Từ trước đến nay, công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng vẫn luôn sử dụng hình thức marketing truyền thống trong việc kinh doanh của mình. Tức là đầu tư xây dựng các hệ thống bán lẻ tại các thị trường tiềm năng như tại Đà Nẵng. Đó chính là trung tâm thương mại đặt tại 153 Trưng Nữ Vương với diện tích 263 m2 đủ để phục vụ cho việc trưng bày và cung cấp các sản phẩm may mặc tại thị trường nội địa. Ngoài ra, còn có trung tâm mua sắm khác của công ty tại tầng nhà Nhà sách Bạch Đằng Đà Nẵng. Chi phí ước tính cho các trung tâm mua sắm này dự kiến hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại không cao cho lắm vì đây là chiến lược mà hầu hết các công ty dệt may hiện nay đang triển khai rộng rãi và đối thủ cạnh tranh càng nhiều ( các công ty nhỏ, các cửa hàng thời trang tư nhân và thậm chí là các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài). Do vậy, nếu đầu tư không nhiều vào khâu trang trí các của hàng bán lẻ này thì hiệu quả mang lại không cao. Song những khoản chi phí này cũng chiếm một phần lớn trong doanh thu bán hàng.
Và hiện tại, tại công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng đã có sẵn hệ thống máy tính lắp đặt mạng Internet và đã có website giới thiệu về công ty:www.vinatexdn.com. Và email đặt hàng : Vinatexdn@dng.com. Tuy nhiên, vẫn chưa được ứng dụng các website và các công cụ khác của Internet vào việc bán hàng và quảng bá thương hiệu. Các nhân viên trong công ty cũng đã sử dụng Email vào việc kinh doanh với các đối tác lớn trong nước cũng như ngoài nước nhưng chưa thực sự hiệu quả vì chỉ thực hiện những giao dịch thông thường.
Nguồn nhân lực tập trung cho công nghệ thông tin vẫn chưa có, chưa khai thác hết tiềm năng của hệ thống mạng Internet đang được lắp đặt sẵn. Vậy chúng ta chỉ cần bỏ ra thêm một khoản chi phí nhỏ để đầu tư vào phát triển kênh bán hàng trên mạng và phát triển thương hiệu trên mạng kết họp với hệ thống các của hàng bán lẻ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với hình thức marketing cũ.
Như vậy, trước đây đối tượng khách hàng của công ty chỉ dừng lại ở đối tượng nhân viên công sở và nội trợ thì qua hệ thống E-Marketing này, đối tượng khách hàng sẽ được mở rộng hơn.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP E-MARKETING TẠI CÔNG TY VINATEX ĐÀ NẴNG
3.1. Tiền đề để xây dựng E-Marketing cho công ty dệt may Vinatex Đà Nẵng:
3.1.1 Định hướng và mục tiêu của chiến lược:
Với hệ thống máy tính đang được kết nối mạng Internet, khi chúng ta xây dựng các công cụ thực hiện E-Marketing cũng dễ dàng hơn. Cùng với các công cụ này, chúng ta chủ yếu thực hiện việc bán hàng trực tuyến qua email, forum, blog… ; đồng thời để quảng bá hình ảnh của công ty qua website chính của công ty thông qua các banner bán hàng của công ty.
Tại website của công ty, chúng ta cũng thiết kế các website liên kết bán hàng và chat trực tuyến với các phòng bán hàng và kinh doanh của công ty. Như thế, khách hàng trên khắp thế giới đều có thể online đặt hàng bất cứ lúc nào họ mong muốn.
