Những thành tựu đạt đợc

Một phần của tài liệu Nông cống trong thời kì đổi mới (1986 2005) (Trang 28 - 38)

B. Nội dung 6

2.2.1 Những thành tựu đạt đợc

2.2.1.1. Kinh tế:

Trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nớc, Nông Cống lại có những khó khăn riêng; nhân dân huyện Nông Cống phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của bão lụt, hạn hán, cộng vào đó là những khó khăn bớc đầu thực hiện công cuộc đổi mới nh: Thiếu kinh nghiệm quản lý, cơ sở hạ tầng thấp kém, đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu ... Song huyện Nông Cống đã phấn đấu, đoàn kết vợt qua, từng bớc khắc phục khó khăn. Nông Cống đã vận dụng sáng tạo chủ trơng, chính sách của Đảng, Nhà nớc về đờng lối xây dựng CNXH, đổi mới về cơ chế quản lý, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.

Hơn nữa trong quá trình đổi mới, Nông Cống luôn thấm nhuần nội dung mà Đảng ta đã xác định: "Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng bộ là nhiệm vụ then chốt". Do vậy, huyện đã xác định đợc các thành phần kinh tế trên địa bàn toàn huyện là phải đẩy mạnh sản xuất nông - lâm- ng - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thơng mại và dịch vụ. Từ đó, đảm bảo yêu cầu tạo ra sản phẩm hàng hoá phong phú và đa dạng, trọng tâm là lúa, trâu, bò và Crôm mít, Setpentin. Đồng thời, xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và trong phát triển nông nghiệp phải phát triển đồng thời cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong trồng trọt phải chú ý cả cây lúa, cây hoa màu và cây công nghiệp. Chăn nuôi phải đợc đẩy mạnh để sản phẩm của chăn nuôi ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong lơng thực quy thóc tổng sản phẩm nông nghiệp. Huyện đã đặt ra chỉ tiêu trong 10 năm đầu đổi mới là phải đạt đợc từ 68.635 tấn /năm (1986) lên 80.520 tấn /năm (1995) và đàn lợn năm 1986 là 68.635 con đến năm 1995 lên tới 210.900 con, đàn trâu, bò đạt từ 16.900 con lên tới 35.500 con, hầu hết các hộ nông dân phải có trâu bò mà đặc biệt là trâu để cày cấy. Đây là những mục tiêu chủ yếu nhất của Đảng bộ và nhân dân huyện Nông Cống. Để những mục tiêu đó trở thành hiện thực, HU, UBND huyện Nông Cống chủ trơng khai thác các công trình thủy lợi đặc biệt là tập trung sức lực để hoàn thành công trình thuỷ lợi đập sông Mực và đa vào sử dụng sớm đủ nớc tới, là hồ chứa nớc về mùa lũ. Đồng thời phát triển phân vùng kinh tế, phân bố dân c lao động, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ cấu cây trồng mùa vụ đạt hiệu quả.

Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh và có biện pháp giải quyết thích hợp, BCH Đảng uỷ- Uỷ ban quyết định chia thành 4 vùng kinh tế trong huyện:

Vùng 1: Vùng đồng bằng gồm 8 xã (Tân Thọ, Tân Phúc, Tân Khang, Trung Chính, Trung ý, Hoàng Giang, Hoàng sơn, Tế Tân) với tổng diện tích là 4.917 ha.

Vùng 2: gồm 7 xã (Trung Thành, Tế Thắng, Tế Lợi, Tế Nông, Minh Khôi, Minh Thọ, Minh Nghĩa) với diện tích là 5.918 ha.

Vùng 3: Vùng núi và bán sơn địa gồm 9 xã: Vạn Thiện, Vạn Thắng, Vạn Hoà, Thăng Long, Thăng Thọ, Công Liêm, Công Chính, Công Bình, T- ợng Sơn) với diện tích 9.271 ha .

Vùng 4: Vùng nớc lợ ven biển bao gồm 7 xã (Tợng Lĩnh, Tợng Văn, Trờng Sơn, Thăng Bình, Trờng Giang, Trờng Trung) với tổng diện tích là 5.581ha.

Nhờ việc phân chia khai thác thế mạnh, khắc phục điểm yếu của từng vùng, phát triển các thành phần kinh tế phù hợp với đất đai, khí hậu, điều kiện tự nhiên của mỗi vùng nên trong 10 năm đầu đổi mới (1986 - 1996) huyện Nông Cống đã tạo ra đợc những chuyển biến quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.

