Quá trình hoàn tất

Một phần của tài liệu Xác định đặc điểm cấu trúc và một số tính chất đặc trưng của các loại tất đang được sử dụng ở việt nam (Trang 29)

. Thực trạng về sản xuất và tiêu thụ tất

1.4.2.Quá trình hoàn tất

Những tính chất không mong muốn trên tất có thể được cải thiện trong quá trình hoàn tất. Dựa vào các đặc tính kỹ thuật ban đầu của vải cần hoàn tất và dựa vào yêu cầu riêng của vải hoàn tất mà người ta chọn lựa các quá trình xử lý hoàn tất cho phù hợp để đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng và thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng.

Một số quy trình xử lý hoàn tất: Hoàn tất chống nhàu Làm mềm vải Xử lý vi sinh/enzyme Xử lý chống thấm Xử lý chống bẩn Xử lý chống khuẩn

Ngoài ra còn xử lý chống cháy, xử lý chống tĩnh điện, chống tia tử ngọai…tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm mà xử lý hoàn tất để đạt được kết quả. Hiện nay đã có nhưng nghiên cứu sử dụng thuốc nhuộm bằng chất màu tự nhiên có khả năng chống tia tử ngoại, độ bền màu, kháng khuẩn, độ thoáng khí, hút ẩm, kháng nhàu tốt.

1.4.3 Phân loại bít tất

Cấu tạo bít tất gồm có: Cổ tất, ống tất, gót tất, bàn tất, mũi tất. tùy thuộc vào kiểu loại tất mà cấu trúc của mỗi bộ phận có thể giống hoặc khác nhau cho phù hợp.

Có thể phân bít tất thành c c loại sau:

- Bít tất phụ nữ - Bít tất trẻ em

- Bít tất cho nam giới

- Bít tất cho thể dục thể thao - Các loại tất giấy, quần tất - Kiểu thời trang

- Ngoài ra, còn các các loại vớ chyên dụng khác nhằm phục vụ cho các yêu cầu khác nhau: Vớ chống thấm nước dành cho đi trong nước hay vùng ẩm thấp, vớ chuyên dụng chịu được nhiệt độ cao, chống cháy, chống axit.

Bít tất cho phụ nữ: Chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ ngành sản xuất bít, bít tất dài có thể dệt trên máy dệt tròn, máy bằng hoặc cắt may từ vải đan dọc. Trên máy bằng kiểu koton người ta dệt từng mảnh vải có cấu tạo và hình dáng nhất định sau đó may nối các chi tiết bằng các đường may chuyên dụng.

Bít tất trẻ em: Phần lớn được dệt trên máy tự động hai ống kim vì đường kính tất nhỏ nên gót tất được dệt theo phương pháp cổ điển thêm bớt kim và máy chuyển động lắc hai chiều.

Bít tất ngắn c c loại : Được dệt trên máy 1 ống kim và hai ống kim các loại máy hai ống kim được cải tiến tăng số tổ tạo vòng để nâng cao năng xuất máy. Máy dệt bít tất ngắn hiện đại là máy 2 ống kim 3 tổ tạo vòng có cơ cấu chọn kim dệt bít tất kiều zắcca

Bít tất thể thao: Phần lớn được dệt trên máy 2 ống kim

C c loại tất giấy, quần tất: Tất giấy chân không chỉ là một phụ kiện giúp giữ ấm cho đôi chân, che khuyết điểm mà còn có thể khiến đôi chân quyến rũ hơn rất nhiều. Điểm đặc biệt hơn ngoài yếu tố thời trang, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ, quần tất còn mang thêm một yếu tố rất căn bản và hữu hiệu, đó là yếu tố thân thiện với làn da và ngừa khuẩn, chống tia UV. Tác dụng ngừa khuẩn của dòng sản

phẩm này rất được ưa chuộng trên thế giới đặc biệt phát huy tác dụng tại các nước có thời tiết nóng và ẩm như Việt Nam. Chính vì vậy khi mặc vào rất thoải mái, thoáng khí, không tạo cảm giác bí chân cho người dùng, giúp giảm tỉ lệ ra mồ hôi chân khi đi giày, dép.

Tiện lợi và đẹp thế nhưng điểm yếu của tất chân, tất quần chính là thiếu độ bền. Chỉ cần sơ ý quệt vào cạnh ghế hay để móng tay xước vào là đôi tất sẽ hỏng.

1.4.4 Cấu trúc bít tất [12]

Bít tất hầu hết được tạo thành bằng kiểu dệt vải dệt kim, tạo ra do sự liên kết các vòng sợi với nhau theo một quy luật nhất định. Do được tạo thành bởi các vòng sợi nên có tính đàn hồi, xốp, thoáng khí, và nhiều đặc tính khác hẳn vải dệt thoi và không dệt. Bít tất thường sử dụng các kiểu dệt:

- Vải một mặt phải hay vải đơn. - Vải hai mặt.

