TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HẢI DƯƠNG III.1 Điều kiện tự nhiên của Hải Dương

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 31 - 39)

c. Phương tiện vận chuyển khách du lịch

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA DU LỊCH HẢI DƯƠNG III.1 Điều kiện tự nhiên của Hải Dương

III.1. Điều kiện tự nhiên của Hải Dương

Với đặc điểm địa lý và bề dầy lịch sử phát triển, Hải Dương là địa phương có tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, làng nghề, lễ hội, v.v. trong đó có nhiều địa danh vốn đã nổi tiếng như khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc, làng gốm Chu Đậu, v.v.

III.1.1.Vị trí địa lý

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ (Vĩ độ: 20043’ đến 21014’ độ vĩ bắc, Kinh độ: 106003’ đến 106038’ độ kinh đông), tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang ở phía Bắc; Quảng Ninh, Hải Phòng ở phía Đông ; Thái Bình, Hương Yên ở phía Nam ; và Hà Nội và Bắc Ninh ở phía Tây. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với vị trí “cầu nối” giữa Hà Nội với vùng duyên hải Đông Bắc và qua đó đến với khu vực và quốc tế, Hải Dương có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và dịch vụ, đặc biệt trong điều kiện Hải Dương có các tuyến quốc lộ chạy qua như QL5, QL18 và trong tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của Hải cho phép Hải Dương tiếp cận với thông tin, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế trong đó có du lịch. Bên cạnh đó, do nằm trong vùng ảnh hưởng kinh tế - xã hội trực tiếp của Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên Hải Dương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng hoặc sử dụng những cơ sở hạ tầng chiến lược để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch.

III.1.2. Địa hình

Lãnh thổ Hải Dương được chia làm 2 vùng tương đối rõ rệt : vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã, phường thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Vùng Chí Linh có địa hình đồi núi với độ cao không quá 700m, nơi có rừng cây phát triển, rất thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động du lịch. Vùng Kinh Môn là nơi có địa hình núi đá vôi với nhiều hang động, nơi còn lưu giữ được di tích của con người cổ đại thời kỳ đồ đá. Vùng đồi núi Hải Dương có diện tích tuy không lớn nhưng có cảnh quan khá đa dạng. Ngay từ Thế kỷ XIV, Côn Sơn - Thanh Mai đã được chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm, đến thế kỷ 15 được ghi trên bản đồ như một danh lam cổ tích.

III.1.3.Khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mưa, bão tập trung vào các tháng 7, 8, 9 có xuất hiện hiện tượng gió lốc và có mưa đá. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.450-1.550mm; nhiệt độ trung bình năm trong khoảng 23,40 C, trong đó cao nhất là 38,60C, thấp nhất là 3,20C. Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, 01, 02. Độ ẩm tương đối trung bình dao động trong khoảng 85 - 87%. Sương muối thường xuất hiện vào các tháng 12 và tháng 01.

Khí hậu và thời tiết nhìn chung thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

III.1.4.Hệ thống sông hồ

Toàn tỉnh có 16 tuyến sông, trong đó có 10 tuyến sông do Trung ương quản lý, dài gần 300 km; 6 tuyến sông do địa phương quản lý, dài 140 km. Dọc theo các triền sông là mạng lưới các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và rất nhiều yếu tố tạo nên các sản phẩm du lịch: khai thác hệ thống du lịch đường sông nhằm phát huy mọi tiềm năng sẵn có cho xây dựng quê hương, đất nước đang là mối quan tâm của các nhà làm du lịch và của du khách. Chí Linh với núi đồi trùng điệp, rừng cây xanh tốt, cảnh quan đẹp, có nhiều hồ nước tự nhiên, có nhiều di tích, di chỉ văn hóa như: khu danh thắng núi Phượng Hoàng Kỳ Lân, khu du lịch danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc là địa danh thích hợp cho du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi…

Theo số liệu Thống kê 2009, tổng diện tích đất của tỉnh Hải Dương là 165.477 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 88.612 ha, chiếm 53,5%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 8.814 ha, chiếm 5,3%; diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 9.093 ha, chiếm 5,5%; diện tích đất phi nông nghiệp (đất ở, đất chuyên dùng,đất sông suối và mặt nước chuyên dùng) là 58.165 ha, chiếm 35,1% và diện tích đất chưa sử dụng (đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, đất đá không có rừng cây) là 735 ha, chiếm 0,5%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 70.667 ha, chiếm 79,7%, riêng đất lúa có 67.150 ha gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 17.945 ha, chiếm 20,3%.

Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh 689,0 ha.

III.1.6. Tài nguyên rừng

Tỉnh Hải Dương có rừng Chí Linh với diện tích khoảng 1.300 ha, tập trung chủ yếu ở xã Hoàng Hoa Thám, là rừng ẩm thường xanh ở đai núi thấp có các loài cây phổ biến là Lát hoa, Lim xanh, Táu mật… ngoài ra còn có 128 loài cây dược liệu và 9 loài thực vật quý hiếm , 13 loài cây làm cảnh.

Rừng Chí Linh còn có nhiều loại động vật quý hiếm như: gà tiền mặt vàng, sáo mỏ gà, cu li lớn….

III.2. Tài nguyên du lịch Hải Dương

III.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Khu danh lam Phượng Hoàng (thuộc xã Văn An, huyện Chí Linh): đây là khu

danh thắng nổi tiếng với cảnh quan rừng thông đẹp, nhiều suối, núi đá, chùa tháp cổ kính. Khu danh thắng có tới 72 ngọn núi, có mộ và đền thờ Chu Văn An - người thầy tiêu biểu của nền giáo dục Việt Nam; có chùa Huyền Thiên, cung Tử Cục, điện Lưu Quang, am Lệ Kỳ, Miết Trì và Giếng Son...

+ Khu di tích danh thắng Côn Sơn (xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh): nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng và Kỳ Lân. Từ Thế kỷ thứ 14 nơi đây đã được chọn làm chốn Phật tổ của thiền phái Trúc Lâm. Đây là nơi có cảnh quan đẹp với nhiều di tích gắn liền tên tuổi của các danh nhân như Huyền Quang, Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán.

+ Khu danh thắng An Phụ (xã An Phụ, huyện Kinh Môn): là dãy núi nổi lên giữa vùng đồng bằng phía Bắc Hải Dương với thảm rừng tự nhiên. Đỉnh cao nhất là 246m. Từ đỉnh núi có thể nhìn bao quát về đồng bằng của Hải Dương. Trên đỉnh

núi là đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tục gọi là Đền Cao, còn văn bia của An Phụ Sơn Từ, với hai giếng nước cổ tích...

+ Khu hang động Kính Chủ (xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn) : là địa danh

nổi tiếng nơi còn lưu lại bút tích của nhiều danh nhân. Phía Bắc Dương Nham là sông Kinh Thầy lượn sát chân núi. Phía Tây Nam Dương Nham là làng quê cổ kính Kính Chủ - quê hương của những người thợ đá xứ Đông. Sườn, phía Nam Dương Nham có một động lớn gọi là động Kính Chủ (hay động Dương Nham) đã được xếp vào hàng Nam thiên đệ lục động.

+ Khu Lục Đầu Giang - Tam Phủ Nguyệt Bàn: Đây là một khu vực sông trải

dài sát với các hệ thống di tích của Kinh Bắc. Trên khúc sông này có khu vực bãi bồi gắn liền với các truyền thuyết đánh quân Nguyên, nơi có hội nghị Bình Than, v.v.

+ Khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà: Đây là một miệt vườn nổi tiếng với cây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vải tổ. Sản phẩm từ quả vải khá đa dạng như rượu vải, vải khô...làm vị thuốc. Vùng vải thiều này hiện thời được trải rộng hai bên bờ sông Hương (Thanh Hà).

+ Bãi bồi giữa sông Thái Bình thuộc địa phận 2 xã Đại Đồng (Tứ Kỳ) và

Thanh Hải (Thanh Hà): Khu vực này như một ốc đảo trù phú giữa sông Thái Bình,

được bồi lấp bởi phù xa từ nhiều năm nay với diện tích trên 1000 ha hiện được trồng các loại cây ăn quả, cảnh quan đẹp phù hợp với các loại hình du lịch miệt vườn, sông nước.

+ Khu Ngũ Nhạc Linh Từ - (Lê Lợi Chí Linh): Khu vực đền Ngũ Nhạc là nơi

thờ Sơn Thần theo tín ngưỡng người Việt cổ. Trước đây có năm miếu nhỏ trên 5 đỉnh quả núi, được tôn tạo từ thời Nguyễn.

