b. MetroNet cung cấp kết nối KTR Ethernet điểm tới đa điểm:
3.1.4.2 Hiệu suất vùng phủ:
Thực hiện tốt vùng phủ được giải quyết bằng việc giới hạn mức suy hao đường tối đa cần thiết được bao phủ bởi mỗi femtocell bằng cách điều chỉnh mức công suất femtocell phù hợp. Mô hình mất đường truyền dẫn(bằng dB giữa các ăng- ten đẳng hướng) là:
Trong đó n là số mũ suy hao đường(Bảng 3.1) và Lf (nf) là sự mất mát thấm sàn, mà
thay đổi theo số tầng thâm nhập nf(Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Bảng tổn hao truyền sóng theo tần số
Tần số(GHz) Môi trường truyền sóng
Khu dân cư Văn phòng Quảng bá
0.9 3.3 2.0
1.2-1.3 3.2 2.2
1.8-2.0 1.8 3.0 2.2
4.0 2.8 2.2
*60.0 2.2 1.7
*Tần số 60 GHz chỉ áp dụng trong một phòng đơn cho khoảng cách ít hơn 100m. Vị trí của tòa nhà trong mạng macro sẽ quyết định mức nhiễu đồng kênh (dựa theo bộ chỉ thị cường độ tín hiệu RSSI - Received signal strength indication) mà một femtocell phải vượt qua để cung cấp vùng phủ. Tại một công suất phát thì kích cỡ của vùng phục vụ của femtocell sẽ nhỏ hơn tại 1 macro cell-site (với mức RSSI lớn) so với tại một marco cell tại vị trí biên với mức RSSI thấp.
Bảng 3.3 Bảng tổn hao truyền sóng theo số tầng và số phòng
Tần số(GHz) Môi trường truyền sóng
Khu dân cư Văn phòng Quảng bá
0.9 9(01 tầng)
19(02 tầng) 24(03 tầng)
1.8-2.0 15+4(nf-1) 6+3(nf-1) Sự tổn hao tối đa cho đường truyền có thể chấp nhận được cho một kênh tín hiệu chất lượng (Ec/No)femto được tính bởi:
Trong đó:
Pmax: Công suất phát cực đại.
NEU: Công suất tín hiệu nhiễu thu được.
PCPICH: Tỷ trọng công suất của Femto trên các kênh.
Mục tiêu của quá trình lập kế hoạch là để có được các điều kiện vô tuyến tốt nhất ở khắp nơi trong tòa nhà cho các UE có thể khởi tạo và duy trì các cuộc gọi thoại trong vùng phủ của femtocell. Thêm vào đó, các cuộc gọi yêu cầu các điều kiện vô tuyến đặc biệt tốt với tốc độ dữ liệu cao trong vùng phủ sóng mong muốn.