Các giao diện của chương trình

Một phần của tài liệu thiết kế dây chuyền đóng hộp tự độngsử dụng bộ điều khiển khả trình PLC (Trang 74 - 106)

Trong quá trình thực hiện sử dụng phần mềm PLC SIM để tạo PLC giả kết nối với WinCC. Thông qua PLC SIM lập trình thực hiện như mô phỏng, chính nhờ điều này làm cho chương trình chạy như khi kết nối với PLC dây truyền thật.

* Màn hình thông tin:

Khi chạy chương trình đầu tiên sẽ hiện ra màn hình thông tin cung cấp các thông tin cần thiết như giới thiệu người điều khiển tên dây chuyền…

Bấm ENTER để vào màn hình chính, EXIT để thoát ra.

*Màn hình Main:

- Khi bấm Enter ở màn hình thông tin ban đầu ta sẽ nhìn thấy màn hình chính của dây truyền.

- Màn hình Main là màn hình nhìn tổng thể của dây truyền từ màn hình Main này ta có thể lựa chọn các màn hình giao diện khác.

- Trong thiết kế các giao diện màn hình thì màn hình Main là màn hình cần có vì thông qua màn hình này người vận hành có thể xem các màn hình khác và vẫn xem được sự hoạt động của toàn dây truyền.

*Màn hình hướng dẫn:

- Trước khi điều khiển dây truyền người điều khiển có thể tham khảo nguyên tắc điều khiển và một số thông tin cần thiết về dây truyền qua đoạn video ở màn hình hướng dẫn.

- Màn hình hướng dẫn cũng là màn hình nên được chú trọng khi thiết kế vì thông qua màn hình hướng dẫn người vận hành có thể nắm được các thao tác và nguyên lý làm việc, nguyên tắc điều khiển của hệ thống dây truyền.

*Màn hình điều khiển:

- Đây là một trong những màn hình hầu như không thể thiếu được khi thiết kế giao diện hệ thống dây truyền trong WinCC, màn hình cho phép người vận hành điều khiển dây truyền bằng các thao tác trên các nút điều khiển trên giao diện thiết kế.

- Ở màn hình điều khiển trong dây truyền người vận hành có thể nhập giá trị thùng cần đăt vào hay điều khiển các nút điều khiển Init nếu muốn dây truyền trở lại các thông số ban đầu, Start dây truyền bắt đầu hoạt động, Stop dừng dây truyền.

*Màn hình dữ liệu:

- Màn hình dữ liệu là màn hình dùng để xem các thông số của các sản phẩm, thời gian hoạt động của các thiết bị hay lưu lượng mực nước… Đây chính là màn hình cung cấp các dữ liệu cần thiết mà người vận hành cần phải quan tâm.

- Qua màn hình dữ liệu của dây truyền đóng thùng lon bia này người vận hành có xem được số thùng đã đóng được, số thùng đã đặt và số lon đang đếm.

*Màn hình thu thập:

- Đây là màn hình hiển thị các giá trị thu thập dữ liệu từ hệ thống và cũng là một trong những chức năng cơ bản nhất của WinCC.

- Trên màn hình thu thập của dây truyền chứa các thông số về số thùng đã đóng đang đóng, và các giá trị đặt hiện tại và đã hoàn thành luôn được cập nhật liên tục từ hệ thống.

*Màn hình đồ thị:

- Đây cũng là màn hình thu thập dữ liệu từ hệ thống nhưng được thể hiện dưới dạng đồ thị.

- Tuy vậy màn hình này sẽ rất hữu dụng trong những trường hợp cụ thể tùy thuộc vào hệ thống điều khiển đó là gì.

KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được:

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy An Tri Tân cùng với những kiến thức tiếp thu được đề tài đã đạt được những kết quả sau đây:

+ Đã nghiên cứu tương đối đầy đủ về nguyên tắc hoạt động của PLC, những ứng dụng thực tế của PLC trong sản xuất. Mà một trong những ứng dụng cụ thể là dùng trong những dây truyền đóng hộp tự động.

+ Đã nghiên cứu tương đối đầy đủ PLC S7-300 cấu trúc phần cứng, kết nối với các thiết bị ngoại vi, cách lập trình và thiết lập cấu hình phần cứng cho một trạm.

+ Đã nghiên cứu một cách cơ bản các phần mềm hổ trợ cho việc lập trình, mô phỏng đến giám sát hệ thống của một dây truyền. Mà cụ thể trong đề tài là hai phần mềm nổi tiếng của hãng Siemen là SIMATIC và phần mềm WINCC

+ Đã xây dựng được mô hình bài toán dây truyền đóng thùng bia tự động sử dụng PLC S7-300 và cũng đã thực hiện giám sát dây truyền qua phần mềm WINCC

2. Hướng phát triển:

+ Đề tài đã xây dựng giản đồ Grafcet theo cấu trúc tuyến tính của bước và chuyển tiếp không có nhánh nhằm mục đích làm cho việc viết chương trình được thực hiện rõ ràng nhất. Vì vậy hướng phát triển của đề tài là cần xây dựng giản đồ Grafcet làm cho dây truyền hoạt động đạt công suất cao nhất, ngoài ra cần phát triển thêm dây truyền với những khâu khác của một dây chuyền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Do kiến thức bản thân còn hạn chế, thời gian tương đối ngắn và chưa được tham quan dây truyền trong thực tế nên đề tài chỉ dừng lại ở việc mô phỏng thông qua các phần mềm. Và cơ cấu gắp lon bia khó chế tạo trong thực tế nên hướng phát triển của đề tài là cần chế tạo một mô hình thật có tính khả thi cao và đi sâu hơn nữa trong việc khai thác các ứng dụng nâng cao của phần mềm WINCC.

[1].Ths. Lê Văn Bạn, Ks. Lê Ngọc Bích. Giáo Trình PLC . Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM.

[2]. Ths. Nguyễn Như Hiền, TS. Nguyễn Mạnh Tùng(2007). Điều Khiển Logic Và PLC. Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật Và Công Nghệ Hà Nội.

[3]. Hà Văn Trí. Giáo Trình S7-300. Công Ty TNHN TM&DV Kỹ Thuật SIS. [4] Giảng Viên Nguyễn Xuân Công. Bài Tập Và Hướng Dẫn Giải Bài Tập PLC S7-300. Trường Đại Học SPKT Hưng Yên.

[5] Nguyễn Kim Ánh. Hướng Dẫn Sử Dụng WinCC. Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.

[6] Ths. Hoàng Minh Công. Cảm Biến Công Nghiệp. Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.

[7] Trần Thị An. Thiết Kế Hệ SCADA dùng WinCC. Luận Văn Tốt Nghiệp, Trường Đại Học Bách Khoa TPHCM.

[8] http://spkt.net/diendan/index.php [9] http://webdien.com/d/index.php [10] http://cdtvn.net/ [11] http://meslab.org [12] http://www.diendanplc.info [13] http://www.dientuvietnam.net/ PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu thiết kế dây chuyền đóng hộp tự độngsử dụng bộ điều khiển khả trình PLC (Trang 74 - 106)