Với những định hướng về phát triển ngành và tổ chức không gian du lịch đã lựa chọn cần triển khai những việc cụ thể sau:
- UBND tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cấp các ngành có liên quan lập kế hoạch xúc tiến ngay các dự án quy hoạch chi tiết ở những điểm, cụm du lịch theo thứ tự ưu tiên đầu tư để tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch các khu vực tiếp theo. Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển du lịch đối với Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh), khu du lịch đồng quê gắn với làng nghề gốm Chu Đậu (Nam Sách); du lịch sinh thái tại khu
vực Bến Tắm (Chí Linh); vùng dọc sông Hương (Thanh Hà); dọc bờ sông Thái Bình, sông Sặt.
- UBND tỉnh tích cực chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch đã được tỉnh phê duyệt (Dự án xây dựng khu du lịch vui chơi, giải trí Đảo Ngọc...), thu hồi đất giao cho chủ đầu tư khác đối với các dự án không triển khai thực hiện theo quy hoạch, tiến độ, mục tiêu và quy mô đầu tư.
- Xúc tiến và làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch để các nhà quản lý kinh doanh du lịch và khách du lịch hiểu biết thêm về tiềm năng, thế mạnh du lịch và con người Hải Dương - vùng đất có truyền thống về lịch sử - văn hoá, làm tăng khả năng thu hút khách du lịch và hấp dẫn đầu tư phát triển du lịch theo các bước:
+ Biên soạn và phát hành ấn phẩm với những thông tin chính thức về du lịch và những thứ tự ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tại các điểm, cụm.
+ Xây dựng các phim ảnh, tư liệu về tự nhiên, lịch sử, văn hoá, di tích danh thắng, làng nghề, lễ hội, sản phẩm du lịch đặc thù làm tư liệu cho du khách.
+ Tham gia hội nghị - hội thảo - hội chợ du lịch để tiếp thị sản phẩm du lịch với thị trường trong và ngoài nước.
+ Đặt văn phòng đại diện du lịch của Hải Dương tại các thị trường du lịch có tiềm năng trong và ngoài nước.
+ Xây dựng kế hoạch đăng cai tổ chức các hội nghị, sự kiện, hội chợ, triển lãm nhằm kết hợp tốt với nhiệm vụ quảng bá du lịch Hải Dương.
- Thiết lập mối quan hệ giữa du lịch của Hải Dương với du lịch của các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng nhằm tạo ra sự tương trợ, giúp đỡ nhau bằng những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với khách trên địa bàn cũng như các địa phương trong vùng.
- Xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Phát triển du lịch.
- Sau khi công bố quy hoạch, chú trọng thực hiện tốt công tác quản lí và đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các nội dung của quy hoạch. Xác định rõ lộ trình và cơ cấu nguồn kinh phí, tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút đầu tư và tập trung trước hết vào các công trình mang tính trọng điểm.
KẾT LUẬN
Du lịch Hải Dương là tiền đề hết sức quan trọng trong ngành kinh tế của tỉnh nhà gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản lịch sử văn hóa của tỉnh trong các năm tiếp theo. Vì vậy để phát triển du lịch Hải Dương một cách bền vững thì cần có các giải pháp để cơ sở khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng và tài nguyên cùng với sự quản lý khai thác bảo vệ môi trường một cách hợp lý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] HD 3600 – Thông tin tổng hợp 360 độ về HD [1] HD 3600 – Thông tin tổng hợp 360 độ về HD [2] Sở khoa học và công nghệ tỉnh HD [3] ] http://www.consonkiepbac.org.vn/News.aspx?CategoryID=86 [4] http://consonkiepbac.org.vn/News.aspx?CategoryID=18 [5] http://dulichtoancau.com.vn/news/id-123/cid-8/Gioi-thieu-tong-quan-ve-Hai- Duong.html