Định hướng phát triển hoạt động than toán tại Ngân hàng Đầu tư và

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện qui trình thanh toán quốc tế tại ngân hàng BIDV (Trang 64 - 67)

chi nhánh Sở Giao Dịch 3 Hà Nội.

I. Định hướng phát triển hoạt động than toán tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Phát triển Việt Nam

1. Định hướng chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Mục tiêu chung: hoạt động an toàn, quản lý được rủi ro trong giới hạn

hợp lý, phát triển mạnh và bền vững, phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng với đa lĩnh vực - đa sản phẩm - dịch vụ - tiện ích có chất lượng và ngày càng được đổi mới, hoàn thiện.

Mô hình ngân hàng: tập đoàn tài chính - ngân hàng có nhiều nguồn

lực - tiềm lực, hoạt động đa quốc gia, đứng hàng đầu trong nước, tương xứng trong khu vực.

Xây dựng thương hiệu: Tạo lập và thể hiện được thương hiệu - hình

ảnh - vị thế - bản sắc văn hoá doanh nghiệp BIDV trong kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại.

Công nghệ: Công nghệ là mũi nhọn, làm bước đột phá, tạo được sức

cạnh tranh.

Nhân lực: Là chìa khoá của thành công, tạo nguồn nhân lực có trình độ

- kiến thức - kỹ năng và kinh nghiệm được khuyến khích bởi hệ thống động lực vật chất – tinh thần và điều kiện làm việc phù hợp.

Mục tiêu kinh doanh của BIDV là: luôn hướng tới phục vụ tốt nhất (sản

toàn, phát triển bền vững chấp hành luật pháp, minh bạch để cùng đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

Phương châm hoạt động:

• Là ngân hàng hiện đại.

• Sức mạnh là thị trường • Khách hàng là mục tiêu • Sản phẩm dịch vụ tốt • Văn hoá là động lực • Công nghệ là chủ chốt • Đột phá để cạnh tranh

• Kiểm soát tốt rủi ro

• An toàn là bền vững

• Quản lý phải hiện đại

• Nguồn nhân lực tận tâm.

2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thực hiện định hướng phát triển chung các ngân hàng hiện đại, cũng như định hướng phát triển của toàn hệ thống, hoạt động kinh doanh của BIDV đang chú trọng theo hướng mở rộng phát triển các hoạt động dich vụ như đã trình bày ở trên. TTQT là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động dịch vụ của BIDV, do đó BIDV đã đặt ra những định hướng và lộ trình phát triển nhất định. Đó là:

- Tiếp tục nâng cấp cải tiến công nghệ áp dụng phục vụ nghiệp vụ, nâng cao mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch. Cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng bán buôn và bán lẻ toàn diện, trọn gói; đảm bảo tăng trưởng quy mô hoạt động gắn với nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Đổi mới công tác quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mô hình hoạt động. Hoàn thiện Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức theo khuyến nghị của Dự án TA2 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ đã tạo cơ sở cho việc đổi mới trong vận hành và quản lý. Đây cũng là cơ sở quan trọng trong chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV từ phân tán theo chiều ngang sang tập trung theo chiều dọc (theo sản phẩm và khách hàng). Triển khai thành công cơ chế quản lý vốn tập trung, chuyển đổi thành công mô hình tổ chức quản lý hoạt động theo hệ thống

- Cùng với hệ thống BIDV góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT hướng tới chuẩn mực quốc tế, góp phần củng cố uy tín, năng lực cạnh tranh của BIDV với các ngân hàng trong và ngoài nước. Thực hiện minh bạch hóa thông tin tài chính quản trị hướng tới thông lệ quốc tế, tiếp tục thuê công ty thực hiện định hạng tín dụng. Năm 2008 cũng là năm thứ 13 liên tiếp BIDV thực hiện kiểm toán theo cả IAS và IFRS và công bố các kết quả kiểm toán này đồng thời trong báo cáo thường niên. BIDV cũng đã thuê tư vấn quốc tế hỗ trợ và là ngân hàng Việt nam đầu tiên hoàn thiện việc xây dựng và áp dụng hệ thống định hạng tín dụng nội bố theo thông lệ quốc tế.

- Nỗ lực giải quyết phần lớn nợ xấu còn tồn đọng từ các năm trước bằng các biện pháp kết hợp và làm sạch bảng cân đối đồng thời thực hiện trích lập tối đa dự phòng rủi ro. Trong những năm vừa qua nhờ thực hiện biện pháp này BIDV đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 4% theo cả tiêu chuẩn kế toán Việt nam (IAS) và tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Ngoài ra,

với việc được cấp bổ sung 3.400 tỷ VND vốn điều lệ trong năm 2007, chỉ số An toàn vốn của BIDV đã đạt mức > 6,7% theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Giữ vững và mở rộng thị phần TTQT, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo, thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp trong xã hội. Phát triển mạng lưới kênh phân phối sản phẩm, đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư, từng bước gia tăng ảnh hưởng và giá trị của Sở Giao Dịch 3 trên thị trường tài chính; tập trung định hình và hoàn thiện mạng lưới kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm, ATM, POS, gia tăng đầu tư chứng khoán; đẩy mạnh đầu tư các dự án có ưu thế trong cạnh tranh sau khi Việt Nam gia nhập WTO ở các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng kỹ thuật, cảng biển, bất động sản; đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

- Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc củng cố các sản phẩm truyền thống, phát triển các sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng như Factoring, Forfaiting, …mở rộng các hoạt động phát hành, thanh toán thẻ, séc quốc tế…

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp hoàn thiện qui trình thanh toán quốc tế tại ngân hàng BIDV (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w