1. Vị trí địa lý : tỉnh lỵ của tỉnh Ninh thuận là thị xã Phan rang và các huyện : Ninh hải, Ninh sơn, Phước sơn. Về dân tộc có người Kinh, huyện : Ninh hải, Ninh sơn, Phước sơn. Về dân tộc có người Kinh, Chăm, Raglai, Nùng, K’ho, Khmer, Chu-ru, Châu-ro… Địa hình gồm có rừng núi, đồng bằng và ven biển, diện tích nông nghiệp chỉ có 10%. Bên cạnh cây lúa là các loại hoa màu, cây bông, cây mía, tỏi, thuốc lá… Thị xã Phan rang nằm bên bờ sông Cái, cách biển 5km. Ninh chữ là bãi tắm đẹp với bãi cát trắng chạy dài 5km.
a. LỄ TẾT KATÊ : tổ chức vào ngày 1.7 lịch Chăm ( 11.10 dương
lịch ). Trước lễ katê nhiều palei Chăm tổ chức múa hát dân gian. Thanh niên thi nhau đánh trống ginà, trống Ba-ra-nưng và thổi kèn sa-ra-nai. Các cô gái Chăm múa những điệu múa : bren, cjong, mrai, patra. Các cụ già mở chiet ( giỏ đan bằng tre ) lấy sách cổ ra ngâm nga những bài ariya ( truyện thơ Chăm ). Đặc biệt vào khoảng 1-2h chiều ngày cuối tháng 6 lịch Chăm tiến hành lễ đón rước y trang vua Chăm do bà con dân tộc Raglai sống ở phía Đông dãy Trường sơn cất giữ. Đúng ngày 1.7 lịch Chăm, Po-Phia hướng dẫn người Chăm tiến hành lễ Pơh Babbang Yang ( mở cửa tháp ) thỉnh mời các thần linh về chứng giám cho sự cầu nguyện của con người vào dịp lễ Katê. Đến 4-5h chiều người ta rời tháp về lại các palei để tổ chức lễ tạ ơn ông bà tổ tiên.
b. LỄ HỘI RAMƯWAN CỦA NGƯỜI CHĂM BÀ-NI : tổ chức vào tháng 9 lịch Hồi giáo ( nhằm ngày 19,20,21.1 ). Sau phần tảo mộ, tháng 9 lịch Hồi giáo ( nhằm ngày 19,20,21.1 ). Sau phần tảo mộ, cúng ông bà tại nhà trong 3 ngày. Đến tối ngày 21.1 ngưng tất cả việc cúng tế, sát sinh, các tu sĩ Hồi giáo tắm rửa sạch sẽ và vào thánh đường tịnh chay.
3. Những điểm tham quan ở Ninh thuận :
a. BÃI BIỂN CÀ NÁ : tên gọi Cà ná biến âm từ Canăk của tiếng Chăm. Đó là nơi hòa quyện tuyệt diệu giữa núi và biển. Tương truyền Chăm. Đó là nơi hòa quyện tuyệt diệu giữa núi và biển. Tương truyền Thần mẫu Pô Inưr Nưkar vua đầu tiên của vương quốc Chiêm thành thời thiếu nữ thường đến Cà ná tắm biển. Vào thế kỷ XIV vua Chế Mân đã lập ở Cà ná vườn Mai uyển để cùng thưởng xuân với hoàng hậu là công chúa Huyền Trân.
b. THÁP PÔ K’LONG GA-RAI :
Truyền thuyết về tháp Pô K’long Garai là Jatol ( Jadol ) là một chàng trai xấu xí, thô kệch đi chăn trâu mướn và buôn trầu trên núi. Một hôm trên đường về có tảng đá bên đường, Jatol nằm ngủ thì xuất hiện 2 con rồng trắng liếm khắp mình Jatol đã biến từ 1 thanh niên xấu xí thành 1 thanh niên khôi ngô tuấn tú. Tiếng đồn đến vua Nuhol ( Xạ Đẩu) lúc ấy đang quản thủ thành Iaru ( Tuy hòa ). Năm 1167 nhà vua qua đời, Jatol lấy con gái vua tôn danh làm hoàng hậu Bia Thakol, Jatol lên ngôi vua xưng danh là Pô k’Long Garai. Lúc ông lên làm vua cũng là lúc dân tình đói khổ, mùa màng thất bại nên nhà vua đã tổ chức cho nhân dân xây đập nước Paxa ( đập Nha trinh ), đào kênh mương dẫn nước từ sông Dinh vào. Để tưởng nhớ ơn của nhà vua, người Chăm đã tạc tượng thờ nhà vua trong tháp và lấy tên của nhà vua đặt cho tên tháp là Pô K’LongGarai.
Tháp Pô k’Long Gari nguyên thủy có 6 cái : 1 tháp chính vá 5 tháp phụ. Hiện nay chỉ còn 1 tháp chính và 2 tháp con thẳng hàng trước mặt tháp chính và 1 tháp nhỏ ở phía sau thờ hoàng hậu Bia Thakol, còn lại đã bị đổ nát tất cả.