- Ngoài ra bằng các quy luật liên kết khác nhau của vòng sợi có thể tạo ra các kiểu dệt cơ bản và dẫn xuất, kết hợp với việc làm biến dạng các vòng sợi (tạo ra các biến dạng của vòng sợi), sử dụng các sợi màu, chi số, vật liệu khác nhau, sử dụng sợi phụ…để tạo ra hàng loạt kiểu dệt hoa khác nhau.

Cổ tất

Là phần đầu tiên của một chiếc bít tất yêu cầu cơ bản của phần cổ tất là phải ôm giữ bít tất vào cổ chân hoặc ống chân ,đùi để khi mang tất và hoạt động bít tất không bị tụt xuống. Mặt khác cổ tất yêu cầu phải có đàn tính vừa phải để không thắt chặt quá gây cảm giác khó chịu khi mang tất.

Để đạt được các yêu cầu trên phải dung các kiểu đệt có đàn tính tốt như: - Kiểu dệt hai mặt phải (chun)

- Dùng các biện pháp làm tăng đàn tính cho cổ tất như : dệt đúp hai lần vải trơn - Hoặc dùng các kiều dệt đặc biệt có đệm dây thun.

Ống tất:

Kích thước của ống tất ở các phần không giống nhau đối với các loại bít tất ngắn hoặc bít tất vừa và tất dài trẻ em thì ống tất không có gì quan trọng chỉ liên quan tới chiều dài ống tất, nhưng đối vơi bít tất dành cho người lớn thì phần ống tất rất quan trọng, yêu cầu nó phải có hình dáng phù hợp với ống chân người không bị nhăn nhúm cũng không bị căng gây cảm giác khó chịu.

Điều này thực hiện nhờ hai phương pháp điều chỉnh mật độ từng phần của ống tất hoặc thay đổi chiều rộng của ống tất bằng phương pháp thêm bớt kim và dùng phương pháp định hình nhiệt sau khi dệt trên chân sấy, có thể kết hợp cả hai phương pháp này để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Gót tất

Gót tất có thể chia làm hai phần: - Phần trên gót

- Phần gót (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phần trên gót : Là nơi luôn bị cọ sát với giày hoặc quai dép nên nơi này phải yêu cầu dày và bền hơn, thông thường người ta thêm sợi phụ tăng bền.

+ Phần gót: Gót bít tất có dạng như một cái túi khi mang tất vào chân yêu cầu gót tất ôm lấy gót chân không bi căng và không bị bùng nhùng. Gót tất là nơi chịu cọ sát nhiều nhất với giày dép yêu cầu phải bền.

Từ đặc điểm cấu tạo và yêu cầu sư dụng yêu cầu sử dụng người ta thường dệt gót bằng sợi có độ bền cao hơn sợi phần khác hoặc chập hai sợi để dệt tăng độ bền đồng thời dùng phương pháp thêm bớt kim để tạo dáng gót tất.

Ngày nay người ta dùng phương pháp định hình nhiệt để tạo dáng sản phẩm và thêm sợi phụ tại nơi cần tạo gót để tăng bền. So sánh hai phương pháp trên thấy : Phương pháp thứ nhất có ưu điểm là gót tất có dáng đẹp, ôm bó sát chân người nhưng thời gian dệt gót tất dài. Phương pháp thứ hai có ưu điểm là thời gian chi phí

để dệt chiếc bít tất ngắn nhưng hình dáng gót tất hoàn toàn phụ thuộc vào khâu định hình nhiệt.

Bàn tất

Gồm có mặt bàn tất và gan bàn tất. Đa số các loại bít tất đều có mặt bàn tất và gan riêng biệt hoặc dệt hoa ,dệt sọc trên mặt bàn tất còn ở gan bàn tất thì chỉ dệt thường.

Mặt bàn tất là mặt thường lộ ra khi sử dụng do đó yêu cầu về thẩm mỹ nhiều hơn. Thường được dệt bằng các sợi màu với các kiểu hoa đẹp. Đa số mặt bàn tất được dệt bằng sợi và kiều dệt giống như ở ống tất. Gan bàn tất là phần chịu ma sát nhiều và chứa nhiều mồ hôi, bụi bẩn. Trong quá trình sử dụng yêu cầu phải bền mang tính vệ sinh cao. Có thể dệt thêm một sợi tăng bền, sợi phụ có thể mang đặc tính vệ sinh tốt để hút mồ hôi và chiu giặt tốt. Bàn tất phải có yêu cầu phù hợp với bàn chân người về hình dáng, kích thước, yêu cầu tính toán kích thước sao cho phù hợp.

