b. MetroNet cung cấp kết nối KTR Ethernet điểm tới đa điểm:
3.1.5 Nhiễu của femtocell
Kiến trúc mạng mới sẽ được cấu thành từ hai lớp phân biệt rõ ràng: Lớp macrocell truyền thống và lớp femtocell; trong đó các cell nhỏ (femtocell) có thể được triển khai một cách ngẫu nhiên bên trong vùng phủ địa lý của macrocell và dùng chung tài nguyên tần số với macrocell bao phủ. Một mạng như thế gọi là mạng hai lớp hay mạng hai tầng. Việc sử dụng femtocell sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng phổ, mở rộng vùng phủ cũng như nâng cao chất lượng phủ sóng tại những nơi mà macrocell không thể phủ tới hoặc có chất lượng thấp - như trong các văn phòng
sâu trong các tòa nhà, các đường hầm hay tại biên của macrocell. Tuy nhiên, việc dùng chung tài nguyên tần số và tính ngẫu nhiên của việc lắp đặt femtocell bên trong macrocell sẽ làm vấn đề can nhiễu trở nên phức tạp hơn nhiều so với cấu hình mạng chỉ có một lớp cell.Bên cạnh can nhiễu giữa các phần tử trong nội tại mỗi lớp mạng (nhiễu đồng lớp) còn có can nhiễu giữa các phần tử thuộc các lớp mạng khác nhau (nhiễu xuyên lớp).
Hình 3.7 Mô hình mạng hai lớp macrocell và femtocell điển hình
Do các cell trong lớp macrocell được triển khai bởi nhà khai thác nên can nhiễu đồng lớp macrocell được giải quyết bằng quá trình quy hoạch, trong đó đã xác định vị trí trạm gốc, góc phương vị/độ nghiêng của anten, tần số sóng mang sử dụng,v.v... sao cho mức độ gây nhiễu là thấp nhất. Còn trong lớp femtocell, các femtocell được triển khai ngẫu nhiên không theo quy hoạch của nhà khai thác mà theo nhu cầu của người sử dụng nên diễn biến của can nhiễu đồng lớp femtocell phức tạp và khó kiểm soát hơn nhiều so với lớp macrocell. Bài báo này phân tích tác động của nhiễu đồng lớp đối với các femtocell và người dùng femtocell, đồng thời đưa ra một số giải pháp khắc phục.