Trong nông nghiệp: Chủ trơng của BCH huyện là chỉ đạo triệt để tăng cờng tiềm lực khai thác sản xuất, huyện phát động phong trào thi đua sản xuất để tăng nhanh sản lợng lơng thực và thực phẩm, ra sức đẩy mạnh thâm canh tiến tới xoá nạn giáp hạt hàng năm trên địa bàn huyện (dù trong điều kiện thời tiết khó khăn). Nhân dân toàn huyện phấn khởi tích cực tiến quân vào sản xuất nông nghiệp. Năm 1996, các yếu tố phục vụ thâm canh thuận lợi, công tác thuỷ lợi kịp thời, các yếu tố phân giống , thời vụ đảm bảo. Nhờ đó, tổng sản lợng trên toàn huyện đạt 68.635 tấn hơn, năm 1985 là 23,8%. Năm 1987, mặc dù thiên tai tàn phá, cộng với hạn chế trong quản lý tổng sản lợng lơng thực trên địa bàn toàn huyện có giảm sút song vẫn đạt mức cao hơn năm 1985. Đến năm 1988 huyện Nông Cống đã cơ bản vợt qua nạn đói, đồng thời tạo ra một số lợng lớn sản phẩm có tính chất hàng hoá nh cây cối, đàn trâu bò, đàn lợn đặc biệt là đàn vịt nhờ vậy đã tạo đều kiện việc làm cho n,gời lao động, nâng cao thu nhập và tạo cơ sở để phát triển trong những năm tiếp theo.

Năm 1988, thực hiện Nghị quyết của đại hội đại biểu huyện lần thứ XVIII, BCH huyện đã thấy đợc những hạn chế, yếu kém: Tình hình đất nớc chững lại, tình hình sản xuất nông nghiệp trong cả nớc cũng có diễn biến xấu,

an ninh lơng thực trở thành vấn đề nóng bỏng quyết liệt. Trớc tình hình đó, tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị TW Đảng ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý nông nghiệp và cũng từ đó huyện nhanh chóng khai thác nghị quyết nông dân. Trên địa bàn toàn huyện nông dân đợc giao đất lâu dài để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ nhờ đó đã tạo ra nguồn lực lợng to lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Từng hộ dân phát huy, tăng cờng vai trò tự chủ tiến hành khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích canh tác, đầu t mua sắm trâu bò đồng thời tìm tòi học hỏi ứng dụng các biện pháp kỹ thuật về phân, giống, chăm sóc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Chính sách khoán 10 đã đi vào sản xuất nông nghiệp nh một đòn bẩy kinh tế, có sức mạnh to lớn khơi dậy tinh thần làm chủ, phát huy tiềm năng lao động, đất đai thúc đẩy mọi ngời, mọi nhà tăng thêm đầu t ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Cùng với tổ chức khoán, huyện đã tích cực chỉ đạo cơ cấu mùa vụ, cây con mở rộng diện tích hè thu, đa vụ Đông vào làm vụ xuất chính. Nhờ đó, năm 1990 "Tổng sảng lợng lơng thực trên toàn huyện đạt 61 nghìn tấn, đàn trâu bò so với năm 1986 tăng 31 %, đàn lợn 9% " [2; 160].

Thuỷ lợi và giao thông là 2 vấn đề có ý nghĩa chiến lợc nên huyện đặc biệt quan tâm đầu t, chỉ đạo các ngành, các địa phơng trong huyện tích cực tiến hành. Cùng với việc hoàn chỉnh thuỷ lợi mặt ruộng huyện còn tổ chức chỉ đạo làm một số công trình lớn với tổng đầu t 4 tỷ đồng, cha kể đóng góp của nhân dân trong huyện. Toàn huyện đã tiến hành làm mới và đa vào sử dụng trạm bơm tiêu Trờng Minh, Trờng Trung; sửa chữa, nâng cấp đại tu các trạm bơm Tợng Văn, Côn Minh, Trung Thành, Nổ Hồ; chuẩn lại nguồn vốn để xây dựng 6 trạm biến thế lớn, tạo ra màng lới điện khép kín trong toàn huyện nhằm phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Cùng với thuỷ lợi, huyện đã huy động hàng vạn lao động và các loại phơng tiện xây dựng giao thông của huyện. Toàn huyện đã đắp 240.000 m3 đất và đá.