+ Khu rừng Thanh Mai (Bến Tắm): nơi có cảnh quan đẹp với chùa Thanh Mai,

quê hương của Trúc Lâm Tam Tổ

+ Làng Cò Thanh Miện (xã Chi Lăng, huyện Thanh Miện): có một đảo nhỏ

có diện tích khoảng 0,3 ha nằm giữa hồ An Dương rộng tới 9 ha nơi cư trú của hàng vạn con cò, vạc. Các loài chim chủ yếu là Cò trắng, Cò lửa, Cò bộ, Cò ruồi, Cò đen, Cò hương, Cò nghênh, Cò ngang, Diệc, Vạc, Le le, v.v. Đến nơi đây vào lúc hoàng hôn hay sớm mai là lúc giao ca thú vị giữa cò và vạc.

+ Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi: đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng và sử dụng chữa bệnh.

+ Khu hồ An Lạc: nơi có nhiều cảnh quan đẹp gắn với các giá trị sinh thái và

là nơi thờ của 5 vị thủy quan

+ Thiên nhiên của nền văn hoá lúa nước:Dường như mật độ các dòng sông, đình, đền, chùa bố cục dày đặc trên toàn tỉnh. Những đình, đền chùa này đều gắn liền với cây đa, bờ nước hoặc những bến sông luôn luôn tạo nên những cảnh đẹp dễ gây ấn tượng đối với du khách. Phải chăng trong mỗi người dân Việt Nam hình ảnh về cây đa, bến nước, sân đình... đã gần như trở thành một biểu tượng của văn hoá Việt. Trong phạm vi quy hoạch này chỉ nêu một cách khái quát mà không thể nêu hết trong các chi tiết được.

+ Mỏ nước khoáng ở Thạch Khôi: Đây là một mỏ nước nóng đã từng là nguồn để tạo nên nước khoáng. Nhiệt độ nóng và đã sử dụng chữa bệnh. Cần có nghiên cứu sâu hơn về khu vực này để khai thác vì mỏ nước khoáng này rất gần thành phồ Hải Dương.

III.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

+ Hệ thống di tích lịch sử - văn hoá - danh thắng : là vùng đất có bề dày lịch sử, Hải Dương là địa phương có hệ thống di tích với mật độ vào loại cao nhất cả nước. Toàn tỉnh hiện có 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng; trong đó có 148 di tích được xếp hạng quốc gia, tiêu biểu là Côn Sơn, Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chi Linh) An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) (Phụ lục 3). Các di tích ở Hải Dương mang dấu ấn của nhiều thời đại: thời đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá - núi Nhẫm Dương (Kinh Môn), thời đại đồ đồng với những di chỉ, di vật quý tại Đồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà)... Văn hoá Lý - Trần, Lê, Nguyễn là một dòng chảy đậm đặc và liên tục trên vùng đất này, để lại dấu ấn đậm nét trong hàng loạt di tích, gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại, những danh nhân nổi tiếng. Trong một không gian chừng 10km2 thuộc bốn xã, phường Hưng Đạo, Văn An, Lê Lợi, Cộng Hoà đã có hàng chục di tích về 3 danh nhân vĩ đại: Trần Hưng Đạo - danh nhân quân sự (Kiếp Bạc),

Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá (Côn Sơn), Chu Văn An - danh nhân giáo dục (Phượng Hoàng).

Trong số các di tích có nhiều di tích danh nhân tiêu biểu của đất nước như: Chí Linh bát cổ, Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; Đền Bia, Đền Xưa, Chùa Giám; Văn miếu Mao Điền; Đình Cúc Bồ; Đền Quát, Đền Long Động và nhiều di tích cách mạng như: Đình Đầu (Nam Sách), Đền Từ Hạ (Thanh Hà); Đình Phù Tải

(Thanh Miện), v.v.

