- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến
2. Thu từ lâm nghiệp Ng đ 4.593 3.583 107 17.611 5
3.3.2.2. Đối với trang trại chăn nuô
Đây là loại hình trang trại phổ biến nhất hiện nay của Phổ Yên, với mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc là chủ yếu, ngoài ra còn một số mô hình chăn nuôi Trâu, Bò, chăn nuôi gia cầm. Đối với loại hình trang trại chăn nuôi của huyện thì các giải pháp được thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2 : Cây giải pháp phát triển trang trại chăn nuôi. giải pháp phát triển trang trại Chăn nuôi
Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuận cho
chủ trang trại
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
Tổ chức quản lý và công tác khuyến nông
Chăm
Tập Cung Tổ Áp Chế sóc Hoàn Chỉ Xây Tổ
huấn cấp tài chức dụng độ nuôi thiện dẫn dựng chức
kỹ liệu thăm giống thức dưỡng chế độ công câu lạc mạng
thuật quan mới ăn đúng chăn tác thú bộ lưới
phù quy nuôi y khuyến
hợp định nông
Cần tập trung vào các giải pháp ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi mà trước hết là về giống, công tác thú y, quản lý tốt nguồn giống từ bên ngoài, phấn đấu chủ động được con giống tại địa phương, tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát bệnh dịch.
Trên địa bàn huyện đã có doanh nghiệp đầu tư cơ sở công nghiệp chế biến sữa và đồ uống, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc hình thành các trang trại, các hộ chăn nuôi bò sữa, tạo vùng nguyên liệu sản xuất sữa tươi cung cấp cho nhà máy chế biến. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ về giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi để tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển loại hình trang trại chăn nuôi bò sữa trên địa bàn. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi bò sữa tuy đạt hiệu quả cao song yêu cầu về vốn đầu tư lớn, đòi hỏi quy trình kỹ thuật chăm sóc về sinh sản, dinh dưỡng và thú y vượt quá khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của người sản xuất nên các trang trại cần phải có sự kết hợp với chăn nuôi bò thịt để hạn chế yếu tố rủi ro trong sản xuất.
Trang trại chăn nuôi, nhất là chăn nuôi Bò sữa, Lợn, gia cầm là loại hình sản xuất kinh doanh đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn so với các loại hình trang trại khác. Do vậy, cần đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn đầu tư dưới nhiều hình thức như việc huy động vốn qua mô hình quan hệ tay ba gữa chủ trang trại, doanh nghiệp thương nghiệp, chế biến và ngân hàng nông nghiệp. Đây là hình thức cung cấp giống, phân bón phục vụ sản xuất gắn với cho vay vốn vốn sản xuất dựa trên cơ sở xác lập mối quan hệ bằng các hợp đồng kinh tế giữa các đối tác có tính chất pháp lý, mối quan hệ đó là:
- Quan hệ về cung ứng giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho trang trại giữa doanh nghiệp với trang trại.
- Quan hệ giữa ngân hàng nông nghiệp và trang trại là quan hệ tín dụng. Ngân hàng ký khế ước cho trang trại vay vốn sản xuất kinh doanh và khi hết hạn vay các trang trại có nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng theo khế ước đã ký.
- Quan hệ giữa ngân hàng với doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán cho cho doanh nghiệp giá trị vật tư, giống, theo hoá đơn giao hàng khi cung cấp cho trang trại với giá cả phù hợp.
Một giải pháp thiết thực khác là: đẩy mạnh phát triển mô hình chăn nuôi gia công để tranh thủ sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật theo quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu cung ứng con giống, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm; đảm bảo chủ động phòng, chống dịch bệnh, chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi. Đây cũng là kinh nghiệm và là hướng đi có nhiều triển vọng trong phát triển trang trại chăn nuôi hiện nay.