Lập trình bằng bộ phần mềm Step7 v5.4.
Hình 2.13. Giao diện phần mềm Simatic Manager.
-Lập trình tuyến tính: Toàn bộ chương trình ứng dụng chỉ nằm trong khối OB1. Loại hình cấu trúc tuyến tính này phù hợp với những bài toán tự động nhỏ, không phức tạp. Khối được chọn phải là khối OB1, là khối mà CPU luôn quét và thực hiện các lệnh trong nó thường xuyên, từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng và quay lại từ lệnh đầu tiên.
Hình 2.14.Sơ đồ lập trình tuyến tính
-Lập trình có cấu trúc : Loại hình cấu trúc này phù hợp với những bài toán điều khiển nhiều nhiệm vụ và phức tạp. PLC S7-300 có 4 loại khối cơ bản:
+ Khối tổ chức OB (Oganization block): Khối tổ chức và quản lý chương trình điều khiển.
+ Khối hàm chức năng FB (Function block): Là loại khối FC đặc biệt có khả năng trao đổi một lượng dữ liệu với các khối chương trình khác.
+ Khối hàm (Function): Khối chương trình với những chức năng riêng giống như một chương trình con hoặc một hàm.
+ Khối dữ liệu (Data block): Khối chứa các dữ liệu cần thiết để thực hiện chương trình. Các tham số khối do ta tự đặt.
Ngoài ra còn có các khối hệ thống như : SFB, SFC, SDB.
Chương trình trong các khối được liên kết lại với nhau bằng các lệnh gọi khối, chuyển khối. Xem những phần chương trình trong các khối như là các chương trình con thì S7-300 cho phép gọi chương trình con lồng nhau. Nếu số
lần gọi lồng nhau mà vượt quá con số giới hạn cho phép, PLC sẽ chuyễn sang chế độ Stop và đặt cờ báo lỗi.
+ Chia nhỏ bài toán thành các khối chương trình con FC hay FB với mỗi khối thực hiện một nhiêm vụ
+ Khối OB1 sẽ gọi các khối này
Hình 2.15.Sơ đồ lập trình cấu trúc
Các ngôn ngữ lập trình:
Các loại PLC nói chung thường có nhiều ngôn ngữ lập trình nhằm phục vụ các đối tượng sử dụng khác nhau. PLC S7-300 có 5 ngôn ngữ lập trình cơ bản:
- Ngôn ngữ hình thang: ký hiệu là LAD(Ladder logic)
Đây là ngôn ngữ lập trình “hình thang”, dạng ngôn ngữ đồ hoạ thích hợp cho những người quen thiết kế mạch điều khiển logic.
Phương pháp LAD biểu thị các chức năng điều khiển bằng các loại ký hiệu sơ đồ mạch như tiếp điểm, timer, counter... Phương pháp này có tính trực quan mạch vì nó biểu diễn mạch điện tương tự mạch điều khiển rơle.
Hình 2.16 Ngôn ngữ lập trình LAD
- Ngôn ngữ liệt kê: ký hiệu là STL(Statement List)
Đây là dạng ngôn ngữ lập trình thông thường của máy tính.một chương trình được ghép bởi một câu lệnh theo một thuật toán nhất định, mỗi lệnh chiếm một hàng và đều có cấu trúc chung là “tên lệnh+toán hạng”.
Hình 2.17. Ngôn ngữ STL
- Ngôn ngữ hình khối: Ký hiệu là FDB(Function Block Diagram). Ngôn ngữ đồ hoạ cho những người quen thiết kế mạch điều khiển số.
Phương pháp FBD trình bày các phép toán logic với các ký hiệu đồ hoạ đã được tiêu chuẩn hoá. Trong hình mô tả một phép toán được biểu diễn theo phương pháp FBD:
Hình 2.18. Ngôn ngữ FDB
- Ngôn ngữ GRAPH: Đây là ngôn ngữ lập trình cấp cao dạng đồ họa.cấu trúc chương trình rõ ràng,chương trình ngắn gọn.thích hợp với những người trong nghành cơ khí quen với giản đồ GRAFCER của khí nén.
