I TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM doc (Trang 56 - 57)

1. Vị trí địa lý

Diện tích 6.076 km2, dân số 1.477.900 người. Tỉnh lỵ là T.P Qui nhơn và các huyện : An lão, Hoài ân, Hoài nhơn, Phù mỹ, Phù cát, Vĩnh thạnh, Tây sơn, Vân canh, An nhơn, Tuy phước. Về dân tộc có người Kinh , Chăm, Ba-na. Bờ biển dài hơn 100 km. Sân bay Phù cát cách Qui nhơn 36 km về phía Bắc. Cảng biển Qui nhơn là cảng biển lớn ở khu vực Nam Trung bộ. Tỉnh Bình định từng là kinh đô Đồ bàn của vương quốc Chămpa, là quê hương của cuôc khởi nghĩa Tây sơn - Nguyễn Huệ

3. Những điểm tham quan ở tỉnh Bình định :

a. MỘ HÀN MẶC TỬ: TP Qui nhơn, nằm trên 1 ngọn đồi nhỏ. Hàn Mặc Tử sinh ngày 22.9.1911 tại Lệ thủy - tỉnh Quảng bình. Ông tên thật là Tử sinh ngày 22.9.1911 tại Lệ thủy - tỉnh Quảng bình. Ông tên thật là Nguyễn Trọng Trí, học ở Qui nhơn năm thứ 3, ông làm việc ở Sở đạc điền, bị bệnh rồi bị mất việc. Ông vào làm việc ở Sài gòn ít lâu rồi trở lại Qui nhơn và mắc bệnh phong được đưa vào trại phong Qui hòa và mất ở đó. Sau đó mộ của ông đã được cải táng trên 1 điểm cao ở Ghềnh Ráng

b. THẮNG CẢNH GHỀNH RÁNG: đã được Bộ văn hóa xếp hạng ngày 15.11.1991, có diện tích 35 ha. Nơi đây có những hang động đa dạng 15.11.1991, có diện tích 35 ha. Nơi đây có những hang động đa dạng với bãi cát trắng chạy dài hàng km với những tượng đá mặt người, đầu sư tử, hòn vọng phu, hòn chồng, hòn vợ, đầu voi…do thiên nhiên tạo ra. Vua Bảo Đại đã cho xây dựng ở đây ngôi nhà nghỉ 3 tầng, quay mặt ra biển theo mô hình con tàu đang lướt sóng nên được gọi là bãi tắm Hoàng hậu.

d. BẢO TÀNG QUANG TRUNG: làng Kiên mỹ - xã Bình mỹ - huyện Tây sơn, cách TP Qui nhơn khoảng 45 km. Bảo tàng và tượng đài Quang Trung được xây dựng trên diện tích 6 ha ngày 11.12.1977 và hoàn thành ngày 25.11.1979, diện tích sử dụng 1.380 m2. Bảo tàng Quang Trung có 9 phòng trưng bày:

- Phòng 1: Bối cảnh lịch sử đất nước trước cuộc khởi nghĩa Tây sơn - Phòng 2: Quê hương và thời niên thiếu của các thủ lĩnh Tây sơn

- Phòng 3: Chuẩn bị khởi nghĩa và những cơ sở của phong trào Tây sơn - Phòng 4: Bước phát triển của phong trào giải phóng 2 phủ Qui nhơn, Quảng ngãi

- Phòng 5: Chống phong kiến và thống nhất đất nước - Phòng 6: Cuộc kháng chiến chống quân Xiêm

- Phòng 7: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mãn thanh - Phòng 8: Xây dựng đất nước

- Phòng 9: Phòng lưu niệm - truyền thống

e. KHU DU LỊCH ĐÀI XUÂN - TRẠI PHONG QUI HÒA: năm 1929 ông Harler, một người làm công tác từ thiện đã đến đây và quyết định ông Harler, một người làm công tác từ thiện đã đến đây và quyết định chuyển trại phong từ cù lao Tân phong (TP Mỹ tho) về trại phong Qui hòa. Hiện nay số người bị bệnh phong lên đến 2.500 người. Theo kế hoạch đến năm 2000 chính phủ Việt nam sẽ giải quyết dứt điểm bệnh phong. Hiện nay trong khu vực này có đến 300 ngôi nhà. Chính quyền địa phương đang có kế hoạch biến nơi đây thành khu du lịch. Trại phong nằm sát bãi biển cát trắng đẹp với khu cắm trại và khu vườn các tượng danh nhân thế giới. Bên phải là nhà tiếp khách, văn phòng làm việc. Đi sâu vào bên trong là khu nhà ở của những người bị bệnh phong. Đây cũng là nơi Hàn Mặc Tử đã ở chữa bệnh và qua đời

f. THÁP BÁNH ÍT: xã Phước hiệp - huyện Tuy phước. Cụm di tích này có tất cả 4 tháp nhưng nhân dân vẫn quen gọi là tháp Bánh ít, tháp Thị có tất cả 4 tháp nhưng nhân dân vẫn quen gọi là tháp Bánh ít, tháp Thị thiên, Thổ sơn cổ tháp, người Pháp gọi là Tháp Bạc (Tour d’argent) tháp có niên đại từ thế kỷ XI-XII

f. THÁP CÁNH TIÊN: xã Nhơn hậu - huyện An nhơn, là kiến trúc tiêu biểu cho tháp Chàm ở Bình định thế kỷ XII, như một núi thiêng của biểu cho tháp Chàm ở Bình định thế kỷ XII, như một núi thiêng của trung tâm thành Đồ bàn, có ảnh hưởng đến kiến trúc Angkor Thom của người Khmer.

g. THÁP ĐÔI: phường Đống đa - TP Qui nhơn còn có tên là tháp Hưng thạnh (có 2 tháp) có kiến trúc của những đền thờ Khmer thời Angkor thạnh (có 2 tháp) có kiến trúc của những đền thờ Khmer thời Angkor Vat thế kỷ XII

h. THÁP THỐC LỐC: xã Nhơn thành, ranh giới giữa huyện An nhơn và Phù cát, còn có tên là Phước lộc, Phú lộc, người Pháp gọi là Tháp Vàng Phù cát, còn có tên là Phước lộc, Phú lộc, người Pháp gọi là Tháp Vàng (Tour D’or). Niên đại của tháp Thốc lốc thuộc giai đoạn đầu của phong cách Tháp Mắm thế kỷ XII, ảnh hưởng của kiến trúc Khmer.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VIỆT NAM doc (Trang 56 - 57)