Phân loại trò chơ

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa học (Trang 25 - 27)

VIII. Trò chơi và đời sống

4. Phân loại trò chơ

Tâm lý học đã đề xuất những cách phân loại gắn liền với lứa tuổi người chơi, do vậy những phân loại ấy thiên về phân loại các giai đoạn phát triển tâm lý người chơi là phân loại trò chơi. Roger Caillois, nhà văn hiện đại Pháp (1913), là người quan tâm nhiều đến các trò chơi, phân biệt bốn loại trò chơi tùy theo chúng bị yếu tố nào trong bốn yếu tố sau đây chiếm ưu thế:

- Sự ganh đua: (Agôn, tiếng latinh), thí dụ như các trò chơi vũ thuật: đấu kiếm, đấu vật;

- Sự may rủi: (Alea, nt), thí dụ các trò chơi bài lá, cờ là những trò chơi đặt người chơi vào vị trí như nhau khi bắt đầu vào cuộc;

- Sự giả đò: (Mimicry, nt), thí dụ những trò chơi giả trang của người lớn, trò làm mẹ, trò làm chị của trẻ em;

- Sự say sưa ngây ngất: (Ilink, nt), thí dụ trò chơi phi ngựa vòng hay đu bay.

Vậy là Roger Cailois chia các trò chơi thành hai loại: có qui tắc và không có qui tắc. Không có qui tắc là trò chơi giả đò (la mimicry) và say sưa ngây ngất (l’ilinx) thấy ở trẻ em từ hai đến năm tuổi. Đó là những trò chơi tự do. Có qui tắc là những trò chơi ganh đua (l’agôn) và may rủi (l’alea) được đứa trẻ ưa thích từ tuổi lên sáu.

4.1. Trò chơi thể lực

- Sức khỏe là chính: Kéo co, đu bay, đua ngựa, leo núi, bơi thuyền, bơi bắt vịt (hoặc quả bóng, quả bưởi), kiệu bình kho, nhảy cừu; các trò chơi khổ luyện: mở mắt lâu không chớp, đứng im lâu không động đậy, nói một hơi câu dài, nhìn mặt trời, lặn lâu dưới nước.

- Khéo léo là chính: Các thứ đáo, quay, y-ô, đánh vòng bằng bọ dừa, cánh cam, bi, khăng, chuyền, các trò tung hứng và thăng bằng nhẹ (đặt cây gậy đứng trên tay, trên trán…), các thứ cầu, diều, chong chóng, rải ranh, nhảy dây, nhảy ô, trồng nụ trồng hoa, bịt mắt bắt dê, bịt mắt đập niêu, ú tim, đi cà kheo, thả vòng cổ vịt hay cổ chai, các thứ pháo giấy, pháo đất, đi xe đạp chậm, làm bóng hình bằng bàn tay, gấp bằng giấy, nói câu dễ nhịu…

- Vừa sức khỏe vừa khéo léo: Múa sư tử, múa rồng, chèo thuyền nấu cơm thi, leo cột nhẵn hay cột mỡ, leo cầu ô, ném còn, đánh pháo đất (người lớn), đấu kiếm, đấu gậy, bắn cung, nỏ, súng, xì đồng, cưỡi ngựa đánh cầu, giồng cây chuối, uốn dẻo, nhào lộn, tù binh, cướp cờ, cướp kèn, một số trò chơi giao thoa với thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, quần vợt…

4.2. Trò chơi giải trí tuệ

- Sáng kiến là chính: Câu đố, tranh đố, đặt câu nhiều từ cùng một chữ cái đầu, xếp hình bằng mảnh màu, mảnh hình, gấp giấy thành đồ vật (tàu bay, thuyền, chim, quả bóng…)…

- Kiến thức là chính: Dạy súc vật (chim bồ câu, dạy vẹt, quạ, yểng, sáo đen học nói, dạy chó săn, chó làm trò, nặn con giống bằng bột gạo màu, bằng đất, điều khiển đồ chơi chạy bằng nến, dầu, pin, điện, điện tử, tháo lắp các máy móc thu nhỏ,…).

- Tính toán là chính: Các thứ cờ: cờ người, cờ chiếu tướng, cờ ngũ hành, cờ chân chó, cờ điểm tam giác, cờ ô vuông, cờ quốc tế, ô quan…

4.3. Trò chơi tính cách

- Đoán định là chính: Các trò chơi may rủi: thò lò, xóc đĩa, hốt lú, xổ số, cò quay, oản tù tì, bốc thăm, tay có tay không…

- Cả tính toán lẫn đoán định: Các thứ bài lá, cá ngựa…

Phần II 1. Sự chơi ở người lớn

Hiện ta thiếu dữ liệu điều tra thống kê làm căn cứ cho những kết luận về thực trạng sự chơi bằng trò chơi ở các khu vực và trong các hạng công chúng khác nhau. Tuy vậy, khi quan sát trực tiếp một số địa bàn nhất định nào đấy trong một thời gian, mỗi người đều dễ dàng nhận thấy:

- Trong thì giờ rỗi cấp ngày, người trưởng thành ít chơi, trong đó phụ nữ ít chơi đến mức hầu như không chơi; người chơi đa số thuộc hạng công nhân viên chức hưu trí hoặc người hết tuổi lao động và hết khả năng lao động, hoặc nữa bệnh nhân các bệnh viện. Trò chơi của họ được khuôn lại trong một số trò bài lá (tổ tôm, chắn, tài bàn), cờ người, chim, gà chọi và hoa cây cảnh.

- Trong thì giờ rỗi cấp kỳ dịp (Tết Nguyên đán, tổng kết công tác năm, Quốc khánh 2-9, hội làng…), người trưởng thành tham gia các trò chơi do đơn vị cơ sở tổ chức, thường là các trò chơi lớn: cờ người trên bãi, đua vật, đua thuyền, đua xe đạp chậm, pháo đất, xếp chữ, thả chim, chọi gà; và mặt khác, người ta tự tổ chức những nhóm chơi dăm ba người chủ yếu là chơi bài lá. Số người chơi được mở rộng hơn hẳn so với thì giờ rỗi cấp ngày.

Ở đây lại thấy bộc lộ một đặc điểm chơi trong các xã hội nông nghiệp: chơi theo kỳ dịp. Hiện tượng này cho thấy không phải công chúng không thích chơi bằng trò chơi, nhưng với phương thức lao động thủ công lệ thuộc vào tự nhiên (chu kỳ mùa), người ta chỉ có thể chơi theo kỳ dịp.

Một phần của tài liệu Giáo trình văn hóa học (Trang 25 - 27)