Như vậy, nếu vận dụng được các công cụ này vào bán hàng và quảng bá thương hiệu cho công ty, chi phí cho các chương trình Marketing sẽ giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, đối tượng khách hàng lại không giới hạn nên có thể mang lại các đơn đặt hàng lớn và bất ngờ. Và với các công cụ này, đối tượng khách hàng là giới trẻ sẽ chiếm số lượng khá lớn. Mà theo cuộc điều tra người tiêu dùng về hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2002 do Báo Sài Gòn Tiếp thị thực hiện, sự thay đổi cơ
cấu tiêu dùng theo lứa tuổi cho thấy đối tượng ở lứa tuổi dưới 20 đang có xu hướng tăng lên cao hơn vì hiện nay trẻ em có tiền riêng nhiều hơn và được phép tiêu pha tự do tiền của mình nhiều hơn; cơ cấu gia đình có xu hướng dân chủ và “thoáng” hơn, cha mẹ và con cái gần gũi hơn, có thể trao đổi với nhau nhiều hơn. Thứ hai, đối tượng khách hàng ở độ tuổi 21-40 chiếm một vị trí rất quan trọng trong vai trò mua sắm vì đây là lứa tuổi đã làm ra tiền, nhiều người có thu nhập cao. Hơn nữa, đa số trong họ là những người độc thân có quyền quyết định chi tiêu và không vướng bận theo kế hoạch chi tiêu của gia đình riêng. Và trên thực tế, đối tượng hay online và tìm kiếm thông tin trên mạng phần lớn trên khắp thế giới chính là những người trong 2 lứa tuổi này.
3.1.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới chiến lược E-Marketing:
•Phân tích môi trường vi mô:
•Doanh nghiệp:
+ Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế:
Bảng 3.2. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế qua các năm:
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm
2006 2007 2008
Tổng doanh thu 133.715 197.082 240.506 Lợi nhuận sau thuế 2053,44 2549,52 3917,52
Các chỉ tiêu này của công ty đã gia tăng mạnh qua các năm. Việc doanh thu gia tăng báo hiệu cho sự phát triển ổn định của công ty. Đồng thời với sự gia tăng của tổng doanh thu thì lợi nhuận sau thuế cũng gia tăng mạnh qua các năm. Đây là những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
+ Nguồn lực tài chính: Tổng tài sản hay nguồn vốn của công ty cũng có sự gia tăng trong những năm vừa qua. Cụ thể, từ lượng tài sản là 84,9 tỷ vào năm 2006 đã gia tăng lên thành 112 tỷ vào năm 2008. Song song với sự gia tăng tổng tài sản là việc gia tăng số lượng và giá trị các tài sản cố định đặc biệt là các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm may mặc.
Trong những năm qua, Công ty VINATEX Đà Nẵng hoạt động khá hiệu quả, có uy tín trên thị trường nội địa, được nhiều cá nhân, tổ chức đánh giá cao nên công ty rất thuận lợi trong việc huy động vốn kinh doanh bằng cách vay vốn từ ngân hàng hay phát hành cổ phiếu. Điều này chứng tỏ công ty thuận lợi trong việc huy động vốn để hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
+ Nguồn nhân lực: Hiện tại công ty có một lượng lao động dồi dào với trên 2.500 lao động và được đào tạo, nâng cao tay nghề. Tạ điều kiện cho công ty 0dễ dàng trong việc huy động nhân lực trong việc tổ chức sản xuất hay các chính sách Marketing khác.
o Nhà cung ứng:
Đối với các doanh nghiệp Dệt may, nguyên liệu chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng cho sản phẩm vì vậy nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong họat động kinh doanh của công ty. Nhà cung ứng nguyên liệu của công ty thường là các nhà cung ứng Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
Bảng 3.3. Danh sách các nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty:
Tên nhà cung ứng Sản phẩm Quốc gia
Goaltex enterprise Co., Ltd Vải chính Đài loan San hai Zịiang internainaltrandingco., Ltd Vải chính Trung quốc Tiạnin garment I/e Ine Vải chính Trung quốc Sunex industy co., ltd Vải chính Hongkong Shaoxing no.3 textile co., ltd Vải chính Trung quốc Burlington industry. LLC Vải chính Hoa kỳ
(Nguồn: phòng xuất - nhập khẩu công ty Vinatex Đà Nẵng)
Nhà cung ứng phụ liệu: Phụ liệu cũng đóng vai trò nhất định trong việc hoàn thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Công ty đã lựa chọn nhiều nhà cung cấp để đảm bảo sự ổn dịnh trong quá trình sản xuất. Trong khi các nhà cung ứng nguyên liệu chính là các công ty nước ngoài thì các nhà cung ứng nguyên liệu phụ có sự xuất hiện của một số công ty trong nước.
