viên.

Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu sản xuất năm 2000 ~ 2001 — 2002.

STT Chỉ tiêu ĐVT | Năm2000 [ Năm2001 | Năm2002 1 | Tổng doanhthu Trđồn 25.373 54.991 61834

:

2 | Lợi nhuận Trđền 469/417 144.344 2262 :

3 | Năng suất lao động 1.000đ 128.796 238.056 195.677 4 _ | Tổng số lao động Người 197 241 316 5 _ | Tiền lương bình quân 1.000đ 600 650 812 6 | Nguồn vốn đầu tưXDCB | Trđồn 6.750 10.252 15.352

:

7 |NộpNSNN Trđễn 1920 8.272 5.028 :

3. Đặc điểm tổ chức quản lý công ty

Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên.

Đứng đầu là Giám đốc công ty: là đại diện chủ sở hữu quản lý vốn nhà nước giao. Giám đốc công ty do UBND thành phố Hà Nội bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm chung toàn công ty, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật. Giám đốc là người đại diện cho công ty, chịu trách nhiệm của nhà nước và tập thể lao động sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp,

có quyền quyết định về bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh đảm bảo tỉnh giảm hợp lý và hiệu quả.

Từ một cơ sở bộ máy gián tiếp cồng kềnh do sự sát nhập nhiều đơn vị tuổi đời cao, nghiệp vụ quản lý yếu kém: 1 giám đốc và 7 phó giám đốc, đời sống CBCNV không được đảm bảo, bình quân thu nhập 300.000đ/người/tháng. Đến nay, bình quân thu nhập 750.000đ/người/tháng, tỉnh giảm biên chế từ 9 phòng ban xuống còn 3 phòng ban. Ban lãnh đạo công ty chỉ còn 1 giám đốc và 4 phó giám đốc. Các phó giám đốc làm trợ lý cho giám đốc và phụ trách chuyên ngành theo chức năng của từng phó giám đốc.

- Phó giám đốc phụ trách về tài chính. - Phó giám đốc phụ trách về khối hành chính. - Phó giám đốc phụ trách về khối du lịch.

- Phó giám đốc phụ trách phụ trách khách sạn Holidays.

Việc bổ nhiệm các phó giám đốc do UBND thành phố Hà Nội ra quyết định theo đề nghị của Giám đốc công ty.

Công ty tổ chức quản lý theo phòng ban và các chuyên viên giúp việc trực tiếp trên nguyên tắc gọn, nhẹ có hiệu quả. Các trưởng ,phó phòng ban, giám đốc các đơn vị là người tham mưu giúp việc và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc của đơn vị mình theo đúng pháp luật của nhà nước và nội quy, quy chế của công ty.

Biểu 1: Mô hình bộ máy quản lý của công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long

4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty 4.1. Hình thức tỗ chức công tác kế toán

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động kinh doanh dựa vào sự phân cấp quản lý kinh tế nội bộ, căn cứ vào đội ngũ cán bộ chuyên môn cũng như khối lượng, tính chất công việc kế toán, công ty đã xây dựng theo mô hình vừa tập trung, vừa phân tán.

Theo mô hình này, ở công ty Du lịch và thương mại tổng hợp Thăng Long có phòng kế toán tập trung làm nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở văn phòng công ty và các đơn vị hạch toán phụ thuộc, kiểm tra hướng dẫn công tác kế toán toàn công ty, tổng hợp số liệu đề lập báo cáo tài chính toàn ngành.

Tại các đơn vị thành viên đều có phòng kế toán riêng, thực hiện công tác hạch toán hoàn chỉnh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc đơn vị mình theo sự phân cấp của phòng kế toán công ty và lập báo cáo cần thiết gửi lên phòng kế toán.

4.2. Tổ chức bộ máy kế toán

Biểu 2: Mô hình phòng kế toán tài vụ:

Kế toán trưởng câng tư Kế toán tổng hợp Ị ị ] L ị Ỉ Ị n8 Kế Kế Kế Kê Kê

quý [ toán [| toán [? toán [ẦẰ toán | TÌ toán

s thanh XDCB theo theo theo

Phòng kế toán - tài vụ của công ty bao gồm:

- Kế toán trưởng: là người phụ trách, điều hành toàn phòng, là người tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán trong toàn công ty, thông tin kế toán và hạch toán kinh tế ở đơn vị, tổ chức kiểm tra tài chính kế toán, phê duyệt báo cáo của các đơn vị trong công ty trước khi đưa lên báo cáo với cấp trên. Bên cạnh đó, kế toán trưởng còn trực tiếp tham mưu cho giám đốc về các hoạt động tài chính, nghiên cứu các chế độ, chính sách của Nhà nước và cụ thể là của công

ty.