Bớc vào những năm 1990, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp gây bất lợi cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Liên xô và các nớc XHCN ở Đông Âu sụp đổ và tan rã. Dân tộc Việt Nam đứng trớc thử thách của thời đại. Các thế lực thù địch thì tăng cờng bao vây cấm vận, cô lập chống phá cách mạng nớc ta, xoá bỏ CNXH, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng ta. Mặt khác, quan hệ kinh tế đối ngoại của nớc ta đối với thị trờng truyền thống bị ngừng trệ, kinh tế đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Trong các bối cảnh lịch sử đó, đòi hỏi Đảng và nhà nớc ta phải đẩy mạnh công cuộc đổi mới để đối phó với tình hình mới. Trong thời gian từ 24- 27/6/1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã họp, tổng kết đánh giá việc thực hiện đờng lối đổi mới của đại hội VI và đề ra chủ trơng nhiệm vụ nhằm kế thừa phát huy những thành tựu đã đạt đợc, khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trong bớc đầu đổi mới, ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong qúa trình đó, điều chỉnh bổ sung, phát triển đờng lối đổi mới đợc đề ra từ đại hội VI để tiếp tục đa sự nghiệp đổi mới đi lên. Đại hội đã thông qua "Cơng lĩnh xây dựng đất n- ớc trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH và "Chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000, nhằm tiến tới một đất nớc dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Đại hội VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát trong 5 năm ( 1991- 1995) là: "Vợt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tăng cờng ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội đa nớc ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng” [19;150 ]. Trớc bối cảnh đó huyện Nông Cống tiến hành Đại hội lần thứ XVIII. Đại hội đã xác định mục tiêu và phơng hớng của huyện nhà trong giai đoạn mới (1991 - 1995) là: Tiếp tục thực hiện 3 ch- ơng trình kinh tế - xã hội. Do vậy trong sản xuất nông nghiệp, toàn huyện đã đặt trọng tâm hàng đầu vào chơng trình lơng thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lơng thực và tạo nguồn tích luỹ cho cả huyện và cơ sở, phát triển cây màu, cây công nghiệp đảm bảo hàng hoá xuất khẩu. Huyện đã chỉ đạo giao đất lâu dài cho nhân dân sản xuất kinh doanh, xem hộ xã viên là chủ thể,

chuyển vai trò quản lý trực tiếp sang hình thức kinh doanh phục vụ sản xuất, cho nông dân vay vốn sản xuất, khuyến khích phát triển ngành nghề thu hút các lực lợng lao động, toàn huyện chủ trơng tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển cây vụ Đông thành vụ chính. Do vậy đến năm 1995 có 4 nghìn ha lúa hè thu so với 1800 ha. Năm 1991, diện tích vụ Đông chiếm 40% diện tích gieo trồng bằng 2 lần năm 1990, diện tích ngô đông có 50 ha. Thực hiện các giải pháp nói trên, sản xuất nông nghiệp và bộ mặt thôn xã trên toàn huyện biến đổi nhanh chóng.

Tổng sản lợng lơng thực bình quân hàng năm trong thời kỳ (1991- 1995) đạt 65.419 tấn, riêng năm 1995 đạt 78.520 tấn. Đàn bò năm 1991 có 43.000 con, năm 1995 có 49.000 con tăng 9,9%. Đàn lợn vợt 9,1% so với kế hoạch (năm 1991 là 3.800 con). Giai đoạn này, huyện đẩy mạnh chơng trình sim hoá đàn bò, chơng trình nuôi trồng hải sản vùng nớc lợ đợc triển khai bằng hình thức khoán thầu cho các hộ nông dân. Kết quả bớc đầu rất khả quan, phong trào nuôi cá nớc ngọt đợc mở rộng. Toàn huyện đã trồng mới 1.026 ha rừng tập trung khoanh nuôi 390 ha rừng tái sinh. Trồng mới 300 ha bằng nguồn vốn dự án 327, giải quyết việc làm thờng xuyên cho 300 lao động. Thu nhập bình quân lơng thực đầu ngời năm 1991 là 350 kg/ ngời/ năm đến 1995 lên tới 407 kg/ngời/ năm [6; 2].