+ Lễ hội: trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có tới 556 lễ hội truyền thống,

trong đó có lễ hội qui mô quốc gia là lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Các lễ hội ở Hải Dương mang đậm giá trị lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo, tưởng niệm và ngợi ca công lao, đức hạnh của các bậc hiền tài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, giáo dục các thế hệ. Mồng 4 tết âm lịch hàng năm, tại đình Nhân Lý (Nam Sách) lễ khai hội được tổ chức. Từ 16 đến 21 tháng giêng là lễ hội mùa xuân Côn Sơn. Tháng tám mùa thu, lễ hội đền Kiếp Bạc, một trong những lễ hội lớn nhất của cả nước. Đến với lễ hội xứ Đông, du khách sẽ được tham dự các lễ rước lớn, các cuộc biểu diễn nghệ thuật, các trò chơi dân gian, diễn xướng đặc sắc như: lễ đàn Mông Sơn thí thực (lễ hội

Côn Sơn); hội quân, hội hoa đăng trên sông Lục Đầu (lễ hội đền Kiếp Bạc); bơi

chải (lễ hội Đền Quát - Gia Lộc; Đình Cậy - Bình Giang), đánh gậy (lễ hội Đền

Cuối, Gia Lộc); hát đối (lễ hội Đền Vàng, Gia Lộc), hát chầu văn (Đền Tranh, Ninh Giang); đặc biệt là trò đánh bệt (lễ hội Đền Sượt - TP Hải Dương), thi bày

mâm ngũ quả và thi nấu cơm (lễ hội chùa Minh Khánh và lễ hội chùa Hào Xá, Thanh Hà)...

+ Làng nghề truyền thống: Hải Dương hiện có 1.200 làng nghề/1.425 làng

chiếm 84,2% làng có nghề, trong đó 51 làng được UBND tỉnh làng được cấp Bằng công nhận danh hiệu làng nghề. Trong số các làng nghề được công nhận, nhiều làng nghề truyền thống có giá trị du lịch như làng gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng

chạm khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn), làng chạm khắc gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), làng kim hoàn Châu Khê (Bình Giang), làng thêu Xuân Nẻo (Tứ Kỳ), các làng làm giày dép da thuộc xã Hoàng Diệu (Gia Lộc)… Sản phẩm của các làng nghề truyền thống thể hiện sự sáng tạo, khéo léo, tài hoa của người xứ Đông, được khách hàng trong nước và quốc tế ưa chuộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Văn nghệ dân gian: Là một trong những tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng

có văn nghệ dân gian phát triển với 191 đội chèo quần chúng, 3 phường múa rối nước, 8 đoàn xiếc tư nhân hoạt động theo hướng xã hội hóa. Trên địa bàn tỉnh còn lưu giữ loại hình nghệ thuật hát đối (Gia Xuyên - Gia Lộc), hát trống quân (Tào Khê - Bình Giang).

Nghệ thuật chèo ở Hải Dương phát triển khá sớm làm cho xứ Đông trở thành một trong những nôi chèo của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chiếu chèo Đông vốn nổi tiếng từ những năm ba mươi của thế kỷ XX với nhiều nghệ nhân tên tuổi như: Phạm Thị Trân, Trùm Thịnh, Trùm Bôn, cố nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thị Lan, Minh Lý. Cùng với chèo, hát ca trù trên đất Hải Dương cũng rất phổ biến với không ít nghệ nhân tài ba như nghệ sỹ lão thành Nguyễn Phú Đẹ được giới chuyên môn đánh giá là cây đàn đáy bậc thầy và diệu nghệ nhất, viên ngọc quý của nghệ thuật ca trù Việt Nam hiện nay. Đặc biệt Hải Dương được xem là nôi của nghệ thuật rối nước với những địa danh nổi tiếng như phường rối nước Thanh Hải (Thanh Hà),

Hồng Phong (Ninh Giang), v.v.

+ Danh nhân tiêu biểu của tỉnh: văn hoá xứ Đông phong phú, đa dạng, có giá

trị nhiều mặt bởi được hình thành, tạo dựng không chỉ từ truyền thống lao động cần cù và thông minh sáng tạo mà còn từ truyền thống yêu nước anh hùng của người Hải Dương với tên tuổi nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước, tiêu biểu là : 2 nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh (thời Bà Trưng); là Khúc Thừa Dụ, người khởi đầu cho thời kỳ khôi phục và xây dựng nền độc lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc; là các quan, tướng lừng danh: Yết Kiêu, Trần Khắc Chung, Trần Khánh Dư, Nguyễn Chế Nghĩa … (thời Trần); là Nguyễn Trãi, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới (thời

Lê sơ); là Nguyễn Hữu Cầu, người anh hùng nông dân khởi nghĩa nổi tiếng nhất thế

kỷ XVIII (thời Lê mạt); là Đốc Tít, Đỗ Quang, những anh hùng cần vương chống

Một phần của tài liệu Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển ngành du lịch trên địa bàn tỉnh hải dương (Trang 31 - 39)