- Kế toán tổng hợp: thực hiện kiểm tra, tổng hợp tài liệu kế toán toàn công ty để lập báo cáo kinh doanh hàng tháng, năm, lập báo cáo tài chính quý và năm của toàn công ty. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn kiêm kế toán thuế

GTGT đầu ra, kế toán theo dõi đội xe, kế toán TK 131, 331, 156, 152.

- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ hạch toán toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt, tạm ứng, phải thu của khách hàng, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Ngoài ra, kế toán thanh toán còn kiêm việc theo dõi hạch toán

khách sạn 70 Nguyễn Khuyến, khách sạn Bắc Nam.

- Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: tập hợp tắt cả các chứng từ dự toán, quyết toán các công trình mà công ty đang bỏ vốn đầu tư.

- Kế toán theo dõi 1: theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh ở các

đơn vị thành viên là: toà nhà 115 Lê Duẩn, Trung tâm lữ hành quốc tế.

- Kế toán theo dõi 2: theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh ở các đơn vị: Phòng kinh doanh, Xí nghiệp Sông Hồng. Ngoài ra, còn theo đối các tài khoản TGNH, CCDC, TSCĐ, vay đài hạn, vay ngắn hạn.

- Kế toán theo dõi 3: theo dõi phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tại trung tâm Giảng Võ.

- Thủ quỹ: làm nhiệm vụ quản lý tiền mặt, tiến hành thu chỉ và ghi số quỹ tiền mặt.

4.3. Chức năng của phòng kế toán - tài vụ

- Giúp giám đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán tổng hợp. Tập hợp về vốn, chỉ phí kinh đoanh và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty.

- Tổ chức chỉ đạo công tác kế toán, hạch toán kinh tế ở các đơn vị thành viên và đồng thời thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy định của Nhà nước.

* Nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ - Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

~ Theo dõi, kiểm tra, giám sát các đơn vị về mặt tài chính

- Lập kế hoạch về nguồn vốn và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại và đầu tr XDCB của toàn công ty.

- Tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch, quyết định về tài chính. 4.4. Hình thức tổ chức công tác kế toán

* Hình thức kế toán của công ty là hình thức Nhật ký chứng từ: nhằm hiện đại hoá khâu hạch toán giúp cho lãnh đạo có thông tin kịp thời để xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, công ty đã sử dụng chương trình phần mềm. kế toán trên máy vi tính để phục vụ cho công tác kế toán công ty và các đơn vị thành viên.

- Đặc điểm của hình thức kế toán nhật ký chứng từ là các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào sổ nhật ký chứng từ ghi vào số cái các tài khoản.

- Hệ thống số kế toán sử dụng trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ gồm: sổ nhật ký chứng từ, bảng kê, số cái các tài khoản, số kế toán chỉ tiết.

Ngoài ra còn sử dụng các bảng phân bỏ, bảng kê để tính toán và tổng hợp,

phân loại hệ thống hoá số liệu phục vụ cho việc ghi số nhật ký chứng từ. Biểu 3: Sơ đồ trình tự hạch toán kế toán

Chứng từ Bảng kê ƑCSSP| Nhật ký Số và thẻ

5 ——>|_ chứa tủ TC kê toán

# Bảng tổng Số cái hợp chỉ

>L Báo cáo tài

—— Ghi hàng ngày

II. Thực trạng kế toán doanh thu. chỉ phí và xác định kết quả kinh doanh tai Công ty => th cũ + chang

du lịch và thương mại tống hợp Thăng Long 4y Quan hệ đối ..

1. Kế toán doanh thu tại công ty

1.1. Phương thức bán hàng, thu tiền áp dụng tại công ty

Phương thức bán hàng tại công ty là phương thức cung cấp hàng hoá, dịch vụ trực tiếp.

Công ty luôn thu tiền ngay sau khi đã cung cấp dịch vụ hoặc cho thanh toán chậm nhưng phải có sự ràng buộc, đó chính là hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng tổ chức tour, ... được ký kết giữa bên cung cấp hàng hoá dịch

vụ và bên nhận hàng hoá và dịch vụ.

1.2. Kế toán doanh thu tại công ty

Doanh thu của ngành thương mại, dịch vụ nói chung và của công ty nói riêng có những đặc thủ riêng, do đó việc hạch toán đúng, đủ doanh thu được là việc quan trọng đòi hỏi các nhân viên kế toán phải phản ánh trung thực doanh thu thực hiện, tổng hợp các số liệu và lập báo cáo kế toán cần thiết.

