Trường văn hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa học (Trang 30 - 32)

1. Khái niệm

Trường là một từ Hán – Việt, được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày, cũng còn được nói chạnh là tràng, nghĩa là khoảng không gian quy định dành riêng cho một hoạt động nào đấy, như trường học, trường thi, trường đấu, chiến trường, quảng trường, từ trường, trường danh lợi…, đồng âm với trường là ruột, như tiểu trường đại trường, can trường, đoạn trường; cũng đồng âm với trường là dài, như đêm trường, trường sinh, trường thiên (thơ)…

Trường trong trường văn hóa được hiểu tương tự trường trong vật lý học, là một khu vực trong đó một hiện tượng từ hay điện, hay một hệ thống lực được biểu thị. Từ đấy, một cách ẩn dụ, trường văn hóa là một không gian – dân cư trong đó một hay những sự kiện văn hóa được diễn ra

2. Các tác nhân của trường văn hóa* Tác phẩm văn hóa * Tác phẩm văn hóa

Để có một trường từ, trước hết phải có một thỏi từ. Cũng như thế, để có một trường văn hóa, trước hết phải có tác phẩm văn hóa.

Tác phẩm văn hóa là những sản phẩm biểu tượng tính do một xã hội sản xuất. Chúng là biểu tượng tính trong chừng mực chúng được phân biệt với những sản phẩm khác bởi các giá trị xã hội mà chúng mang vác và chuyên chở vào đời sống, và người ta cũng chỉ trao nhiệm vụ ấy cho chúng mà thôi. Nói chung, các sản phẩm ấy xuất hiện dưới hình thức của những dấu hiệu sau đây:

- Ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói (các thứ văn chương, thơ ca); - Đồ thị (hội họa, nghệ thuật tạo hình, múa nhảy);

- Hình ảnh (ảnh, điện ảnh);

- Lai pha (ứng xử, lễ - tết – hội, trò chơi, công viên văn hóa, văn vật lịch sử).

2. Người truyền bá

Người ta không thể xem hay nghe tất cả tác phẩm văn hóa của một xã hội, lại càng không thể như thế đối với tất cả tác phẩm của lịch sử. Từ thế hệ này sang thế hệ nọ, người ta chỉ có thể thưởng thức một số tác phẩm. Mặt khác, cũng không phải mọi tác phẩm của một tác giả đều được truyền bá.

Ở đây xuất hiện những công việc tuyển chọn, thừa nhận và truyền bá tác phẩm văn hóa trong đời sống xã hội.

Trước nhất là sự tuyển chọn và sự thừa nhận. Ở khu vực chuyên nghiệp, đây là công việc của các chức trách, các nhà xuất bản, các nhà hát, các xưởng phim, các trung tâm truyền thanh, truyền hình, v.v…

3. Công chúng

Mục tiêu cuối cùng của tác phẩm văn hóa là đến với công chúng. Song, không hiếm trường hợp có tác phẩm văn hóa, được thừa nhận và được truyền bá, lại không có công chúng. Trong những trường hợp ấy, trường văn hóa vẫn không trở thành hiện thực. Vậy người ta nói tác nhân chính yếu thứ ba của trường văn hóa là công chúng.

4. Thiết chế văn hóa

Tác phẩm văn hóa, người truyền bá, và công chúng là ba tác nhân của trường văn hóa. Song những nhân tố ấy không tự động thực hiện mình, nhân vì sự kiện văn hóa là một sự kiện xã hội tính, tức nó là một kiến tạo tập thể, không bao giờ là kiến tạo cá thể mà thành (văn hóa là kết quả hoạt động của con người trong thể xã hội). Trong các xã hội nông nghiệp, trường văn hóa được thực hiện bởi các nhóm: nhóm quan họ, phường ví giặm, phường xoan đúm, phường chèo, tuồng, cải lương, lò vật, lò múa lân, múa võ v.v… Đó là những thiết chế văn hóa tương ứng với xã hội nông nghiệp, mặc dầu đối với xã hội ta ngày nay, chúng ta chỉ nhìn chúng là những tựa – thiết chế (quasi – institution).

Trong các xã hội công nghiệp nói chung, các thiết chế văn hóa được phát triển cả về chất và lượng. Trong xã hội ta xã hội chủ nghĩa, nhìn chung, có thể chia các thiết chế văn hóa thành hai loại:

a. Loại thiết chế pháp chính, quản lý văn hóa về các phương diện: đường lối, nội dung, tổ chức và kế hoạch; ở các đơn vị xã hội cơ sở, ấy là các ban văn hóa xã, phường, quận, huyện, các sở văn hóa tỉnh, thành, Bộ văn hóa ở trung ương;

b. Loại thiết chế sự nghiệp, quản lý văn hóa về phương pháp và kỹ xảo, nói cách khác, ấy là những công cụ nghiệp vụ của loại thiết chế pháp chính: chúng thực thi đường

lối, nội dung, tổ chức và kế hoạch văn hóa bằng những hệ thống phương pháp và kỹ xảo chuyên biệt. Ở một đơn vị xã hội cơ sở, trong thực tại hôm nay, các thiết chế sự nghiệp là: trạm truyền thanh, nhà hát nhân dân, thư viện (có thể là một thiết chế riêng nếu thực sự có nhiều công chúng; khi chưa có nhiều công chúng, có thể tạm thời là một phân khu của nhà văn hóa), nhà văn hóa với tư cách một thiết chế đa năng.

* Mặt bằng văn hóa

Có thể dùng từ mặt bằng (niveau) để chỉ một khuôn khổ cấu trúc với các phân tố cấu thành được quy định bởi hàng loạt những điều kiện của xã hội toàn bộ mà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là điều kiện nền tảng.

Tương tự thế, và tương ứng với mặt bằng đời sống kinh tế là mặt bằng đời sống văn hóa. Nói cách khác, mặt bằng đời sống văn hóa bị quyết định (conditionné) bởi những điều kiện sau đây:

- Quĩ thì giờ rỗi ở các cấp thời gian khác nhau (cấp ngày, cấp tuần, cấp năm) của mỗi hạng xã hội;

- Quĩ tiền bạc của xã hội (phúc lợi công cộng), bằng nhiều nguồn thu nhập khác nhau dành cho chi tiêu vào đời sống văn hóa của đơn vị cơ sở;

- Quĩ tiền bạc của gia đình dành cho chi tiêu vào đời sống văn hóa của các thành viên gia đình;

- Tập quán hoạt động rỗi của các hạng xã hội được thành hình trên cơ sở những điều kiện đặc thù của đời sống xã hội và tự nhiên của địa phương.

Tóm lại, điều muốn nói ở đây là:

- Trong thực hành tổ chức đời sống văn hóa của thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, cần xác định một mặt bằng văn hóa làm tiêu chuẩn, với ý nghĩa là cái tối thiểu phải có ở các trường văn hóa khác nhau, nhất là ở các trường văn hóa đơn vị, trong một thời đoạn tương đối đủ dài để có thể xây dựng và củng cố những hoạch đắc, là những nếp hoạt động của các thiết chế văn hóa và những tập quán mới văn hóa của công chúng. Thời đoạn hợp lý sẽ là 5 năm, bởi nó cũng là thời đoạn qui định của một kế hoạch kinh tế.

- Cũng chính mặt bằng này sẽ quyết định các thiết chế văn hóa phải có trong một thời đoạn, đồng thời nó cũng quyết định qui mô cấu trúc của bốn yếu tố thiết chế như trên đã phân tích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa học (Trang 30 - 32)