Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo led trắng từ các chấm lượng tử cdse luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 44)

Với mục đích tìm hiểu tính chất phát xạ quang của chấm lượng tử CdSe và khả năng ứng dụng của chúng trong việc chế tạo LED trắng, chương 2 đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, chương này đã trình bày được khái niệm chấm lượng tử và một số hiệu ứng quan trọng của vật liệu kích thước nano.

Thứ hai, chương này đã chỉ ra được tính chất phát xạ quang của chấm lượng tử CdSe phụ thuộc vào kích thước của chúng. Từ tính chất này cùng với việc đưa các cấu trúc LED phát ánh sáng trắng đã có ra thảo luận, chúng tôi đã đưa ra cấu trúc LED trắng mới với lớp phát chỉ gồm các chấm lượng tử CdSe.

KẾT LUẬN

Với mục đích giới thiệu, tìm hiểu tổng quan về LED và LED trắng- công nghệ chiếu sáng của tương lai. Nghiên cứu khả năng ứng dụng của chấm lượng tử CdSe trong công nghệ chế tạo LED trắng, khóa luận đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, khóa luận đã trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các đặc trưng của LED, đồng thời trình bày được một số nguyên tắc chế tạo LED trắng từ các LED đơn sắc cơ bản. Khóa luận đã nêu được những ưu điểm vượt trội của đèn LED, LED trắng và cho thấy khả năng ứng dụng của LED trắng trong công nghệ chiếu sáng.

Thứ hai, khóa luận trình bày được các vật liệu truyền thống để chế tạo LED, LED trắng.

Thứ ba, khóa luận trình bày được tính chất phát xạ quang của chấm lượng tử CdSe phụ thuộc vào kích thước của chúng. Từ đó, khả năng ứng dụng của chấm lượng tử CdSe trong chế tạo LED trắng được đưa ra thảo luận. Từ việc phân tích một số cấu trúc LED trắng, khóa luận đã cho thấy việc ứng dụng các chấm lượng tử vào chế tạo LED trắng đã nâng cao cường độ phát quang và tuổi thọ của LED trắng.

Cuối cùng, khóa luận đã đưa ra cấu trúc LED mới với lớp phát chỉ gồm các chấm lượng tử CdSe. Do lớp phát chỉ gồm một chất là CdSe nên cấu trúc này có ưu điểm là màu sắc trung thực, nếu có suy giảm theo thời gian thì sự suy giảm là đồng đều.

Tuy nhiên việc chế tạo được các chấm lượng tử CdSe với kích thước đồng đều là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, việc đưa cấu trúc này vào thực tế còn là thách thức đối với khoa học công nghệ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đào Khắc An, “Vật liệu và linh kiện bán dẫn quang điện tử trong thông tin quang”, nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2003.

[2]. Trần Kim Chi, Hiệu ứng kích thước ảnh hưởng lên tính chất quang của

CdS, CdSe, CuInS2, Viện khoa học vật liệu, 2010.

[3]. Phùng Hồ, Phan Quốc Phô, “Giáo trình vật lý bán dẫn”, Nhà xuất bản

Khoa học và kỹ thuật, 2008.

[4]. TS. Nguyễn Thị Bắc Kinh, GS.TS. Phan Hồng Khôi, “Các bài giảng về

đèn LED ứng dụng trong chiếu sáng chung ( LED lamps for general lighting)”, Viện khoa học công nghệ Hà Nội, Hà Nội tháng 6/2010.

[5]. TS. Nguyễn Văn Thao, TS. Nguyễn Thị Bắc Kinh, TH.S. Vũ Đình Thịnh,

GS.TS. Phan Hồng Khôi, “Nghiên cứu phát triển công nghệ chế tạo và

ứng dụng đèn LED chiếu sáng hiệu quả, tiết kiệm điện năng”, Hội nghị khoa học- Công nghệ gắn với thực tiễn lần thứ 4, Đà Lạt 20-21/8/2010

[6]. Nguyễn Hùng Tráng, “Tính chất phát xạ của tinh thể CdSe kích thước

nano met và ứng dụng trong chế tạo LED trắng”, Đại học vinh, 2010.

[7]. H.S. Chen, C.K. Hsu, and H.Y.Hong, “InGaN- CdSe- ZnSe quantum Dots

white LEDs”, IEEE Technology letters, 18, 193-195 (2006).

[8].H.S. Jang, H.Yang, S. W.Kim,j.Y.Han, S.G.LEE, and D.Y.Jeon, (2008) “

White Light- Emitting Diodes with Excellent Color Rendering Based on Organically Capped CdSe Quantum Dot and Sr3SiO5:Ce3+, Li+ Phosphors”, Adv. Mater.20, 2696-2702.

[9]. Jialong Zhao, Julie A. Bardecker, Andrea M. Munro, Michelle S. Liu, Yuhua Niu, I-Kang Ding, Jingdong Luo, Baoquan Chen, Alex K.-Y.

Jen, and David S. Ginger, “Efficient CdSe/CdS Quantum Dot Light- Emitting Diodes Using a Thermally Polymerized Hole Transport Layer”, Nano Lett., vol. 6 (3), pp 463–467, (2006).

[10]. Polina O. Anikeeva, Jonathan E. Halpert, Moungi G. Bawendi, and Vladimir Bulović, “Electroluminescence from a Mixed Red−Green−Blue Colloidal Quantum Dot Monolayer”, Nano Lett., vol. 7 (8), pp 2196–2200 (2007)

[11]. Công nghệ nano, Wikipedia:

http://vi.wikipedia.org/ưiki/C%C3%B4ng_ngh%E1%BB%87_nano (truy cập 15 tháng 01 năm 2011).

[12] http://chem.ps.uci.edu/~lawm/Barriers%20and%20wells.pdf (truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2011)

[13]. http://greenvietnam.wordpress.com/2011/04/30/công-nghệ-chiếu-sáng- dùng-led-tiết-kiệm-dài-lâu/ (truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2011)

[14]. En.wikipediaorg/wiki/Light-emitting-diode ( truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2011).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo led trắng từ các chấm lượng tử cdse luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 41 - 44)