PHẦ NI TRẮC NGHIỆM:

Một phần của tài liệu Giáo án vật lý 6 chuẩn kiến thức, kỹ năng năm học 2015 2016 (Trang 56 - 68)

I. LẬP MA TRẬN

PHẦ NI TRẮC NGHIỆM:

Hãy khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng trong những câu hỏi sau:

Câu 1: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng: A. Chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt giống nhau. D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

Câu 2: Tác dụng của ròng rọc cố định là:

A. Làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp. B. Làm lực kéo vật lớn hơn khối lượng của vật.

C. Làm lực kéo vật nhỏ hơn trọng lượng của vật.

D. Vừa làm thay đổi hướng vừa làm thay đổi cường độ của lực. Câu 3: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Chất lỏng ... khi nóng lên, co lại khi ... Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ...

Câu 4: Thân nhiệt của người bình thường là:

A. 370C B. 680F

C. 380C D. 360C

PHẦN II-TỰ LUẬN: (Học sinh làm vào giấy kiểm tra đã chuẩn bị)

Câu 5: Trên đường ray hoặc trên các cây cầu, các khớp nối có được đặt khít nhau không? Vì sao?

Câu 6: Vì sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm? Câu 7: Hãy tính xem 370C, 500C ứng với bao nhiêu 0F?

Câu 8: So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1 (1đ): D

Câu 2 (1đ): D Câu 3 (1đ):

- nở ra ...lạnh đi.

- khác nhau (không giống nhau). Câu 4 (1đ): A

Câu 5 (1đ) : Không. Vì khi trời nóng, đường ray (hoặc cây cầu) dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray. Câu 6 (1đ): Vì khi bị đun nóng, nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài

Câu 7 (2đ): Mỗi ý 1 điểm.

370C = 320 F + (37 x 1,80F) = 98,60F 500C = 320 F + (50 x 1,80F) = 1220F Câu 8 (2đ):

* Giống nhau (1đ): Các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

* Khác nhau (1đ): - Các chất rắn, lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

4. Củng cố.

- GV thu bài của HS , nhận xét ý thức làm bài của HS. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà.

- Xem trước bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc. - Mỗi HS chuẩn bị một tờ giấy kẻ ô ly.

---@@@@@@@@@@@@---

Ngày soạn: 7.3.2011

Ngày giảng: 22 .3.2011 (6A) 9 .2.2011 (6B)

Tiết 28 Tuần 28

Bài 24 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

I - Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. 2. Kĩ năng:

- Vận dụng được những kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản 3. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Yêu thích học tập bộ môn. II - Chuẩn bị của thầy và trò.

1. Thầy:

- Giáo án, SGK. 2. Trò:

- Học và làm bài tập ở nhà. - Đọc trước bài mới.

III - Tiến trình bài học:

1. Tổ chức: 6A: 6B: 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Mở bài: YC hs đọc tình huống SGK

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Sự nóng chảy

GV yc hs đọc phần thông tin trong SGK. GV giới thiệu cách làm thí nghiệm và kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái

1. Phân tích kết quả thí nghiệm

HS đọc thông tin trong SGK và bảng 24.1

của băng phiến.

GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 24.1 và vẽ trên giấy kẻ ô đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian khi nóng chảy.

Sau đó yc hs dựa vào đồ thị vừa vẽ để trả lời các câu C1, C2, C3, C4 sgk.

GV yc hs trả lời C5

HS vẽ đồ thị theo hướng dẫn:

- Cách vẽ trục. Xác định trục thời gian, trục nhiệt độ.

- Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. - Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị.

Cách nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn.

C1: Tăng dần. Đoạn thẳng nằm nghiêng. C2: 800C. Rắn và lỏng

C3: Không. Đoạn thẳng nằm ngang. C4: Tăng . Đoạn thẳng nằm nghiêng. 2. Rút ra kết luận

C5: (1): 800C

(2): Không thay đổi 4. Củng cố.

Yêu cầu 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Học bài, làm bài tập SBT Đọc “Có thể em chưa biết”

Xem trước bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo).

---@@@@@@@@@@@@---

Ngày soạn: 14.3.2011 Ngày giảng: 2. 4.2011 (6A) 16 .3.2011 (6B)

Tiết 29 Tuần 29

Bài 25 SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (tiếp theo)

I - Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- Nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự đông đặc. 2. Kĩ năng:

- Vận dụng được những kiến thức trên để giải thích một số hiện tượng đơn giản 3. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Yêu thích học tập bộ môn. II - Chuẩn bị của thầy và trò.