Mũi tất

Cũng giống như gót nhưng thon nhỏ và sâu hơn. Khi mang tất yêu cầu bó sát 5 ngón chân cũng là nơi chịu ma sát nhiều, yêu cầu phải bền thông thường được dệt như ở gót tất với cùng loại sợi cùng kiểu và cùng thông số kỹ thuật khác. Điều khác cơ bản của mũi tất so với gót tất là mũi tất cần thon nhỏ hơn để tạo dáng đẹp khi mang bít tất vào chân.

1.5 Một số kết quả đã nghiên cứu về chất màu tự nhiên và tất

Gần đây nhiều nghiên cứu về nhuộm bằng chất màu tự nhiên cho thấy một số tính chất của vật liệu tốt hơn nhuộm chất màu tổng hợp.

Nghiên cứu bản chất của quá trình nhuộm vải bông, tơ tằm bằng chất màu từ lá chè[10], đề tài đã nghiên cứu bản chất của quá trình nhuộm màu, liên kết của chất màu với vật liệu, sự thay đổi của vật khi xử lý cầm màu sau nhuộm bằng một số muối kim loại. Từ đó dự đoán chất màu thuộc loại thuốc oxy hóa.

Nghiên cứu một số tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên dùng cho sản phẩm ga gối [16]: Nghiên cứu đã so sánh vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên và nhuộm bằng chất màu tổng hợp về (độ thoáng khí, khả năng hút ẩm, khả năng tăng khối lượng vải sau nhuộm, độ chống nhàu).

Nghiên cứu một số tính chất của vải nhuộm bằng chất màu tự nhiên sử dụng cho các thiết kế các sản phẩm đồ mặc của trẻ sơ sinh. Nghiên cứu đã khẳng định được giá trị của vải nhuộm bằng chất liệu màu tự nhiên [15], tạo ra dòng sản phẩm thời trang sinh thái.

Ứng dụng công nghệ cao xơ nano polyeste vào sản xuất bít tất [19] (Có độ bền cao, mịm, mềm mại, co dãn tốt và hút ẩm tuyệt vời).

Nghiên cứu vải cotton có thể được xử lý kháng khuẩn bằng các chất chiết xuất từ thảo mộc[17].

1.6Kết luận chƣơng I

Qua nghiên cứu cho thấy tất trên thị trường có nhiều loại với cấu trúc vật liệu đa dạng nhưng thông dụng nhất là tất cotton dùng cho nam giới và tất polyamit cho nữ giới bởi nó có ưu điểm về tính kinh tế và giá trị sử dụng cao: Tất thông thoáng, hút ẩm, hút nước tốt, ít hôi hơn...

Các sản phẩm tất trên thi trường mới chỉ quan tâm đến các tính chất của tất: Mềm mại, thông thoáng, chống tích điện, chống vi khuẩn và có khả năng phòng chống các bệnh ngoài da... Tuy nhiên mới chỉ đưa ra một số tính chất mà chưa có kết quả so sánh làm cơ sở cho người sử dụng có thể lựa chọn sản phẩm.

Trên thị trường các sản phẩm bít tất thông dụng phần lớn sử dụng thuốc nhuộm tổng hợp, các tính chất: Độ mềm, độ bền, hút ẩm, chống vi khuẩn… được xử lý bằng các loại hóa chất làm tăng tính tốt như mong muốn. Nhưng trong quá trình sử dụng các tính chất bị giảm dần đặc biệt là độ bền màu chưa được đề cập đến ngay cả các công ty sản xuất tất cũng chưa quan tâm nhiều đến tính chất này.

Thực tế có nhiều đề tài nghiên cứu về chất màu tự nhiên nhưng chủ yếu nghiên cứu trên vải và sợi, đề tài bít tất nhuộm bằng chất màu tự nhiên chưa có nghiên cứu nào công bố nên luân văn chọn hướng xử lý tính chất của bít tất bằng nhuộm màu tự nhiên và so sánh với tất trên thị trường về một số tính chất thông dụng.

Sử dụng hai loại tất chính là tất Cotton và polyamit, nhuộm bằng chất màu tự nhiên và tổng hợp. Việc xác định tính chất là nội dung cơ bản của luận văn. Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp khắc phục nhược điểm của hai loại bít tất này.

CHƢƠNG 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU

2. Đối tƣ ng nghiên cứu

2.1.1 Lựa chọn tất

Trên thị trường có rất nhiều loại tất, trong phạm vi nghiên cứu luận văn sẽ khảo sát một số loại tất trên thị trường, và nghiên cứu một số tính chất của hai loại tất thông dụng nhuộm bằng chất màu tổng hợp và nhuộm bằng chất màu tự nhiên.

