Xuất một số biện pháp để bảo vệ, khích lệ thiên địch trên sinh quần rau

Một phần của tài liệu Đa dạng côn trùng gây hại và thiên địch của chúng trên cây rau ở thành phố vinh và phụ cận (Trang 53 - 56)

- Địa điểm nghiên cứu:

4. Họ Coneagrionidae Họ chuồn chuồn kim

3.3.4. xuất một số biện pháp để bảo vệ, khích lệ thiên địch trên sinh quần rau

Thiên địch tự nhiên đóng vai trò to lớn trong hạn chế số lượng của nhiều loài sâu hại, chúng có nhiều trong tất cả các hệ sinh thái. Theo Pavlov (1983), quần thể các loài thiên địch có sẵn trong tự nhiên lớn gấp hàng ngàn lần so với những quần thể của chúng được nhân nuôi trong các xưởng sinh học để thả vào tự nhiên.

Chính vì thế mà việc bảo vệ và khích lệ thiên địch trên sinh quần rau là rất cần thiết trong thời đại WTO, thời đại của sản xuất và cạnh tranh hàng hóa. Trong thời gian làm đề tài cộng với sự tìm hiểu qua tài liệu tôi xin đề xuất một số biện pháp để bảo vệ, khích lệ thiên địch trên các sinh quần rau như sau :

(1) Xác định ngưỡng hữu hiệu của thiên địch và ngưỡng gây hại kinh tế của sâu hại.

Xác định được ngưỡng gây hại kinh tế của sâu hại và ngưỡng hữu hiệu của thiên địch sẽ làm cơ sở cho chúng ta xác định thời điểm phun thuốc đúng lúc, và chỉ có ngưỡng hữu hiệu của thiên địch mới phản ánh được vai trò thực sự của các thiên địch trong hạn chế và điều hòa số lượng loài có hại. Là cở sở để bổ sung thiên địch vào sinh quần trồng rau.

(2) Không tiêu diệt hết sâu hại trên sinh quần rau.

Sâu hại là nguồn thức ăn chính của các loài thiên địch, khi chúng ta tiêu diệt hết chúng tức là các loài thiên địch sẽ bị bỏ đói, hoặc phải sử dụng các thức ăn phụ như mật hoa, phấn hoa... thay thế như vậy sự sống của chúng sẽ bị rút ngắn, khả năng sinh sản giảm và cũng bị tiêu diệt hết. Lúc đó sự bùng phát của dịch hại sẽ không còn vật cản dẫn đến thiệt hại sẽ rất lớn. Do đó chúng ta cần tạo cân bằng sinh thái trên các sinh quần rau tránh hiện tượng tiêu diệt một bề làm mất cân bằng dẫn đến các hậu quả xấu.

(3) Tạo sự đa dạng sinh học nông nghiệp.

Đa dạng sinh học nông nghiệp tức là trên một sinh quần rau có nhiều loài rau khác nhau về giống về loài. Lúc đó sẽ kéo theo sự đa dạng về các loài sâu hại và thiên địch của chúng, làm tăng thêm tính dẻo sinh thái của hệ sinh thái nhân tạo, làm cho hệ sinh thái nhân tạo gần giống với hệ sinh thái tự nhiên,góp phần tăng thêm sự bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp. Trong điều kiện như vậy, các loài thiên địch dễ dàng phát huy được vai trò của chúng trong điều hòa số lượng những loài gây hại. Từ đó có thể hạn chế bớt sự bùng nổ về số lượng của những loài có hại.

(4) Bảo vệ thiên địch tránh khỏi tác hại của thuốc trừ sâu.

Thiên địch đặc biệt là pha trưởng thành của chúng rất mẫn cảm với thuốc hóa học trong trừ sâu hại. Chính vì thế mà chúng ta cần tránh các tác động của nó lên thiên địch bằng cách giảm thiểu sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu hại thay vào đó là chúng ta tích cực đi thăm đồng theo dõi tình hình sâu hại và thiên địch của chúng, phải dựa theo ngưỡng gây hại của sâu bệnh và ngưõng hữu hiệu của thiên địch để sử dụng thuốc. Khi bắt buộc phải sử dụng thuốc cần lựa

chọn đúng chủng loại, ưu tiên loại thuốc đặc hiệu, ít độc hại cho thiên địch,có phổ tác dụng hẹp và cần phun đúng kỹ thuật tránh phun đi phun lại nhiều lần.

(5) Tạo môi trường thuận lợi cho thiên địch phát triển bằng biện pháp canh tác kĩ thuật.

Biện pháp canh tác là một trong các biện pháp bảo vệ thực vật trong IPM, IPM-B. Các biện pháp canh tác được sử dụng thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp, rất quen thuộc với nông dân. Nó có tác dụng loại bỏ bớt các mầm mống sâu bệnh, cũng chính là một cách giúp thiên địch dễ dàng phát hiện con mồi hơn.

Thí dụ: Xới xáo đất cho cây trồng cạn là tạo một lớp đất trên mặt ruộng xốp, thoáng đồng thời cũng là tạo điều kiện dễ dàng hoạt động tìm mồi cho một số loài BMAT sống trong lớp đất ruộng (như bọ chân chạy Carabidae, cánh cứng ngắn Staphylinidae). Việc đốn bớt cành chè đã tạo điều kiện tốt cho bọ rùa hyperaspis (loài BMAT ưa sống nơi đầy đủ ánh sáng) phát triển với số lượng nhiều để kiềm chế rệp sáp hại chè thuộc giống Pulvinaria. Đốn tỉa tán cây táo càng làm tăng số lượng loài kí sinh Ageniaspis của sâu cuốn tổ táo. [5]

Một phần của tài liệu Đa dạng côn trùng gây hại và thiên địch của chúng trên cây rau ở thành phố vinh và phụ cận (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w