Bảng 3.4: Danh sách các nhà cung cấp phụ liệu cho công ty :
STT Nhà cung ứng Sản phẩm Quốc gia
1 China silk shunfa Vải túi lót, nút, nhãn vải,
nhã giấy Trung quốc
2 Buheung corporra tion.LTD Nút Hàn quốc
3 Hwa jong label MFG.ltd Nhãn vải Đài Loan
4 Kalpak Far East.ltd Nhãn vải, nhãn giấy Hong Kong
5 China tsair Nhãn giấy Đài Loan
6 Averry dennision Hong Kong B.V Nhãn vải, nhãn giấy Hông kông
7 A&E product Far East.ltd Móc treo Hông Kông
8 Build-up plastic & metal Co.Ltd Móc treo Hông Kông
9 PPC Asia LLC Dựng chi tiết Hông Kông
10 ISA co.LTD Dựng lưng Việt Nam
11 YKK Dây kéo Việt Nam
12 Công ty TNHH Hưng Yên Đồng Nai botron
Nhãn giặt Việt Nam
13 Công ty TNHH Tím Đỏ Móc quần Việt Nam
14 Cửa hàng phụ liệu ACC Nhãn PO, nhãn UPC Việt Nam 15 Công ty TNHH Trường Thịnh Phát Kẹp nhựa Việt Nam
16 DNTN liên thành Bao nylon Việt Nam
17 Cty TNHH thương mại Thư Trang Bao nylon Việt Nam
18 Công ty bao bì Hòa Bình Thùng corton Việt Nam
(Nguồn: phòng xuất - nhập khẩu công ty Vinatex Đà Nẵng)
•Khách hàng:
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vinatex là gia công xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp. Ở thị trường nội địa chủ yếu là cung cấp nguyên liệu cho các công ty dệt may khác. Các khách hàng quen thuộc của Vinatex là công ty TNHH Vĩnh Phát ( Nam Định), công ty dệt Hồng đức, công ty dệt Đà Nẵng…Ngoài ra công ty còn kinh doanh sản phẩm áo Sơ mi nam trên thị trường các Tỉnh Miền Trung Tây Nguyên như: Quảng Bình,Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Gia lai, KonTum.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là thị trường Hoa Kỳ (Perry ellis…), Đài (Chiamoon, Maiwear, Tahsin…), Anh, Đức, Nhật.
Quốc gia Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) Trị giá ( USD) Tỷ trọng (%) Trị giá (USD) Tỷ trọng (%) Tổng kim ngạch XK 3,062,649 5.7 7,545,895 100 8,902,595 Hoa kỳ 2,704,889 88.32 7,060,469 93 7,662,334 86 Đài loan 175,067 5.72 105,0561 1.4 5,845 0.65 Đức 166,330 5.04 109,745 1.35 344,624 3 Thụy sỹ 4,320 0.14 0 0 0 0 Anh 0 0 0229345 3 766,722 8.6
(Nguồn: phòng xuất - nhập khẩu công ty Vinatex Đà Nẵng)
* Đối thủ cạnh tranh: + Các đối thủ cạnh tranh:
Trong nước: các công ty thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam như: Việt Tiến, Việt Thắng, may 10, Thắng Lợi, Nhà Bè, An Phước… ở lân cận miền trung công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của công ty dệt may Hòa Thọ, công ty dệt may 29-3…
Quốc tế: các công ty dệt may Trung Quốc ( xuất khẩu nước này chiếm 18% thị phần thế giới và con số này có thể lên đến 50% trong vòng 10 năm đến), kế đến là Ấn Độ, Tây Âu và Đông Âu….
•Phân tích môi trường vĩ mô:
•Môi trường công nghệ:
Hiện nay, phần lớn nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may Việt Nam như: bông, tơ, sợi tổng hợp, hóa chất, thuốc nhuộm... vẫn phải nhập khẩu từ các nước. Đây là nguyên do làm cho ngành dệt may trong nước chậm phát triển khó có thể cạnh tranh với hàng dệt may của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...Trong khi đó, Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi nên hoàn toàn có thể phát triển vùng nguyên liệu bông. Để làm được điều này, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ người trồng bông, góp phần đảm bảo ngành dệt phát triển.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, ngành dệt may cần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, trước mắt cần nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước. Vì vậy, cần nhanh chóng phát triển mạnh mẽ vùng nguyên liệu bông, trồng dâu, nuôi tằm, thông qua các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ cho nông dân về giống, phân bón,... Bên cạnh đó, cần phải kết hợp tốt phương thức
4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong việc phát triển diện tích vùng nguyên liệu và nâng cao năng suất, hoàn thiện quy trình sản xuất theo hướng khoa học và công nghiệp hoá. Ngành Dệt may Việt Nam đang phấn đấu mục tiêu đáp ứng được 50% nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất ngành may mặc vào năm 2008 và 70% vào năm 2012.