1. Thầy:

- Giáo án, SGK. 2. Trò:

- Đọc trước bài mới. III - Tiến trình bài học:

1. Tổ chức: 6A: 6B: 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Mở bài: YC hs đọc tình huống SGK

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Sự đông đặc

GV yc hs đọc và dự đoán theo hướng dẫn sgk

GV yc hs đọc phần thông tin trong SGK. GV giới thiệu cách làm thí nghiệm và kết quả theo dõi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến.

GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 25.1 và vẽ trên giấy kẻ ô đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian khi đông đặc.

Sau đó yc hs dựa vào đồ thị vừa vẽ để trả lời các câu C1, C2, C3 sgk.

GV yc hs trả lời C4

1. Dự đoán

2. Phân tích kết quả thí nghiệm

HS đọc thông tin trong SGK và bảng 24.1

HS vẽ đồ thị theo hướng dẫn:

- Cách vẽ trục. Xác định trục thời gian, trục nhiệt độ.

- Cách biểu diễn các giá trị trên các trục. - Cách xác định 1 điểm biểu diễn trên đồ thị.

Cách nối các điểm biểu diễn thành đường biểu diễn.

C1:800C .

C2: 1. Đường biểu diễn từ phút 0 đến phút thứ 4 là đoạn thẳng nằm nghiêng. 2. Đường biểu diễn từ phút 4 đến phút thứ 7 là đoạn thẳng nằm ngang.

3. Đường biểu diễn từ phút 7 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm nghiêng. C3:

- Giảm

- Không thay đổi - Giảm

3. Rút ra kết luận C4:

(1): 800C (3): bằng

(2): không thay đổi

Hoạt động 2: Vận dụng

GVyc hs trả lời C5, C6, C7 sgk C5: Nước đá. Từ phút 0 đến phút 1 nhiệt độ của nước đá tăng dần từ -40C đến 00C.

Từ phút 1 đến phút 4 nước đá nóng chảy, nhiệt độ không đổi. Từ phút 4 đến phút 7 nước đá nóng chảy, nhiệt độ của nước tăng dần.

4. Củng cố.

Yêu cầu 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Học bài, làm bài tập SBT Đọc “Có thể em chưa biết”

Xem trước bài 26: Sự nóng bay hơi và sự ngưng tụ.

---@@@@@@@@@@@@---

Ngày soạn: 21.3.2011 Ngày giảng: 2. 4.2011 (6A) 23 .3.2011 (6B)

Tiết 30 Tuần 30

Bài 26 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ

I - Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- Nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng. Tìm được thí dụ thực tế về những nội dung trên.

- Bước đầu biết cách tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác động một lúc.

2. Kĩ năng:

- Vạch được kế hoạch và thực hiện được thí nghiệm kiểm chứng tác động của nhiệt độ, gió, mặt thoáng lên tốc độ bay hơi.

3. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Yêu thích học tập bộ môn. II - Chuẩn bị của thầy và trò.

1. Thầy:

- Giáo án, SGK.

- 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau, 1 đèn cồn. 2. Trò:

- Học và làm bài tập ở nhà. - Đọc trước bài mới.

III - Tiến trình bài học:

1. Tổ chức: 6A: 6B: 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Mở bài: YC hs đọc tình huống SGK

Hoạt động 2: Sự bay hơi

GV yc hs đọc và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn sgk.

GV yc hs đọc phần thông tin trong SGK, quan sát hiện tượng và trả lời C1, C2, C3.

Sau đó yc hs trả lời câu C4 sgk.

GV hướng dẫn hs làm thí nghiệm kiểm tra theo hướng dẫn SGK

YC hs trả lời C5, C6, C7, C8.

GV hướng dẫn hs làm thí nghiệm kiểm chứng.

GV yc hs trả lời C9.

1. Nhớ lại những điều đã học từ lớp 4 về sự bay hơi

2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?

a, Quan sát hiện tượng C1: Nhiệt độ C2: Gió C3: Mặt thoáng b, Rút ra nhậm xét C4: (1): cao (hoặc thấp) (2): lớn (hoặc nhỏ) (3): mạnh (hoặc yếu) (4): lớn (hoặc nhỏ) (5): lớn (hoặc nhỏ) (6): lớn (hoặc nhỏ) c, Thí nghiệm kiểm tra.

C5. Để diện tích mặt thaongs của nước ở 2 đĩa như nhau (có cùng điều kiện diện tích mặt thoáng).

C6. Để loại trừ tác động của gió. C7. Để kiểm tra tác động của nhiệt độ C8. Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng.

(yc hs tự vạch kế hoạch thí nghiệm) d, Vận dụng.

C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn.

C10: Nắng nóng và gió 4. Củng cố.

Yêu cầu 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Học bài, làm bài tập SBT Đọc “Có thể em chưa biết”

Xem trước bài 27: Sự nóng bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp).