Hình 2.19. Ngôn ngữ GRAPH - Ngôn ngữ High GRAPH:
Hình 2.20. Ngôn ngữ HIGH GRAPH
CHƯƠNG III: CÁC PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG SIMATIC,WINCC 3.1 Phần mềm SIMATIC:
3.1.1Khai báo phần cứng và cách lập trình trong SIMATIC Manager:
- Sau khi cài đặt xong, ta vào Start \ SIMATIC \ SIMATIC Manager để khởi động chương trình S7-300 hay kích chuột vào biểu tượng SIMATIC Manager ở Desktop.
Hình 3.1. Khởi động SIMATIC Manager - Sau đó ta thực hiện các bước sau để tạo một Project: *Cách thứ nhất:
+ Bước 1: xuất hiện cửa sổ như hình 3.2a bấm Next để chọn loại CPU. + Bước 2 :chọn loại CPU.
+ Bước 3: Bấm tiếp Next để chọn các khối OB, bắt buộc là OB1, các OB khác có thể thêm vào sau. Chọn ngôn ngữ lập trình,có thể chọn trong khi lập trình.
+ Bước 4: Bấm tiếp Next đặt tên cho Project, sau đó bấm Finish. + Bước 5: Bấm vào Hardware để đặt cấu hình phần cứng cho CPU.
Hình 3.2.c Bước 3. Hình 3.2.d Bước 4.
Hình 3.2.e Bước 5.
Hình 3.2 Các bước tạo một Project * Cách thứ hai:
+ Bước 1: Click vào nút New Project/Library trên màn hình. + Bước 2: Đặt tên và bấm ok.
+ Bước 3: Kích phải chuột vào tên chương trình.
Hình 3.3.a Bước 1 Hình 3.3.b Bước 2
Hình 3.3.c Bước 3 Hình 3.3.d Bước 4 Hình 3.3. Các bước tạo một project theo cách khác.
- Ta chọn các thiết bị phần cứng từ thư viện linh kiện bên cột phải bằng cách kéo và thả chuột. Khi chọn các Modul phải đặt đúng vị trí slot của Modul trong Rail. Thông thường modul nguồn nuôi ở slot số 1, modul CPU ở slot số 2, modul IM ở slot số 3.
Hình 3.4. thư viện thiết bị phần cứng.
- Chọn thanh Rail đầu tiên và chọn các các thiết bị modul PS 307 5A,CPU 314C PtP, modul IM 360…sau đó save lại và trở về cửa sổ SIMATIC Manager.
Hình 3.5. Ví dụ về cách khai báo phần cứng cho PLC. -Thay đổi địa chỉ In/Out trên CPU S7-300:
Tùy thuộc vào loại Modul CPU mà sẽ tích hợp sẵn số lượng các Modul cổng vào ra khác nhau. Các cổng vào ra này sẽ có địa chỉ mặc định, Ta có thể thay đổi các địa chỉ mặc định này bằng cách Double Click vào các modul muốn thay đổi địa chỉ.
Hình 3.6.Thay đổi địa chỉ In/Out trênModul CPU
- Trở về cửa sổ của SIMATIC Manager. Vào block/double click vào OB1 để viết chương trình:
Ta có thể chọn lại ngôn ngữ lập trình trong cửa sổ viết chương trình.
Hình 3.7. Chọn ngôn ngữ lập trình
- Chọn các ký hiệu lệnh trong cửa sổ trái chương trình hoặc bấm các phím tắc ví dụ chọn tiếp điểm thường mở bấm phím F2…
Hình 3.8. Cách lấy ký hiệu lệnh và viết chương trình.
- Để chương trình dể hiểu ta có thể khai báo các ký hiệu biến toàn cục trước hay sau khi viết chương trình.
+ Trong cửa sổ viết chương trình chọn Options/Symbol Table.
+ Sau khi đã biên tập xong, vào menu Symbol Table- Save để lưu bảng. Vào cửa sổ biên tập của khối chọn View- Display with - Symbolic Representation để nhìn thấy địa chỉ ký hiệu trong chương trình.
Hình 3.10. Đưa các ký hiệu biến toàn cục vào chương trình.