1. Kết luận
Thuận lợi và khó khăn:
Trong quá trình đi thực tế em đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ chính quyền địa phương, hội phụ nữ thôn và người dân cũng như các em học sinh trong khi cung cấp tài liệu, giúp giải quyết vấn đề của đối tượng. Em xin chân thành cảm ơn.
Cũng trong quá trình ấy em đã gặp phải không ít khó khăn:
Vì đang còn là sinh viên nên ban đầu em rất khó lấy được sự hợp tác, tin
tưởng từ phía đối tượng, chính quyền,...
Lần đầu tiên giải quyết trực tiếp 1 ca kinh nghiệm chưa có nên đôi lúc còn
lúng túng, thiếu tự tin. Từ lý thuyết sách vở đến trải nghiệm thực tế hoàn toàn không giống nhau.
Chưa tận dụng hết được mọi nguồn lực để giúp đỡ đối tượng.
Kết quả bước đầu khả quan nhưng chưa thể đánh giá được hiệu quả cuối
cùng.
Vận dụng khả năng: Hầu như các kỹ năng đều được đưa ra vận dụng như: Kỹ
năng giao tiếp, Kỹ năng lắng nghe, Kỹ năng thấu hiểu, Kỹ năng khích lệ, Kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi, Kỹ năng tạo lập mối quan hệ,...nhưng các kỹ năng đang còn vận dụng chưa linh hoạt, chưa thành thạo nên đã không tạo ra được hiệu quả cao nhất.
Bài học kinh nghiệm:
Trải qua 1 tháng làm việc thực tế em đã học hỏi được rất nhiều điều:
− Phải tạo lập một mối quan hệ tốt với đối tượng, người dân, và chính quyền địa
phương có như thế bạn mới có thể thuận lợi thực hiện kế hoạch của mình.
− Tin tưởng vào sự thay đổi, khả năng của đối tượng, đi sâu vào lòng họ và nghĩ cho đối tượng.
− Chuẩn bị những phương án dự phòng để nếu có gì thay đổi cũng không quá lúng
túng.
− Xây dựng kế hoạch trị liệu khoa học, thiết thực, khả thi.
− Có thêm kinh nghiệm và được vận dụng những kiến thức được học trên giảng
đường.
2. Kiến nghị
- Đối với cán bộ chính quyền địa phương: cần có sự quan tâm đến những gia đình nghèo, gia đình chính sách và có các biện pháp hỗ trợ trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ trong địa phương tạo điều kiện cho các em học tập và sinh hoạt. Cần có sự giúp đỡ tận tình hơn đối với sinh viên khi thực tế tạo điều kiện cho sinh viên mang lại lợi ích cho thôn.
- Đối với gia đình: cần quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần của các em tạo cho các em niềm tin và động lực để phấn đấu trong học tập và rèn luyện bản thân
- Đối với nhà trường:
- Trường cần phải quan tâm hơn tạo mọi điều kiện giúp các em học tập tốt, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động để các em giao lưu với nhau, hoặc với các trường bạn tăng khả năng giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm học tập, kết bạn,...
- Mở các cuộc trao đổi, nói chuyện về phương pháp học tập, hoặc những vấn đề xã hội mà các em quan tâm.
- Cần có cán bộ tư vấn , tham vấn cho các em có thể tâm sự giải tỏa tâm lý giúp các em học tập tốt hơn.
- Đối với các đoàn thể khác: Tìm các nguồn tài trợ để giúp đỡ các em về dụng cụ học tập, vui chơi để phát triển một cách toàn diện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình – Chủ biên: Ths.Nguyễn Thị Vân – NXB Lao động – Xã hội (2009) Ths.Nguyễn Thị Vân – NXB Lao động – Xã hội (2009)
2. Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội – Trường ĐH Lao động- Xã hội. Xã hội.
3. Tâm lý học giáo dục, Tâm lý học lứa tuổi, Xã hội học.4. Trang web: Google.com.vn 4. Trang web: Google.com.vn