Các giải pháp về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tếtrang trại ở Phổ Yên (Trang 96 - 98)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2. Thu từ lâm nghiệp Ng đ 4.593 3.583 107 17.611 5

3.3.1.3. Các giải pháp về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm

Thực tế hiện nay, tuy quy mô sản lượng hàng hoá tiêu thụ các trang trại của địa phương chưa lớn, song việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm hàng hoá của các trang trại đã ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách, vì hầu hết các sản phẩm mà trang trại sản xuất ra chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng thô, dạng hàng tươi sống, tiêu thụ phần nhiều qua các dịch vụ trung gian nên rất cần các giải pháp mang tính chiến lược lâu dài về thị trường, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Trước hết: cần khẩn trương định hình quy hoạch phát triển các vùng chuyên môn hoá sản xuất, vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến để giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu cho kinh tế trang trại, tập trung vào quy hoạch vùng nguyên liệu chè, hoa quả, gỗ ván, sữa, thịt bò, gà sạch, lợn nạc… Nhà nước cần đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghiệp chế biến, xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến các sản phẩm gia súc, gia cẩm…

- Thứ hai: cần mở rộng và phát triển mạnh hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong việc kinh doanh các dịch vụ đầu vào, đầu ra cho sản xuất nông lâm nghiệp nói chung, cho kinh tế trang trại nói riêng. Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng dịch vụ cho sản xuất.

- Thứ ba: Nhà nước cần có cơ chế và hình thức cụ thể để tăng cường dự báo thị trường và cung cấp thông tin cho các trang trại, hỗ trợ, giúp đỡ các trang trại từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình.

- Thứ tư: mở rộng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao hiểu biết cho các chủ trang trại về thị trường và cung cách làm ăn trong cơ chế thị trường. Hướng dẫn các trang trại trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, phương pháp thu thập và xử lý các thông tin về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với thị trường các yếu tố đầu vào

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh vào thị trường này, đặc biệt là những nhà nghiên cứu, nhà sản xuất và cung cấp máy móc, thiết bị, công cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Nâng cao vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ sở nghiên cứu trong sản xuất và cung cấp giống cây trồng vật nuôi phục vụ nhu cầu sản xuất của các trang trại.

- Quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn giúp các trang trại nhanh chóng tiếp cận với các yếu tố của thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Các cơ quan chức năng của Nhà nước, địa phương cần tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động mua bán, trao đổi vật tư, nguyên liệu hàng hoá có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và giá cả phù hợp.

Đối với thị trường các yếu tố đầu ra

- Nhà nước cần có cơ chế và hệ thống cung cấp thông tin thị trường chuyên ngành đến các cấp chính quyền địa phương và nông dân về thị trường và dự báo thị trường làm công cụ định hướng cho kế hoạch sản xuất trong các trang trại.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và kinh doanh các dịch vụ thu mua, chế biến và bảo quản hàng hoá nông sản. từng bước hình thành các cơ sở, nhà máy chế biến nông sản một cách ổn định.

- Củng cố và mở mang thêm các chợ nông thôn, chợ đầu mối, các khu, cụm công nghiệp - đô thị, các trung tâm thương mại để mở rộng thị thường tiêu thụ và xúc tiến thương mại.

Nâng cao khả năng tiếp thị cho các chủ trang trại

- Tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh bám sát nhu cầu thị trường, yêu cầu của khách hàng và thị hiếu người tiêu dùng trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã được thương thảo, ký kết với khách hàng.

- Sản xuất kinh doanh của trang trại phải đi liền với quá trình chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

- Có chiến lược nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đảm bảo yêu cầu cạnh tranh trên thị trường.

- Hình thành các mối liên kết, hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa các trang trại để tăng cường sức mạnh kinh tế, bảo vệ quyền lợi và giảm bớt rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tếtrang trại ở Phổ Yên (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w