Căn cứ để hạch toán doanh thu là số liệu của các đơn vị được gửi lên thông qua hoá đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, hợp đồng thực hiện tour, hợp

đồng thuê nhà, biên lai tính thuế, báo cáo bán hàng,

Doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng hoá, doanh thu cho thuê nhà, doanh thu dịch vụ điện nước, doanh thu du lịch, doanh thu dịch vụ bơi, doanh thu dịch vụ sân Golf, doanh thu dịch vụ ăn uống, doanh thu XDCB,...

Khi công ty cung cấp dịch vụ, khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, kế toán ghỉ:

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511 - Chỉ tiết từng loại doanh thu bán hàng Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Doanh thu bao gồm 2 loại:

~ Doanh thu chịu thuế: là doanh thu từ các dịch vụ thực hiện trong nước như: thuê văn phòng, dịch vụ ăn uống, vận chuyển, vui chơi giải trí.

- Doanh thu không chịu thuế: là doanh thu được thực hiện tại nước ngoài như: đặt mua vé máy bay, thực hiện tour tại nước ngoài.

Vì công ty sử dụng phần mềm kế toán mới nên để theo dõi và phản ánh được chính xác từng loại doanh thu của từng bộ phận, phòng kế toán đã mở chỉ tiết TK 511 và chỉ tiết từng loại doanh thu. Doanh thu của công ty bao gồm những loại doanh thu sau:

~ Doanh thu bán hàng hoá - 5111 - kế toán phải theo dõi, kiểm tra và xuất hoá đơn GTGT thông qua hợp đồng kinh tế nội về trao đổi mua bán hàng hoá. Riêng doanh thu bán hàng hoá tại Trung tâm Giảng Võ là doanh thu của dịch vụ ăn uống, cụ thể là hàng mua sẵn. Kế toán theo dõi kiểm tra thông qua

báo cáo bán hàng hàng ngày của Trung tâm Giảng Võ, sau đó tập hợp để viết hoá đơn GTGT. Doanh thu hàng hoá được mở chỉ tiết như sau:

+ Doanh thu bán hàng hoá - Bộ phận bao bì - 51111 + Doanh thu bán hàng hoá - Phòng kinh doanh - 51112 + Doanh thu bán hàng hoá - Bộ phận Giảng Võ - 51113 + Doanh thu bán hàng hoá - Trung tâm thương mại - 51115

~ Doanh thu bán hàng tự chế - 5112 - là doanh thu của dịch vụ ăn uống

(cụ thể là hàng tự chế) và có ở Trung tâm Giảng Võ.

~ Doanh thu thuê nhà - 5113 - là doanh thu dịch vụ thuê phòng. Kế toán kiểm tra doanh thu thuê phòng làm việc thông qua hợp đồng thuê phòng giữa bên cho thuê và bên thuê (Trung tâm Giảng Võ, Toà nhà 115 Lê Duẩn).

Doanh thu thuê phòng của khách sạn 105 Lê Duẩn và 70 Nguyễn Khuyến là

doanh thu cho thuê phòng nghỉ, kế toán kiểm tra doanh thu thông qua hóa đơn GTGT mà kế toán của đơn vị đã lập khi có khách đến thuê phòng nghỉ.

+ Doanh thu thuê nhà - Khách sạn 105 Lê Duẫn - 51131 + Doanh thu thuê nhà - Toà nhà 115 Lê Duẫn - 51132 + Doanh thu thuê nhà - Trung tâm Giảng Võ - 51133

+ Doanh thu thuê nhà - Khách sạn 70 Nguyễn Khuyến - 51134 ~ Doanh thu địch vụ điện, nước - 5114 - là doanh thu thu hộ, trả hộ. Kế toán xác định doanh thu thông qua số tiêu thụ điện của các văn phòng thuê tại

115 Lê Duẫn và Trung tâm Giảng Võ, sau đó xuất hoá đơn GTGT. + Doanh thu dịch vụ điện, nước - 115 Lê Duẫn - 51141 + Doanh thu dịch vụ điện, nước - Trung tâm Giảng Võ - 51142 ~ Doanh thu du lịch - 5115 - là doanh thu thực hiện tour đi du lịch trong nước cũng như nước ngoài. Kế toán kiểm tra doanh thu thông qua các hợp

Một phần của tài liệu Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty du lịch và thương mại Thăng Long (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)