---@@@@@@@@@@@@---

Ngày soạn: 27.3.2011 Ngày giảng: 4 .4.2011 (6A) 30 .3.2011 (6B)

Tiết 31 Tuần 31

Bài 27 SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiếp theo)

I - Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- Nhận biết được ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi.

- Biết cách tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán về sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm nhiệt độ.

- Thực hiện được thí nghiệm trong bài và rút ra được kết luận. 2. Kĩ năng:

- Sử dụng đúng thuật ngữ: Dự đoán, thí nghiệm, kiểm tra dự đoán, đối chưchs, chuyển từ thể ... sang thể ....

3. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Yêu thích học tập bộ môn. II - Chuẩn bị của thầy và trò.

1. Thầy:

- Giáo án, SGK.

- 2 cốc thủy tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ 2. Trò:

- Học và làm bài tập ở nhà. - Đọc trước bài mới.

III - Tiến trình bài học:

1. Tổ chức: 6A: 6B: 2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

* Mở bài: YC hs đọc tình huống SGK

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Sự ngưng tụ

GV yc hs đọc và dự đoán theo hướng dẫn sgk.

GV hướng dẫn hs làm thí nghiệm quan sát sự ngưng tụ của nước

YC hs trả lời C1, C2, C3, C4, C5.

1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ. a, Dự đoán.

b, Thí nghiệm kiểm tra. HS làm thí nghiệm kiểm tra. c, Rút ra kết luận

C1: Nhiệt độ của cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ của cốc đối chứng.

C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm. Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.

C3: Không. Vì nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước ở

GV yc hs trả lời C6, C7, C8 sgk

trong cốc không thể thấm qua thủy tinh ra ngoài được

C4: Do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.

C5: Không. 2. Vận dụng

C6: HS tự lấy ví dụ.

C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá.

C8: Trong chia đựng nước đồng thời xảy ra 2 quá trình bay hơi và ngưng tụ. Vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở miệng, quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ, nên rượu cạn dần.

4. Củng cố.

Yêu cầu 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Học bài, làm bài tập SBT Đọc “Có thể em chưa biết” Xem trước bài 28: Sự sôi.

Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy kẻ ô ly

---@@@@@@@@@@@@---

Ngày soạn: 4.4.2011 Ngày giảng: 6 .4.2011 (6A) 9 .4.2011 (6B)

Tiết 32 Tuần 32

Bài 28 SỰ SÔI

I - Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- Mô tả được hiện tượng sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi. 2. Kĩ năng:

- Biết cách tiến hành thí nghiệm, theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm

3. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Rèn luyện tính trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Yêu thích học tập bộ môn.

II - Chuẩn bị của thầy và trò. 1. Thầy:

- Giáo án, SGK.

- Giá, đèn cồn nhiệt kế, cốc thủy tinh. 2. Trò:

- Học và làm bài tập ở nhà. - Đọc trước bài mới.

III - Tiến trình bài học:

1. Tổ chức: 6A: 6B: 2. Kiểm tra bài cũ:

? Thế nào là sự bay hơi và sự ngưng tụ? Lấy 2 ví dụ. 3. Bài mới:

* Mở bài: YC hs đọc tình huống SGK

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Thí nghiệm về sự sôi

GV yc hs đọc và làm thí nghiệm theo hướng dẫn sgk.

GV hướng dẫn hs làm thí nghiệm về sự sôi và ghi kết quả của thí nghiệm

Yêu cầu hs theo dõi thí nghiemj và điền kết quả vào bảng 28.1

GV hướng dẫn học sinh vẽ trên giấy kẻ ô đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian

1. Tiến hành thí nghiệm. a, Bố trí thí nghiệm.

b, Tiến hành và theo dõi thí nghiệm kiểm tra.

HS làm thí nghiệm kiểm tra. HS ghi kết quả vào bảng 28.1 sgk c, Vẽ đường biểu diễn

HS vẽ đường biểu diễn theo hướng dẫn.

4. Củng cố.

Yêu cầu 2-3 HS đọc ghi nhớ SGK 5. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Học bài, làm bài tập SBT Đọc “Có thể em chưa biết”

Xem trước bài 29: Sự sôi (tiếp theo).

---@@@@@@@@@@@@---

Ngày soạn: 8.4.2011 Ngày giảng: 11 .4.2011 (6A) 15 .4.2011 (6B)

Bài 29 SỰ SÔI ( Tiếp theo)

I - Mục tiêu: 1. Kiến thức:

- Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. 2. Kĩ năng:

- Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan

Một phần của tài liệu Giáo án vật lý 6 chuẩn kiến thức, kỹ năng năm học 2015 2016 (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w