So sánh thành phần thức ăn của các loài thằn lằn giống Eutropis ở BTB

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học,sinh thái các loài thằn lằn trong giống fitzinger, 1843 ở bắc trung bộ (Trang 72 - 75)

Kết quả phân tích thành phần thức ăn của các loài TLBĐD, TLBH và TLBĐ (biểu đồ 3.20) cho thấy:

- Cả 3 loài đều có loại thức ăn chung là các loài động vật thuộc 6 bộ: Cánh thẳng Orthoptera, Gián Blattodea, Cánh cứng Coleoptera, Cánh màng Hynenoptera, Nhện Aranei và Có vảy Squamata. Như vậy có thể nói 6 loại thức ăn này là những loại thức ăn phổ biến của 3 loài thằn lằn giống Eutropis.

Tần số T1 và T2 của bộ Cánh thẳng Orthoptera (cào cào, châu chấu, dế mèn) và bộ Nhện Aranei cao hơn nhiều so với các loại thức ăn khác cho thấy các côn trùng thuộc 2 bộ này là những loại thức ăn ưa thích nhất của cả 3 loài thằn lằn.

Những loại thức ăn kém phổ biến của 3 loài thằn lằn này gồm:

- 6 bộ: Bọ ngựa Mantodea, Hai cánh Diptera, Chuồn chuồn Odonata, Chân đều Isopoda, Chân bụng cổ Archaeogastropoda và Không đuôi Anura. chỉ bắt gặp ở dạ dày loài TLBĐD.

- Thức ăn thuộc bộ Mười chân Decapoda chỉ gặp ở dạ dày TLBH.

- Thức ăn thuộc bộ 3 đuôi Thysanura, bộ Cánh giống Homoptera chỉ gặp ở dạ dày của TLBĐ.

theo tần số bắt gặp thức ăn T1

Qua những phân tích ở trên, có thể thấy:

- Phổ thức ăn của loài TLBĐD rộng nhất (gồm 17 bộ của động vật trong đó có 2 bộ động vật có xương sống, thực vật và thành phần vô cơ). Tiếp đến là TLBH với 11 bộ (10 bộ động vật không xương sống, 1 bộ động vật có xương sống và thực vât). Loài TLBĐ có phổ thức ăn hẹp nhất với 9 bộ (8 bộ động vật không xương sống, 1 bộ động vật có xương sống và không có thức ăn là thực vât). Phổ thức ăn rộng, đa dạng đã góp phần giúp cho TLBĐD và TLBH thích nghi cao với điều kiện sống. Điều này cũng giải thích sự phân bố rộng rãi hơn của 2 loài này so với TLBĐ.

- Hiện tượng ăn xác lột phổ biến ở cả 3 loài chứng tỏ đây là hiện tượng thường gặp ở các loài thằn lằn nói riêng và bò sát nói chung.

- Ngoài thức ăn là côn trùng, cả 3 loài đều ăn các loài bò sát thuộc bộ Có vảy Squamata: TLBĐ ăn thịt đồng loại, TLBĐD ăn loài Thằn lằn chân ngắn Lygosoma quadrupes và TLBH ăn thạch sùng.

3.4.2. Độ béo

Mỡ của TLBĐD và TLBH nằm hai bên hông, phần cuối ổ bụng, màu vàng nhạt hoặc vàng sẫm (phụ lục 3: hình 3.1, 3.2). Quan sát thể tích mỡ và cân trọng lượng mỡ

trọng lượng mỡ/trọng lượng cơ thể (Pmỡ/Pcơ thể) cho từng bậc của độ béo ở bảng 3.31.

Bảng 3.31. Độ béo tương ứng với tỉ lệ Pmỡ/Pcơ thể (%)

Độ béo Bậc 0 Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4

(Vmỡ/Vổ bụng) 0 < 1/3 1/3 1/3 - 2/3 1

Pmỡ/Pcơ thể (%) 0 0,01 - 0,49 0,50 - 0,99 1,00 - 2,99 > 3,00

Kết quả phân tích độ béo các cá thể TLBĐD và TLBH từ tháng V đến tháng X năm 2009, 2010 thể hiện ở bảng 3.32 và biểu đồ 3.21.

Bảng 3.32. Tỉ lệ Pmỡ/Pcơ thể (%) của 2 loài thằn lằn theo tháng

Tháng V VI VII VIII IX X

E, longicaudata 0,12 ± 0,08 0,15 ± 0,04 0,19 ± 0,06 0,73 ± 0,08 0,84 ± 0,11 0,67 ± 017

E, multifasciata 0,59 ± 0,28 0,92 ± 0,15 1,35 ± 0,63 1,46 ± 0,50 2,20 ± 0,45 1,42 ± 0,32

Biểu đồ 3.20. Độ béo của TLBĐD và TLBH theo tháng

Nhận xét:

- Độ béo của loài TLBH cao hơn TLBĐD: ở TLBH lượng mỡ dao động từ 0,59 đến 2,2%; ở TLBĐD từ 0,12 đến 0,84%.

- Từ tháng V đến tháng VII, lượng mỡ của 2 loài thằn lằn đều không cao nhưng tăng dần: ở TLBĐD từ 0,12 đến 0,19%; ở TLBH từ 0,59 đến 1,35%.

TLBĐD; 2,2% ở TLBH), có thể do thằn lằn ăn nhiều để bù lại năng lượng sau mùa sinh sản và tích trữ mỡ cho mùa đông. Nhưng sang tháng X, lượng mỡ của 2 loài lại giảm, do thời gian này điều kiện môi trường không thuận lợi, lượng thức ăn khan hiếm dần...

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học,sinh thái các loài thằn lằn trong giống fitzinger, 1843 ở bắc trung bộ (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w