 Tất cotton

- Thành phần: 85% Cotton + 15 % spandex - Chi số: 20/1 Ne (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xuất xứ: Công ty cổ phần dệt kim Đức Minh ( Xuân Đỉnh – Từ Niêm – Hà Nội.)  Tất polyamit

- Thành phần: 85% Polyamit + 15% spandex - Chi số: 30D

Xuất xứ: Công ty cổ phần dệt kim Amme ( 64/79 Cầu Giấy – Hà Nội ) Tất đã qua công đoạn giũ hồ, nấu tẩy trắng.

2.1.2 Lựa chọn nguyên liệu nhuộm

Nhuộm bằng chất màu tự nhiên: Nguyên liệu sử dụng cho nhuộm màu tự nhiên bao gồm lá chè, lá bàng, lá xà cừ, củ nâu dùng để chiết dung dịch nhuộm màu tự nhiên.

Nhuộm bằng chất màu tổng h p: Sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính để phối màu sao cho giống với màu của vải được nhuộm bằng chất màu tự nhiên. Bao gồm các loại màu:

Sunfix supra yellow S3R 150% Sunfix supra red S3R 150% Sunfix supra blue BRF.

Chất giặt: + Xà phòng bột không chứa chất tăng trắng + Soda

2.1.3 Kí hiệu mẫu

Các mẫu sau khi nhuộm được mã hóa và kí hiệu trong bảng sau:

Bảng 2. Bảng kí hiệu mã hóa c c loại bít tất

TT Chất liệu Kí hiệu Thuốc nhuộm

1 cotton TNC1 Nhuộm màu tự nhiên từ lá bàng 2 cotton TNC2 Nhuộm màu tự nhiên từ lá chè

3 cotton TNC3 Nhuộm màu tự nhiên từ lá bàng + chè + xà cừ

4 cotton TNC4 Nhuộm màu tự nhiên từ lá bàng + chè + xà cừ + Củ nâu

5 cotton TTC Không nhuộm

6 cotton THC1 Nhuộm màu tổng hợp 1

7 cotton THC2 Nhuộm màu tổng hợp 2

8 polyamit TNP1 Nhuộm màu tự nhiên từ lá bàng 9 polyamit TNP2 Nhuộm màu tự nhiên từ lá chè

10 polyamit TNP3 Nhuộm màu tự nhiên từ lá bàng + chè + xà cừ

11 polyamit TNP4 Nhuộm màu tự nhiên từ lá bàng + chè + xà cừ + Củ nâu

12 polyamit TTP Không nhuộm

13 polyamit THP1 Nhuộm màu tổng hợp 1 14 polyamit THP2 Nhuộm màu tổng hợp 2

2.2 Phƣơng ph p nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp hóa l

Phƣơng ph p t ch chất màu: Tách chiết chất màu bằng nước từ lá chè, xà cừ, bàng, củ nâu dưới tác dụng của nhiệt độ các chất màu và hợp chất có trong lá được tách ra, sau đó dung dịch được lọc sạch để nhuộm tất.

Phƣơng ph p nhuộm: Tất được nhuộm bằng phương pháp nhuộm tận trích, thực hiện trên máy nhuộm cốc Ti – Corlor I tại phòng thí nghiệm hóa dệt trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện bởi những quan sát các đối tượng khảo sát, và được thực hiện trong phòng thí nghiệm để thu thập số liệu để giải thích và xác định một số tính chất của tất.

2.3 Nội dung nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1 Khảo sát một s loại tất đang sử dụng tại Hà Nội.

Luận văn dùng phương pháp trưng cầu ý kiến người tiêu dùng, đối tượng cuối cùng trong khâu kiểm định chất lượng sản phẩm và quyết định sản phẩm đó có chất lượng tốt hay không. Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với các tính chất của tất thể hiện tầm quan trọng của các tính chất đó đối với chất lượng của sản phẩm.

Phiếu trưng cầu ý kiến được thiết kế theo các yêu cầu sau:

+ Hình thức: Trình bày đơn giản, thuận tiện cho người được hỏi ý kiến + Nội dung: Ngắn gọn, dễ hiểu nhưng đầy đủ các tính chất đã đặt ra Luận văn thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến như sau:

Nội dung phiếu trưng cầu được kèm trong phụ lục 1

Sau khi thu nhập và thống kê các ý kiến có bảng tổng hợp các ý kiến được kèm

Một phần của tài liệu Xác định đặc điểm cấu trúc và một số tính chất đặc trưng của các loại tất đang được sử dụng ở việt nam (Trang 29)