Phân tích dạ dày 81 cá thể TLBĐD E. longicaudata, kết quả ở bảng 3.28.
Bảng 3.28. Thành phần thức ăn của TLBĐD (n=81)
TT Thức ăn Số dạ dày bắt gặp Số cá thể thức ăn bắt gặp
n1 T1(%) n2 T2(%)
1 Bộ Bọ ngựa Mantodea 1 1,23 1 0,36 Đầu, thân, chân.
2 Bộ Cánh thẳng Orthoptera 61 75,31 143 51,81 Nguyên, một phần thân, chân, cánh.
3 Bộ Gián Blattodea 14 17,28 17 6,16 Nguyên, đầu, một phần thân, chân, cánh.
4 Bộ Cánh đều Isoptera 2 2,47 2 0,72 Nguyên, chân, đầu. 5 Bộ Hai cánh Diptera 1 1,23 2 0,72 Nguyên
6 Bộ Cánh nửa Hemiptera 5 6,17 5 1,81 Nguyên. 7 Bộ Cánh cứng
Coleoptera 14 17,28 25 9,06
Nguyên, một phần thân, chân, cánh.
8 Bộ Cánh vảy
Lepidoptera 14 17,28 17 6,16
Ấu trùng (nguyên, một phần thân), con trưởng thành (nguyên, cánh, chân, đầu). 9 Bộ Chuồn chuồn Odonata 3 3,70 4 1,45 Nguyên.
10 Bộ Cánh màng Hynenoptera 1 1,23 2 0,72 Nguyên.
11 Bộ Rết
Scolopendromorpha 1 1,23 1 0,36 Nguyên. 12 Bộ Chân đều Isopoda 2 2,47 8 2,90 Nguyên.
13 Bộ Nhện Aranei 16 19,75 27 9,78 Nguyên, một phần thân, chân, bọc trứng nhện còn nguyên.
14 Bộ Chân bụng cổ Archaeogastropoda 4 4,94 4 1,45 Vỏ ốc. 15 Bộ Không đuôi Anura 1 1,23 1 0,36 Nguyên.
16 Bộ Có vảy Squamata 3 3,70 5 1,81 Vảy chi, một phần thân của thằn lằn chân ngắn.
17 Bộ Đĩa không vòi Arhynchobdellida 1 1,23 1 0,36 Nguyên.
18 Thực vật 3 3,70 10 3,62 Quả cây còn nguyên, 19 Vô cơ 1 1,23 1 0,36 Mảnh vỏ trứng, sỏi nhỏ.
Ghi chú: n1 là số dạ dày bắt gặp từng loại thức ăn; n2 là số cá thể của từng loại thức ăn. T1 là tần số tính theo số dạ dày bắt gặp từng loại thức ăn trên tổng số dạ dày đã phân tích; T2 là tần số tính theo số cá thể của từng loại thức ăn trên tổng số cá thể có ở tất cả dạ dày đã phân tích.
- Phổ thức ăn của TLBĐD gồm cả động vật, thực vật và thành phần vô cơ. Thức ăn là động vật thuộc 17 bộ, trong đó có 2 bộ động vật có xương sống (bộ Không đuôi Anura và bộ Có vảy Squamata).
- Xác định mức độ ưa thích của loài TLBĐD với từng loại thức ăn bằng tần số bắt gặp thức ăn T1: trong số các loại thức ăn, gặp nhiều nhất là bộ Cánh thẳng Orthoptera (61 dạ dày, 75,31%), tiếp đến là bộ Nhện Aranei (16 dạ dày, 19,75%). bộ Gián Blattodea, bộ Cánh cứng Coleoptera, bộ Cánh vẩy Lepidoptera đều có ở 14 dạ dày (17,28%). Các bộ còn lại có tần số bắt gặp ít gồm bộ Bọ ngựa Mantodea, bộ Hai cánh Diptera, bộ Cánh màng Hynenoptera, bộ Rết Scolopendromorpha, bộ Đĩa không vòi Arhynchobdellida bộ Không đuôi Anura, thành phần vô cơ chỉ bắt gặp ở 1 dạ dày (1,23%).
- Tính theo số cá thể thức ăn bắt gặp (T2) thì bộ Cánh thẳng Orthoptera gặp nhiều nhất với 143 cá thể (51,81%), tiếp đến là bộ Nhện Aranei gặp 27 cá thể (9,78%). bộ Cánh cứng Coleoptera gặp 25 cá thể (9,06%). Bộ Gián Blattodea và Bộ Cánh vẩy Lepidoptera gặp 17 cá thể (6,16%). Các bộ khác tần số gặp thấp từ 1 đến 5 cá thể (0,36% đến 1,81%).
Như vậy, theo cả hai cách tính thì thành phần thức ăn ưa thích của TLBĐD là các loài côn trùng thuộc bộ Cánh thẳng Orthoptera.
Với các vảy chi TLBĐD còn nguyên vẹn trong dạ dày cho thấy loài này ăn xác lột của chúng. Đặc biệt có 1 dạ dày chứa một phần thân của loài Thằn lằn chân ngắn
Lygosoma quadrupes.
Thành phần thức ăn là thực vật bắt gặp với tần số 10 quả cây (3,62%) trong 3 dạ dày (3,70%). Kết quả này cho thấy, loài TLBĐD là loài ăn tạp.
Ngoài thức ăn là những loài động vật và thực vật, loài TLBĐD còn ăn thêm những viên sỏi nhỏ hay mảnh vỏ trứng vỡ để tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.