Về kinh tế, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trong 10 năm đổi mới đã đạt đợc kết quả khả quan: Huyện đã khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống nh làm nón ở (Tợng Văn); đan cót, đan bồ ở Tân Thọ Ngoài…

ra, huyện còn đầu t xây dựng những xí nghiệp nhà máy mới nh xí nghiệp sứ, đội vận tải...Các ngành nghề phân phối lu thông đã mở rộng liên doanh, liên kết. Tìm nguồn vật t hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống. Nhờ đó, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn nh: Năm 1987 đã xuất khẩu 350 tấn lạc nhân, 8.000 chiếc chiếu, 7.000 m2 thảm, 145 tấn đay...đạt giá trị 4,9 triệu đồng Việt Nam. Các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lơng thực, thức ăn gia súc, xây dựng dân dụng đợc khuyến khích phát triển. Toàn huyện

có 70 lò vôi, 140 máy xay xát, 65 lò rèn. Đến năm 1990 giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên toàn huyện tăng 6,3% so với năm 1989. Đặc biệt, sang giai đoạn 1991- 1995, các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bắt đầu khởi sắc.

Sau khi tiếp cận cơ chế mới đã từng bớc tổ chức sắp xếp lại sản xuất, thay đổi bổ sung các thiết bị. Các thành phần kinh tế đã tiếp cận với cơ chế thị trờng sản xuất kinh doanh có lãi, tăng thu nhập cho công nhân, đóng góp ngân sách nhà nớc đầy đủ. Một số đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh thu hút lao động xã hội. Nhờ đó, tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống, sản phẩm hàng hoá phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. "Nếu năm 1986 giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chỉ đạt 2,3% tỷ trọng giá trị công - nông nghiệp thì đến năm 1999 ớc tỷ trọng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã đạt đợc 10,6% và đến 1995 công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng lên đến 17,16 %" [5; 4].

Hoạt động dịch vụ, thơng mại: Hoạt động dịch vụ - thơng mại phát triển năng động, thích ứng với cơ chế thị trờng. Các khu vực dịch vụ - thơng mại ở trung tâm huyện lỵ và các cụm dân c hình thành hàng hoá phong phú đa dạng, tạo thuận lợi cho việc mua bán của nhân dân. Dịch vụ - thơng mại đạt 4,4% năm 1986 đến năm 1995 đạt 10,7 %.

Xây dựng cơ bản: Trong điều kiện xoá bao cấp và nhờ tranh thủ đợc nguồn vốn trợ cấp của các ngành cấp tỉnh và TW, cùng với sự đóng góp của nhân dân trong 3 năm đầu công cuộc đổi mới giai đoạn 1986 - 1989, huyện Nông Cống đã đầu t 4 tỷ đồng cho xây dựng các công trình phục vụ phúc lợi, sản xuất và đời sống nh: Xây dựng trạm điện, thuỷ lợi, giao thông Năm…

1989, huyện đã hoàn thành việc xây dựng đờng điện 35 KV; các xã xây dựng và đa vào sử dụng thêm 11 trạm biến áp. Nh vậy, đến 1989 đã có 20/33 xã trong huyện có điện sản xuất trong đó, có xã có một phần dân c trong xã có điện.

Đến năm 1995, huyện tăng cờng đầu t bằng nhiều nguồn vốn vào các công trình xây dựng cơ bản. Đầu t cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng tăng lên 6,1 tỷ đồng.

Huyện đã hoàn thành đờng điện cao áp 35 KV và đặt thêm 20 trạm biến áp. Tính đến thời điểm này (1995) toàn huyện đã có hơn 90% số xã có điện sử dụng tăng hơn 20% so với năm 1989.

Xây dựng nhiều công trình trạm bơm mới ở Hoàng Sơn, Tế Tân...Nâng cấp các trạm bơm Đá Bàn, Nổ Hồ, Trờng Trung, Trờng Minh...Đặc biệt, trong giai đoạn 1990 - 1995 việc đầu t cho các công trình thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp đã tăng lên 6,2 lần so với giai đoạn 1986 - 1990.

Huyện đã quan tâm xây dựng các công trình phúc lợi nh: Bệnh viện trạm xá, trờng học, công sở....đặc biệt hệ thống giao thông đợc quan tâm cải tạo và nâng cấp. Phong trào làm giao thông nông thôn đợc phát triển mạnh để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đi lại. Trong những năm 1986 - 1990 mặc dù trong điều kiện hết sức khó khăn về ngân sách phải tập trung giải quyết vấn đề dân sinh, khắc phục hạn hán, bão lụt...Nhng huyện vẫn dùng nguồn ngân sách tích luỹ và tranh thủ viện trợ của tỉnh - TW để đầu t xây dựng những trục

Một phần của tài liệu Nông cống trong thời kì đổi mới (1986 2005) (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w