•Môi trường kinh tế:
Trong xu thế hội nhập về kinh tế mạnh mẽ, dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của Chính Phủ, GDP của quốc gia không ngừng tăng lên. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới .
Bảng 3.8. Tốc độ tăng GDP
Năm 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng GDP% 6,79 6,89 7,04 7,24 7,6 (Nguồn: Tạp chí Khoa học kinh tế Quí 1 -2008)
Riêng các tỉnh khu vực Miền Trung có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9,2 % , trong đó cao nhất là thành phố Đà Nẵng 12%, tỉnh Khánh Hòa là 11%.
Mặt khác, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời gian gần đây đã làm thay đổi tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ. Thu nhập tăng lên và do tính chất công việc nên tạo ra một lượng cầu lớn về các sản phẩm như: phương tiện, ăn mặc…
Hầu hết các nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh là được nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy sự ổn định về giá của đồng Dollar cũng tác động mạnh đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.
•Môi trường nhân khẩu học:
Với dân số đông và thu nhập ngày càng tăng, thị trường trong nước là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng. Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tìm cách chiếm lĩnh thị trường trong nước, điển hình như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May 10, dệt Thái Tuấn, Phước Thịnh, Thế Hoà, các nhãn hiệu thời trang tư nhân như: Vera, Wow, Max, Nino.
Tình trạng thiếu lao động (công nhân may và cán bộ kỹ thuật) đã trở thành một vấn đề nan giải của không ít các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là tại
Tp.HCM...số lao động đào tạo được tuyển từ các địa phương khác đến cũng không đáp ứng đủ về chất lượng và số lượng so với nhu cầu thực tế.
•Môi trường văn hoá xã hội:
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện sự cạnh tranh của rất nhiều thương hiệu quần, áo may sẵn. Điều này cũng chứng tỏ được rằng nhu cầu sử dụng áo Sơ mi nam của người dân được nâng cao và thói quen tiêu dùng cũng đã bắt đầu thay đổi, từ xu hướng may là chính như trước đây đã chuyển dần sang xu hướng mua sắm quần áo may sẵn. Nếu nhìn nhận các nhãn hiệu hàng may sẵn về mặt sở hữu và quản lý thì có thể xếp các nhãn hiệu trên thị trường Đà Nẵng vào ba nhóm chính: nhóm nhãn hiệu của các công ty trực thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex), nhóm các nhãn hiệu của các công ty tư nhân và nhóm các nhãn hiệu của các hãng nước ngoài. Cũng có thể phân chia những nhãn hiệu, thương hiệu đang chiếm lĩnh thị trường Đà Nẵng, dựa trên tiêu chí đẳng cấp, thành ba loại: Những nhãn hiệu thuộc đẳng cấp cao, những nhãn hiệu thuộc đẳng cấp trung và những nhãn hiệu bình dân.
Thị trường trong nước nói chung và thị trường Thành phố Đà Nẵng nói riêng có rất nhiều loại quần áo may sẵn với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như Việt Tiến, VINATEX Đà Nẵng, Nhà Bè, An Phước, Hoà Thọ, Lengwit, Rossi…Ngoài ra còn có các loại sản phẩm quần áo may sẵn được nhập lậu qua biên giới với giá cả rất thấp. Sự xuất hiện của những sản phẩm quần áo may sẵn nhập lậu qua biên giới với giá cả thấp và chất lượng không đảm bảo như thế không những gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua sản phẩm mà còn là mối đe doạ đối với các Công ty may mặc trong nước.
Đời sống người dân đang ngày càng phát triển khiến họ ngày càng bận rộn hơn với rất nhiều công việc nên việc chọn mua các loại quần áo may sẵn có mặt trên thị trường trở thành thói quen và nhu cầu thường ngày. Mọi người có thể ghé qua các cửa hàng, siêu thị, điểm bán tại các khu dân cư, các con phố xầm uất hay các chợ, khu thương mại…là có thể dễ dàng chọn lựa cho mình những bộ quần áo may sẵn rất vừa vặn và phù hợp với nhu cầu , sở thích của mình.