Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Trang 48 - 51)

doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp được quyền huy động ,sử dụng các tài sản, nguồn vốn vào mục tiêu sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng VKD là chỉ tiêu chất lượng quan trọng đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Xong hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như sức cạnh tranh, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư, doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, lựa chọn và bố trí cơ cấu vốn kinh doanh một cách hợp lý Hợp lý trong trường hợp này là lựa chọn hình thức thu hút vốn sao cho phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của doanh nghiệp. Khai thác tối ưu các nguồn vốn bên trong doanh nghiệp đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh đồng thời giảm thiểu chi phí sử dụng vốn không cần thiết cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó lại làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư và còn làm giảm sự chia sẻ lợi nhuận với bên ngoài. Tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Thứ hai, xác định một cách hợp lý nhu cầu vốn kinh doanh tối thiểu phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong điều kiện các doanh nghiệp hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường thì mọi nhu cầu về vốn đều do doanh nghiệp chủ động tài trợ. Việc xác định chính xác nhu cầu vốn không chỉ đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhằm khai thác hiệu quả nguồn vốn hiện có mà còn hạn chế được hiện tượng thiếu hoặc thừa vốn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, tránh việc gây căng thẳng, giả tạo về nhu cầu vốn kinh doanh. Do đó việc xác định đúng đắn nhu cầu VKD tối thiểu là việc làm cần thiết và là biện pháp hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.

Thứ ba, phải có biện pháp quản lý thích hợp từng loại vốn

- Đối với vốn lưu động:

+ Bộ phận vốn bằng tiền: cân bằng thu chi ngân quỹ đồng thời giảm các khoản chi bằng tiền cho vốn lưu động.

+ Quản lý khoản phải thu: theo dõi các khoản nợ phải thu, đồng thời doanh nghiệp xác định chính sách khoản vay thương mại với từng khách hàng, khi có dấu hiệu chậm tiền hàng quá hạn thì nên có biện pháp thu hồi lại nhanh nhất. Tiến hành phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân từ đó có biện pháp xử lý kịp thời để thu hồi vốn. Doanh nghiệp cũng phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro Nợ phải thu khó đòi để tránh tình trạng bị động khi nợ không đòi được.

+ Quản lý về hàng tồn kho : thực hiện các biện pháp quản lý về hàng tồn kho như: xác định đúng lượng hàng cần mua trong kỳ và lượng tồn cuối kỳ; tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho...

+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.

+ Lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi vốn mà không giảm thiểu sức cạnh tranh về chi phí, giá thành.

+ Đồng thời chú trọng đổi mới trang thiết bị, thực hiện tốt chế độ bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa. Thanh lý kịp thời các tài sản cố định không dùng hoặc bị hư hỏng để giải phóng vốn. Trong công tác mua sắm tài sản cố định, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất; doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ tài sản, tránh mua phải công nghệ lạc hậu hoặc máy móc đã qua sử dụng…gây thất thoát lãng phí vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó cũng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro gây tổn thất về tài sản cố định. Đồng thời việc mua trang thiết bị mới, doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo tay nghề công nhân viên để đáp ứng được trình độ của tài sản mới mua về.

Thứ tư, lựa chọn hình thức huy động vốn hợp lý

Khi thực hiện dự án đầu tư thì doanh nghiệp phải có một kế hoạch rõ ràng trong việc huy động vốn. Như, vay tại đâu, thời hạn trả và lãi suất, hình thức trả gốc và lãi. Đó là những yêu cầu đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có quyết định phù hợp với doanh nghiệp và tình hình kinh tế thị trường. Lựa chọn hình thức huy động vốn phải đảm bảo tính độc lập, chủ động trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất là doanh nghiệp phải tổ chức khai thác triệt để nguồn vốn bên trong (lợi nhuận tái đầu tư, vốn khấu hao,…) nhằm chủ động đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn. Cần tránh tình trạng ứ đọng vốn dưới hình thức tài sản không sử dụng, vật tư hàng hóa kém phẩm chất chiếm tỷ trọng cao, trong khi doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao và bị ràng buộc với chủ nợ, gia tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Khi thực hiện đầu tư thì doanh nghiệp phải có một kế hoạch rõ ràng trong việc huy động vốn. Như, vay tại đâu, thời hạn trả và lãi suất, hình thức trả gốc và lãi.

Đó là những yêu cầu đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải có quyết định phù hợp với doanh nghiệp và tinh hình kinh tế thị trường.

3.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH TM và CN Tuấn Vân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Trang 48 - 51)